Những khó khăn

Một phần của tài liệu Thực trạng triển khai nghiệp vụ bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba tại PTI (Trang 56 - 59)

Khủng hoảng kinh tế toàn cầu gây suy giảm kinh tế tại nhiều quốc gia trong đó có Việt Nam; thiên tai, lũ lụt, dịch bệnh vẫn xảy ra liên tiếp, thị trường chứng khoán suy giảm sâu và mạnh; thị trường bất động sản đóng băng…. Đã ảnh hưởng trực tiếp đến bồi thường bảo hiểm và kết quả hoạt động đầu tư của doanh nghiệp bảo hiểm.

Khủng hoảng kinh tế khiến khả năng thích ứng với thực tiễn của các doanh nghiệp bảo hiểm được bộc lộ rõ nét, các công ty thích ứng tốt đã có lãi và cũng có các công ty chưa thích ứng được nên đã bị thua lỗ.

Thị trường bảo hiểm Việt Nam vẫn chưa thực sự đáp ứng được yêu cầu của quá trình phát triển kinh tế - xã hội. Năng lực hoạt động của các doanh nghiệp bảo hiểm và môi giới bảo hiểm còn khá nhiều hạn chế. Việc cạnh tranh không lành mạnh giữa các DN bảo hiểm đang ở tình trạnh báo động. Do cạnh tranh gay gắt, các DN bảo

hiểm đã hạ phí bảo hiểm, tăng phần trợ cấp cho các đại lý, làm giảm hiệu quả kinh doanh. Công tác giải quyết bồi thường chưa được thực hiện tốt, chưa đảm bảo tối đa quyền lợi của khách hàng khi gặp thiệt hại. Các sản phẩm bảo hiểm tuy đã đa dạng hơn trước, nhưng vẫn còn hạn chế, chưa phát triển trong nhiều lĩnh vực quan trọng như thiên tai, nông nghiệp, tín dụng và rủi ro tài chính, hoạt động hành nghề y dược, luật sư, dịch vụ kế toán, kiểm toán… Bảo hiểm cháy và các rủi ro đặc biệt chưa thực sự được đẩy mạnh trong khi hàng năm, ở nước ta, tai nạn do cháy nổ vẫn gia tăng với tốc độ cao một cách đáng báo động. Bên cạnh yếu tố chủ quan từ các công ty, có thể thấy sự thiếu hoàn thiện của hệ thống văn bản pháp luật và công tác quản lý Nhà nước cũng đang ảnh hưởng không nhỏ tới sự phát triển lành mạnh của ngành bảo hiểm.

Việc mở cửa thị trường sẽ vừa tạo ra cơ hội và thách thức đối với sự phát triển của ngành bảo hiểm Việt Nam nói chung và bản thân các công ty bảo hiểm trong nước nói riêng. Bắt đầu từ ngày 1/1/2008, theo cam kết WTO, thị trường bảo hiểm của Việt Nam sẽ thực sự mở cửa hoàn toàn, với việc cho phép công ty bảo hiểm có vốn đầu tư nước ngoài được cung cấp dịch vụ bảo hiểm bắt buộc. Lúc đó, các doanh nghiệp bảo hiểm Việt Nam trong nước nói chung , PTI nói riêng phải chịu áp lực cạnh tranh lớn hơn, khi sự tham gia của các nhà đầu tư nước ngoài vào thị trường bảo hiểm Việt Nam nhiều hơn, sâu hơn và rộng hơn

a. Về phía doanh nghiệp bảo hiểm:

Hiện tượng cạnh tranh không lành mạnh ngày càng gia tăng, không chỉ diễn ra giữa các doanh nghiệp bảo hiểm mà trong nội bộ doanh nghiệp, đặc biệt đối với các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ. Nhiều doanh nghiệp bảo hiểm vẫn chú trọng mục tiêu nâng cao thị phần, áp lực về doanh thu lớn dẫn đến việc hạn mức khấu trừ, mở rộng điều kiện điều khoản bảo hiểm trong khi mức phí bảo hiểm thu được không tương xứng với mức rủi ro nhận tái bảo hiểm. Nhiều dịch vụ xấu không tương xứng với mức rủi ro nhận bảo hiểm. Nhiều dịch vụ xấu không đáo ứng điều kiện chuyển tải ra nước ngoài đã được các DNBH trong nước nhận lại, nhiều dịch vụ gặp khó khăn trong việc thu xếp tái bảo hiểm nên các doanh nghiệp giữ lại nhiều, vượt quá khả năng tài chính, tiềm ẩn rủi ro hệ thống lớn đối với thị trường bảo hiểm trong nước.

