Bối cảnh hiện nay có tác động đến kiểm soát chi ngân sách nhà nước

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Hoàn thiện kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước qua kho bạc nhà nước tỉnh Bến Tre potx (Trang 52 - 54)

Bối cảnh trong nước hiện nay có nhiều yếu tố tác động mạnh tới NSNN và kiểm soát chi NSNN, bao gồm từ các quan điểm, định hướng phát triển kinh tế - xã hội của Đảng và Nhà nước đến định hướng phát triển của ngành tài chính.

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng đã đề ra phương hướng phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2010. Trong đó, một số nội dung thuộc lĩnh vực tài chính, ngân sách như:

Xây dựng đồng bộ thể chế tài chính phù hợp với kinh tế thị trường. Đổi mới chính sách quản lý tài chính để giải phóng và phân bổ hợp lý, có hiệu quả các nguồn lực [15, tr.244], góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội. Đổi mới chính sách phân phối tài chính và cơ chế kết hợp nguồn lực nhà nước với các nguồn lực khác nhằm thúc đẩy tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế [15, tr.245]. Đổi mới cơ chế quản lý ngân sách theo kết quả thực hiện các công việc được ngân sách cấp kinh phí. Xây dựng kế hoạch tài chính trung hạn để tạo cơ sở nâng cao chất lượng dự toán ngân sách. Tăng cường phân cấp quản lý ngân sách, bảo đảm tính thống nhất về thể chế của NSNN và vai trò chủ đạo của NSTW. Phát huy vai trò của Quốc hội và HĐND các cấp trong việc quyết định và giám sát ngân sách. Nâng cao tính minh bạch, dân chủ và công khai trong quản lý NSNN. Xây dựng thể chế giám sát tài chính đồng bộ; hiện đại hoá công nghệ giám sát. Chuẩn mực hoá hệ thống kế toán, kiểm toán phù hợp với thông lệ quốc tế. Thực hiện kiểm toán bắt buộc đối với tất cả các cấp ngân sách, các đơn vị sử dụng vốn, tài sản và NSNN [15, tr.246].

Thực hiện đồng bộ, kiên quyết các giải pháp để phòng, chống tham nhũng trong bộ máy nhà nước [15, tr.255]. Tiếp tục hoàn thiện thể chế để thực hiện đầy đủ nguyên tắc Nhà nước quản lý nền kinh tế bằng pháp luật. Khẩn trương rà soát để giảm đến mức thấp nhất

quan hệ "xin - cho". Thực hiện công khai, minh bạch trong mua sắm công và đầu tư xây dựng cơ bản, trong quản lý tài chính và NSNN. Tiếp tục cải cách thủ tục hành chính, phân cấp và làm rõ quyền hạn, trách nhiệm của từng cấp, từng ngành, từng đơn vị và người đứng đầu cơ quan; công khai các quy định về thủ tục hành chính, quy định về kiểm soát, giám sát thu nhập của cán bộ, công chức [15, tr.256]. Xử lý nghiêm minh, kịp thời, công khai các vụ việc tham nhũng; xử lý thích đáng đúng pháp luật người đứng đầu cơ quan, đơn vị nơi xảy ra tham nhũng. Ban hành các quy định cụ thể về thu, chi ngân sách. Thực hiện tốt Quy chế dân chủ ở cơ sở, bảo đảm công khai, minh bạch các hoạt động kinh tế, tài chính trong các cơ quan hành chính, đơn vị cung ứng dịch vụ công và DNNN [15, tr.257].

Thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, Chính phủ đã đề ra chương trình cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2001- 2010 nhằm xây dựng một nền hành chính dân chủ, trong sạch, vững mạnh, chuyên nghiệp, hiện đại, hoạt động có hiệu lực, hiệu quả theo nguyên tắc của nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa; xây dựng đội ngũ cán bộ công chức có phẩm chất và năng lực đáp ứng yêu cầu của công cuộc xây dựng đất nước. Chương trình đã đề ra những mục tiêu đòi sự cải cách hành chính của ngành tài chính và KBNN như sau:

Một là, hoàn thiện hệ thống thể chế hành chính, cơ chế, chính sách phù hợp với thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, trước hết là các thể chế về kinh tế, về tổ chức và hoạt động của hệ thống hành chính.

Hai là, xoá bỏ về cơ bản các thủ tục hành chính mang tính quan liêu, rườm rà gây phiền hà; hoàn thiện các thủ tục hành chính mới theo hướng công khai, đơn giản và thuận tiện.

Ba là, đội ngũ cán bộ công chức có số lượng, cơ cấu hợp lý, chuyên nghiệp, hiện đại. Tuyệt đại bộ phận cán bộ, công chức có phẩm chất tốt và đủ năng lực thi hành công vụ, tận tuỵ phục vụ sự nghiệp phát triển đất nước và phục vụ nhân dân.

Bốn là, nền hành chính nhà nước được hiện đại hoá một bước rõ rệt. Các cơ quan hành chính có trang bị tương đối hiện đại phục vụ yêu cầu quản lý nhà nước kịp thời và thông suốt.

Với tư cách là thành viên thứ 150 của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) và là thành viên của nhiều tổ chức quốc tế khác như WB, IMF, APEC, ASEM, ASEAN, nước ta đã từng bước hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế. Quá trình hội nhập đã mở ra cho nước

ta nhiều cơ hội để phát triển, đồng thời cũng tạo ra nhiều áp lực buộc chúng ta phải đổi mới, phải minh bạch trong quản lý; phải có cơ chế và quy trình quản lý NSNN, cơ chế quản lý nợ của chính phủ, chế độ kế toán, báo cáo, thống kê phù hợp với chuẩn mực và thông lệ quốc tế.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Hoàn thiện kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước qua kho bạc nhà nước tỉnh Bến Tre potx (Trang 52 - 54)