Một số giải pháp điều kiện để hoàn thiện kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước qua Kho bạc nhà nước tỉnh Bến Tre

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Hoàn thiện kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước qua kho bạc nhà nước tỉnh Bến Tre potx (Trang 61 - 67)

ngân sách nhà nước qua Kho bạc nhà nước tỉnh Bến Tre

● Hoàn thiện khâu lập và phân bổ dự toán chi

Chất lượng dự toán chi NSNN là tiền đề để nâng cao hiệu quả kiểm soát chi thường xuyên nên cần phải tập trung giải quyết một số vấn đề sau:

+ Tất cả các cơ quan, đơn vị đều phải có trách nhiệm thực hiện nghiêm túc thời gian, trình tự lập, xét duyệt và phân bổ dự toán ngân sách. Dự toán chi NSNN là căn cứ

pháp lý để các đơn vị thực hiện chi tiêu đồng thời cũng là căn cứ để KBNN kiểm soát chi NSNN. Để quá trình kiểm soát chi được thuận lợi, thì việc lập, duyệt và phân bổ dự toán phải được thực hiện một cách đầy đủ, kịp thời, công khai, đảm bảo cho các đơn vị sử dụng NSNN có dự toán chi ngay từ đầu năm. Cùng với việc chấp hành về trình tự và thời gian thì vấn đề đảm bảo chất lượng, nội dung, tính chính xác của dự toán phải được đặt lên hàng đầu.

- Dự toán phải được xây dựng từ cơ sở, gắn với nhiệm vụ mà Nhà nước đã giao cho đơn vị sử dụng ngân sách và nó phải được xem như “cái giá” mà Nhà nước đã chấp nhận “mua” các dịch vụ do đơn vị ấy cung cấp cho xã hội. Và cũng chính vì vậy mà “cái giá” ấy không được thay đổi tuỳ tiện, có nghĩa là sau khi dự toán đã giao, tránh tình trạng điều chỉnh, bổ sung dự toán khi không có sự thay đổi hay tăng thêm nhiệm vụ cho đơn vị.

- Đơn vị sự nghiệp công lập và đơn hành chính thực hiện cơ chế tự chủ khi lập dự toán phải tách biệt những nội dung chi từ phần kinh phí được giao khoán và những nội dung chi từ nguồn kinh phí không thực hiện cơ chế khoán. Đồng thời khi phân bổ và giao dự toán cho đơn vị cũng phải tách biệt phần kinh phí giao tự chủ và phần kinh phí không thực hiện chế độ tự chủ để kho bạc có cơ sở kiểm soát chi.

- Các cơ quan chức năng khi duyệt và giao dự toán cho đơn vị sử dụng NSNN không chỉ giao có tổng mức dự toán mà phải chi tiết đến từng nội dung chi để kho bạc có cơ sở đối chiếu xem các nội dung chi của đơn vị có trong dự toán được giao hay không.

Hoàn thiện thể chế liên quan đến kiểm soát chi ngân sách

- Đối với các khoản chi thuộc nhóm mục chi khác: cần quy định đơn vị phải cung cấp đầy đủ hồ sơ, chứng từ để Kho bạc kiểm soát chi, không thực hiện kiểm soát theo bảng kê chứng từ chi như hiện nay nhằm tránh tình trạng đơn vị lợi dụng để thanh toán các khoản chi không đúng chế độ, định mức hay những khoản chi không đúng với thực tế phát sinh.

- Đối với các khoản chi mua sắm trang thiết bị, phương tiện làm việc, xây dựng nhỏ và sửa chữa lớn tài sản: Cần phải có quy định cụ thể tính chất sửa chữa như thế nào, giá trị bao nhiêu thì được xem là sửa chữa nhỏ hay giá trị bao nhiêu thì được xem là sửa chữa lớn vì thủ tục kiểm soát chi đối với hai nội dung chi này là hoàn toàn khác nhau. Đồng thời quy định rõ hồ sơ, thủ tục thanh toán đối với các khoản chi về xây dựng nhỏ và sửa chữa lớn các công trình có tính chất xây dựng.

hướng: KBNN không kiểm soát hồ sơ, chứng từ, hoá đơn mà chỉ cần kiểm tra số dư dự toán và tính hợp lệ, hợp pháp của lệnh chuẩn chi do thủ trưởng đơn vị đã ký. Thủ trưởng đơn vị phải tự chịu trách nhiệm về tính hợp pháp, hợp lệ của khoản chi.

- Tăng cường thanh toán trực tiếp từ KBNN cho người cung cấp hàng hóa dịch vụ và mở rộng thanh toán không dùng tiền mặt.