Công tác khai thác bảo hiểm vẫn mang nặng thủ tục hành chính, công tác khai thác bảo hiểm của một số doanh nghiệp bảo hiểm có vốn góp của các tập đoàn lớn vẫn mang tính quyền hành.

Dịch vụ chăm sóc khách hàng chưa tốt, công tác bồi thường tiến hành chưa kịp thời đã làm suy giảm uy tín của doanh nghiệp.

Hầu hết các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ trong nước có mạng lưới khai thác cồng kềnh, chi phí quản lý cao, không hiệu quả , một số doanh nhiệp hoạt động không đúng phạm vi và đối tượng khai thác theo giấy phép. Chi phí quản lý khai thác kinh doanh tăng mạnh, nhiều doanh nghiệp bảo hiểm tiếp tục dùng chi phí hỗ trợ đại lý khai thác bảo hiểm để dành dịch vụ. Nhiều doanh nghiệp hoạt động không có hiệu quả, vì vậy năm 2008 toàn thị trường bảo hiểm phi nhân thọ lỗ 163 tỷ đồng. Tỷ suất lợi nhuận trước thuế / vốn chủ sở hữu của thị trường phi nhân thọ giảm so với năm 2007( đạt 7.24% so với 8.27 % năm 2007) .

Bên cạnh đó các sản phẩm bảo hiểm tuy đa dạng xong vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu của người dân. Nhiều mảng thị trường còn bỏ ngỏ như bảo hiểm tín dụng , bảo hiểm nông nghiệp, bảo hiểm trách nhiệm……

Việc tuyển dụng, đào tạo, quản lý sử dụng đại lý chưa được chú trọng đúng mức dẫn đến chất lượng đại lý chưa cao. Nhiều trường hợp tranh chấp giữa người tham gia bảo hiểm và DNBH xảy ra xuất phát từ việc tư vấn và giải thích không rõ ràng của đại lý.

Thiếu hụt nghiêm trọng nguồn lực có trình độ quản trị doanh nghiệp cấp cao để đáp ứng công tác quản lý điều hành doanh nghiệp trong giai đoạn hiện nay. Một số NDBH đang rất khó khăn trong việc tìm Tổng giám đốc, một số doanh nghiệp bảo hiểm Phó tổng giám đốc đang kiêm nhiệm chức danh Giám đốc của nhiều chi nhánh.

Công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ còn yếu, chưa được thực hiện thường xuyên. Hệ thống công nghệ thông tin phục vụ công tác quản lý điều hành của các doanh nghiệp bảo hiểm còn lạc hậu, thủ công gây tốn kém về thời gian và chi phí, đồng thời khó kiểm soát các hành vi trục lợi bảo hiểm, công tác thống kê định phí bảo hiểm còn yếu kém và chưa sát thực tế.

b. Về phía cơ quan quản lý bảo hiểm:

Nhiều cán bộ chưa có kinh nghiệm thực tiễn, số lượng còn thiếu chưa đáp ứng yêu cầu công tác quản lý giám sát trong tình hình thị trường đang phát triển mạnh và hội nhập quốc tế sâu rộng, công tác quản lý giám sát cần kịp thời, sâu sát và tăng cường hơn nữa.

c. Về phía hiệp hội bảo hiểm:

Công tác tuyên truyền phổ biến về bảo hiểm chưa thường xuyên liên tục< việc định hướng hợp tác cho các doanh nghiệp bảo hiểm đặc biệt là doanh nghiệp bảo

hiểm phi nhân thọ trong việc chia sẻ thông tin về khai thác, giám định, bồi thường chưa thực sự hiệu quả.

Một phần của tài liệu Thực trạng triển khai nghiệp vụ bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba tại PTI (Trang 56 - 59)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(75 trang)
w