ngân sách nhà nước qua Kho bạc nhà nước tỉnh Bến Tre
Có nhiều nguyên nhân gây trở ngại và hạn chế hoạt động kiểm soát chi NSNN qua KBNN tỉnh Bến Tre, bao gồm cả nguyên nhân khách quan và nguyên nhân chủ quan.
Các nguyên nhân khách quan chủ yếu bao gồm:
Thứ nhất, cơ chế chính sách liên quan đến NSNN và kiểm soát chi NSNN còn thiếu đồng bộ và chưa chặt chẽ.
- Các văn bản quy định chế độ kiểm soát đối với các khoản chi thường xuyên mặc dù đã được bổ sung, sửa đổi nhiều lần nhưng vẫn chưa đầy đủ, không bắt kịp với những thay đổi trong thực tế.
- Cơ chế chính sách của Nhà nước trong lĩnh vực chi thường xuyên còn lỏng lẻo, thiếu đồng bộ. Các văn bản quy định chế độ kiểm soát chi thường xuyên còn chồng chéo,
đôi khi mâu thuẫn nhau; nội dung quy định chưa cụ thể, còn chung chung có thể hiểu theo nhiều cách khác nhau dẫn đến thực hiện thiếu thống nhất. Văn bản chưa bao quát hết các nội dung nên còn khe hở để các đơn vị sử dụng NSNN có cơ hội lợi dụng.
- Việc ban hành các văn bản hướng dẫn còn chậm. sau khi luật được ban hành phải chờ khá lâu nghị định, thông tư hướng dẫn. Với những văn bản đòi hỏi phải có hướng dẫn của địa phương thì được thực hiện chậm hơn rất nhiều, đặc biệt nội dung hướng dẫn của địa phương có lúc còn trái với quy định của cấp trên làm cho Kho bạc gặp nhiều lúng túng trong thực hiện.
Thứ hai, hệ thống định mức chi tiêu của Nhà nước vừa thiếu vừa lạc hậu.
Hệ thống tiêu chuẩn, định mức chi tiêu trong thời gian qua đã được các cơ quan chức năng nghiên cứu bổ sung, sửa đổi. Tuy nhiên, hệ thống tiêu chuẩn, định mức vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu quản lý, thiếu căn cứ để đơn vị sử dụng NSNN xây dựng dự toán, không đủ cơ sở để Kho bạc kiểm soát chi và khó khăn cho các cơ quan thanh tra, kiểm toán xác định tính đúng đắn của các khoản chi
Thứ ba, ý thức tự giác chấp hành pháp luật của đơn vị sử dụng NSNN chưa cao. Trong xây dựng dự toán chi, luôn có khuynh hướng xây dựng cao hơn nhiều so với nhu cầu thực tế, dẫn đến chất lượng dự toán thấp. Trong chấp hành dự toán, luôn tìm cách khai thác những sơ hở trong các chế độ chi tiêu để thực hiện những khoản chi chỉ vì lợi ích cá nhân mà không tính đến hiệu quả, từ đó dẫn đến lãng phí, kém hiệu quả trong sử dung NSNN.
Thứ tư, thiếu các biện pháp, chế tài xử lí đối với những vi phạm trong việc chấp hành chế độ chi tiêu NSNN dẫn đến thủ trưởng đơn vị sử dụng NSNN thiếu trách nhiệm khi ra quyết định chuẩn chi; các khoản từ chối cấp phát của Kho bạc đối với những khoản chi sai chế độ chỉ mang tính hình thức, vì đơn vị dễ dàng hợp thức hoá các khoản chi sai bằng những nội dung chi khác, bằng những chứng từ, hoá đơn khác phù hợp hơn.
Thứ năm, sự phối hợp giữa các cấp, các ngành ở địa phương trong công tác kiểm soát chi NSNN còn nhiều hạn chế. Việc phân định nhiệm vụ và quyền hạn giữa các cơ quan quản lý còn chưa rõ ràng, chung chung, còn trùng lặp và chồng chéo. Đặc biệt, chưa có sự phối hợp, phân công rõ ràng giữa Cơ quan Tài chính và Kho bạc trong việc triển khai, hướng dẫn thực hiện các văn bản có liên quan đến công tác chi và kiểm soát chi NSNN vì vậy dẫn đến tình trạng chế độ quy định có rồi nhưng đơn vị không biết để thực hiện.
Thứ sáu, thói quen sử dụng tiền mặt của các đơn vị sử dụng NSNN còn cao nên việc tạm ứng tiền mặt về quỹ của đơn vị để toạ chi còn khá phổ biến điều này vừa vi phạm nguyên tắc thanh toán trực tiếp cho đối tượng cung cấp hàng hoá, dịch vụ vừa làm tăng các khoản chi phí liên quan đến thanh toán bằng tiền mặt (chi phí in ấn, phát hành, vận chuyển, bảo quản, kiểm đếm...).
Thứ bảy, trình độ năng lực của cán bộ kế toán ở một số đơn vị sử dụng ngân sách còn hạn chế, nhất là đối với cán bộ kế toán xã, phường và kế toán trường học. Cán bộ kế toán xã, phường thường yếu về nghiệp vụ lại thay đổi thường xuyên, cán bộ kế toán ở các đơn vị trường học thường do giáo viên làm kiêm nhiệm nên thiếu kiến thức chuyên môn về công tác kế toán. Do vậy, khả năng nhận thức về luật và các văn bản chế độ về quản lý chi tiêu NSNN của các cán bộ này là rất hạn chế. Từ đó, khả năng tham mưu cho thủ trưởng trong việc xây dựng các chế độ chi tiêu nội bộ cho phù hợp với chế độ do cơ quan chức năng ban hành là rất thấp và việc kiểm soát các khoản chi tại đơn vị cho đúng chế độ là rất khó khăn và kém hiệu quả.
Những nguyên nhân chủ quan làm hạn chế hoạt động kiểm soát chi thường xuyên NSNN qua KBNN tỉnh Bến Tre bao gồm:
Một là, năng lực của đội ngũ cán bộ làm công tác kiểm soát chi của kho bạc còn hạn chế, nhất là cán bộ kiểm soát chi cấp huyện. Còn có tình trạng cán bộ Kho bạc nể nang, ngại va chạm trong công tác kiểm soát chi, bỏ qua những việc làm sai chế độ của các đơn vị sử dụng ngân sách.
Hai là, Việc tổ chức sắp xếp bộ máy kiểm soát chi còn chưa phù hợp với cơ chế cải cách hành chính hiện nay.
Ba là, việc tin học hoá trong công tác quản lý ngân sách nói chung và kiểm soát chi thường xuyên nói riêng còn chưa theo kịp yêu cầu của Luật NSNN sửa đổi. vì vậy chưa đáp ứng được việc cung cấp thông tin nhanh, đầy đủ, chính xác về tình hình NSNN cho lãnh đạo chính quyền các cấp và cơ quan tài chính trong việc điều hành NSNN.
Chương 3