Thanh toán trực tiếp cho người cung cấp hàng hoá dịch vụ, cá nhân thụ hưởng NSNN bằng hình thức chuyển khoản vừa an toàn vừa giảm được các chi phí liên quan đến quản lý liền mặt như in tiền, kiểm đếm, vận chuyển, bảo quản... đồng thời, góp phần kiểm soát thu nhập cá nhân, hạn chế tiêu cực, lãng phí trong chi tiêu NSNN. Để làm tốt điều này cần phải thực hiện một số vấn đề sau:

+ Ban hành quy định cụ thể buộc tất cả các cá nhân, đơn vị có đăng ký sản xuất kinh doanh hàng hoá dịch vụ phải mở tài khoản thanh toán tại ngân hàng. Đồng thời, cần quy định các đơn vị sử dụng NSNN khi mua hàng hoá dịch vụ với số tiền ở một mức nào đó thì bắt buộc phải mua của người bán có tài khoản tại Ngân hàng.

+ Mở rộng thanh toán qua tài khoản thẻ ATM tất cả các khoản chi cho cá nhân như lương, phụ cấp lương, tiền công lao động, học bổng, sinh hoạt phí… Để làm tốt được điều này, cần có sự hỗ trợ của các cấp chính quyền địa phương trong việc quy định bắt buộc các đơn vị có điều kiện phải thực hiện thanh toán qua thẻ ATM, trước mắt là đối với các đơn vị trên địa bàn thị xã, thị trấn. Đồng thời, có biện pháp tác động đến hệ thống ngân hàng để mở rộng mạng lưới máy ATM tạo điều kiện thuận lợi cho người sử dụng.

- Quy định chế độ kiểm soát hoá đơn bán hàng. Hiện nay, việc kiểm soát hoá đơn đối với các khoản chi mua sắm hàng hoá dịch vụ chưa được quy định rõ ràng, cụ thể, đặc biệt là đối với các khoản chi thuộc nhóm chuyên môn nghiệp vụ. Vì vậy, đơn vị sử dụng NSNN có thể lợi dụng để tự lập khống hoá đơn (hoá đơn bán lẻ thông thường) để hợp thức hoá các khoản chi sai chế độ. Để tránh tình trạng này, cần phải ban hành chế độ quy định cụ thể những khoản mua sắm có tính chất như thế nào, giá trị là bao nhiêu thì phải sử dụng hoá đơn tài chính và những khoản mua sắm như thế nào thì được sử dụng hoá đơn bán lẻ thông thường. Về giá cả ghi trên hoá đơn, cần phải có quy định kiểm soát chặt chẽ, có cơ sở để Kho bạc đối chiếu kiểm soát chi. Hiện nay, chưa có văn bản nào quy định Kho bạc phải thẩm định giá thực tế của hàng hoá do các đơn vị sử dụng NSNN mua. Kho bạc chỉ kiểm soát giá trên cơ sở phiếu báo giá và giá ghi trên hoá đơn bán hàng do người bán cung

cấp. Mà giá trên phiếu báo giá và hoá đơn thì không ai quản lý, nó có thể lớn hơn giá bán thực tế rất nhiều. Về phía cơ quan thuế, cần có biện pháp quản lý đơn vị bán hàng để các đơn vị này không xuất hoá đơn khống hoặc ghi giá trên hoá đơn cao hơn giá bán thực tế nhằm giúp đơn vị sử dụng NSNN tham ô tiền của Nhà nước.

Hoàn thiện hình thức cấp phát ngân sách nhà nước

Hình thức cấp phát là yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng kiểm soát chi thường xuyên. Tương ứng với mỗi hình thức cấp phát khác nhau, cần có cơ chế kiểm soát chi khác nhau. Việc hoàn thiện và áp dụng các hình thức cấp phát phù hợp sẽ nâng cao chất lượng công tác kiểm soát chi, hạn chế tiêu cực trong chi ngân sách, tiết kiệm và hiệu quả trong sử dụng kinh phí NSNN. Để đạt được kết quả này, các hình thức cấp phát cần phải được hoàn thiện theo hướng sau:

Thứ nhất, tăng cường hình thức cấp phát theo dự toán

Luật NSNN sửa đổi đã chuyển hình thức cấp phát theo hạn mức kinh phí sang hình thức cấp phát theo dự toán là một bước chuyển quan trọng có tính đột phá trong chi NSNN. Hình thức cấp phát theo dự toán thể hiện được những ưu điểm nổi bậc như:

- Nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan, đơn vị trong quản lý và sử dụng NSNN được quy định rõ ràng hơn. Cụ thể là, cơ quan tài chính tăng cường tính chủ động trong điều hành NSNN; KBNN giảm bớt khâu quản lý và kiểm tra hạn mức khi cấp phát cho đơn vị nhưng đồng thời phải tăng cường trách nhiệm trong kiểm soát chi nhằm đảm bảo các khoản chi phải có trong dự toán và đúng chế độ quy định; đơn vị sử dụng ngân sách được chủ động trong việc sử dụng kinh phí NSNN theo dự toán được giao. Qua đó, tăng cường tính tự chủ và tự chịu trách nhiệm của thủ trưởng đơn vị trong sử dụng kinh phí NSNN.

- Thông qua kiểm soát chi NSNN theo dự toán, một mặt tạo tính chủ động cho đơn vị sử dụng NSNN, một mặt buộc các đơn vị phải chấp hành nghiêm dự toán được duyệt, đúng tiêu chuẩn, định mức và chế độ chi tiêu NSNN theo qui định.

Tuy nhiên, trong thời gian qua, hình thức cấp phát theo dự toán chưa được áp dụng triệt để, hơn nữa dự toán được giao cho đơn vị sử dụng ngân sách có chất lượng chưa cao, cơ quan tài chính còn bổ sung dự toán nhiều lần trong năm... Để phát huy hiệu quả của hình thức cấp phát theo dự toán, nâng cao chất lượng kiểm soát chi theo dự toán chúng ta cần phải: triệt để áp dụng hình thức cấp phát theo dự toán đối với các khoản chi thường

xuyên, nâng cao chất lượng dự toán năm, tăng cường ý thức chấp hành dự toán của các đơn vị sử dụng ngân sách. Đặc biệt đối với các cơ quan đảng, cơ quan an ninh, quốc phòng cũng phải chuyển sang hình thức cấp phát theo dự toán và chịu sự kiểm soát chi theo chế độ qui định.

Thứ hai, hạn chế sử dụng hình thức cấp phát bằng lệnh chi tiền.

Với hình thức cấp phát bằng lệnh chi tiền, Kho bạc chỉ kiểm tra tính hợp pháp, hợp lệ của lệnh chi tiền do cơ quan tài chính lập mà không kiểm tra dự toán và điều kiện của các khoản chi như hình thức cấp phát theo dự toán. Vì vậy, hình thức này chỉ nên áp dụng đối với các khoản chi đột xuất hoặc chi cho các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế, xã hội không có quan hệ thường xuyên với NSNN; chi trả nợ, viện trợ; chi bổ sung từ ngân sách cấp trên cho ngân sách cấp dưới. Hạn chế tối đa việc sử dụng hình thức cấp phát bằng lệnh chi tiền để cấp phát các khoản chi thường xuyên cho các đơn vị dự toán. Cần phải có qui đinh cụ thể những khoản chi không được cấp phát theo hình thức lệnh chi tiền đồng thời cho phép Kho bạc từ chối cấp phát khi cơ quan tài chính dùng lệnh chi để cấp phát những khoản chi không thuộc đối tượng áp dụng cho hình thức cấp phát này.

Thứ ba, hạn chế đến mức thấp nhất hình thức ghi thu – ghi chi.

Với hình thức ghi thu – ghi chi, đơn vị được giữ lại các khoản thu để đáp ứng cho nhu cầu chi trả, thanh toán phát sinh trong quá trình hoạt động của đơn vị. Sau đó (thường vào cuối năm ngân sách) cơ quan tài chính làm thủ tục ghi thu – ghi chi để phản ánh các khoản thu, chi này vào NSNN. Như vậy, những khoản thu, chi không được hạch toán kịp thời vào NSNN, hơn nữa việc chi tiêu của đơn vị không được KBNN kiểm soát theo chế độ qui định dẫn đến tình trạng đơn vị chi không đúng đối tượng, không đầy đủ thủ tục, vượt tiêu chuẩn và định mức của Nhà nước. Vì vậy, để tăng cường công tác kiểm soát chi thường xuyên, hình thức ghi thu – ghi chi cần phải được hạn chế đến mức thấp nhất, chỉ nên áp dụng hình thức này khi thật sự cần thiết như: thu, chi bằng ngày công lao động hay bằng hiện vật.

Thứ tư, đối với cấp phát kinh phí uỷ quyền.

Hiện nay, việc cấp phát kinh phí uỷ quyền được thực hiện dưới cả hai hình thức là lệnh chi tiền và chi theo dự toán. Nhưng do những hạn chế của hình thức cấp phát bằng lệnh chi tiền nên thời gian tới chỉ sử dụng hình thức cấp phát theo dự toán để KBNN có cơ sở kiểm tra, kiểm soát được chặt chẽ hơn.

Nâng cao ý thức chấp hành chế độ chi ngân sách của đơn vị sử dụng kinh phí

NSNN

Nếu các đơn vị sử dụng kinh phí NSNN tự giác chấp hành nghiêm các chế độ chi tiêu NSNN thì việc kiểm soát chi qua KBNN sẽ trở nên đơn giản và đương nhiên có hiệu quả cao. Để làm được điều đó, trước hết phải nâng cao sự hiểu biết của kế toán trưởng và thủ trưởng đơn vị sử dụng NSNN về chế độ quản lý, chi tiêu NSNN. Vì vậy, KBNN phải phối hợp với cơ quan tài chính tổ chức triển khai đầy đủ, giải thích rõ ràng các quy định trong quản lý và kiểm soát các khoản chi thường xuyên NSNN cho tất cả các đơn vị sử dụng NSNN.

Bên cạnh đó, cơ quan chức năng cũng cần quy định trách nhiệm cụ thể đối với từng cá nhân trong việc chi tiêu NSNN trên cơ sở đó đề ra những biện pháp chế tài xử phạt đối với các cá nhân, đơn vị vi phạm các chế độ quy định trong quản lý và chi tiêu kinh phí NSNN.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Hoàn thiện kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước qua kho bạc nhà nước tỉnh Bến Tre potx (Trang 61 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)