Thực tế triển khai bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ

Một phần của tài liệu Thực trạng triển khai nghiệp vụ bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba tại PTI (Trang 38 - 51)

với người thứ 3 tại PTI

Sự ra đời của nghiệp vụ bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự chủ chủ xe cơ giới đối với người thứ ba là một tất yếu khách quan và thể hiện tính nhân đạo sâu sắc. Tuy nhiên trong những năm đầu thực hiện nghiệp vụ này còn gặp rất nhiều khó khăn. Ngay từ khi thành lập Công ty cổ phần Bảo hiểm Bưu điện đã nhận thấy nghiệp vụ bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe đối với người thứ ba là một nghiệp vụ chứa đựng nhiều tiềm năng phát triển cho các công ty bảo hiểm. Vì vậy công ty đã sớm triển khai nghiệp vụ này.

Trong những năm gần đây nghiệp vụ bảo hiểm này của công ty đã xó những bước phát triển tôt. Doanh thu phí bảo hiểm năm sau cao hơn năm trước. Công ty cố gắng phấn đấu nâng cao tốc đọn phát triển này vì thị trường xe cơ giới đang là một thị trường tiềm năng vì vậy phòng xe cũng như Ban Giám đốc công ty tập trung vào khai thác thị trường này. Quá trình khai thác là quá trình quan trọng nhất của chu kỳ kinh doanh bảo hiểm. Thực chất của quá trình này là bằng các cách thức khác nhau dộng viên khuyến khích chủ phương tiện tham gia bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự tại công tu mình một cách tối ưu. Quá trình khai thác có vai trò quan trọng, có ý nghĩa quyết định chủ yếu tới nghiệp vụ kinh doanh bảo hiểm, bởi vì tổ chức khai thác tốt thì mới có nhiều người tham gia bảo hiểm, bởi vì có tổ chức khai thác tốt thì

mới có nhiều người tham gia bảo hiểm và doanh thu phí bảo hiểm thu được sẽ tăng lên và hình thành quỹ bảo hiểm, quỹ đó dùng để chi trả bồi thường, bù đắp cho những chi phí, thiệt hại khi có rủi ro xảy ra.

2.2.2.1 Công tác khai thác

Đây là khâu đầu tiên trong quá trình triển khai nghiệp vụ bảo hiểm, khâu này quyết định đến sự thành công hay thất bại của công ty trong kinh doanh nghiệp vụ BHTNDS của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba. Thực chất của khâu khai thác là vận vận động tuyên truyền cho các chủ xe cơ giới thấy được sự cần thiết cũng như trách nhiệm của bản thân khi xe lưu hành và gây thiệt hại cho người khác.

Với phương châm “ Trao niềm tin đến tận tay khách hàng” , chữ tín làm trọng, coi trọng lợi ích của khách hàng là trên hết, nâng cao trình độ chuyên môn và chất lượng phục vụ khách hang. Ngay từ khi thành lập, công ty đã không ngừng mở rộng địa bàn khai thác, đặt nhiều văn phòng đại diện ở các tỉnh, thành phố lớn, hàng trăm tổng đại lý được mở rộng ở các khu vực đông dân cư, nhiều người qua lại thuận tiện cho việc mua bán bảo hiểm để thực hiện khai thác tốt nhất. Triệt để nhằm bám sát khách hàng, tạo điều kiện cho khách hàng tiếp cận và tham gia bảo hiểm tại Công ty. Phối hợp với các cơ quan hành chính như Bộ tài chính, Bộ giao thông vận tải, Bộ công an, cảnh sát... cùng tiến hành triển khai nghiệp vụ. PTI xác định chấp nhận cạnh tranh với triết lý kinh doanh lấy khách hàng là trung tâm, liên tục đổi mới, không ngừng sáng tạo. Sản phẩm chất lượng cao phải đi kèm với đội ngũ cán bộ chuyên viên giỏi về nghiệp vụ, có tinh thần trách nhiệm cao. Hàng năm, PTI đều cử một số cán bộ chuyên viên đi đào tạo chuyên sâu tại Singapore, Malaysia, Thuỵ Sỹ, HongKong... hoặc tham gia khoá học chuyên ngành bảo hiểm từ xa của Australia, New Zealand…

Nhận thấy quá trình khai thác thị trường Tổng công ty cổ phần bảo hiểm bưu điện tăng cường công tác tuyên truyền về nội dung, ý nghĩa và mục đích của nghiệp vụ bảo hiểm bắt buộc trach nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba tới nhân dân và đặc biệt là các chủ phương tiện. Hơn thế nữa công ty còn tổ chức thu phí và cấp giấy chứng nhận bảo hiểm nhanh, gọn. Tạo mọi điều kiện thuận lợi cho người đến tham gia bảo hiểm. Vì vậy công tác khai thác nghiệp vụ bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba tại PTI giai đoạn 2005-2009 đã đạt được những kết quả nhất định.

a.Về số lượng xe tham gia BH

Trên thực tế số xe tham gia bảo hiểm trách nhiệm dân sự chưa cao, chủ yếu là ô tô còn xe máy chỉ tham gia khi đăng ký xe. Trong những năm gần đây nhà nước và các cơ quan chức năng đã phối hợp với Hiệp hội bảo hiểm và các công ty bảo hiểm để tuyên truyền về tác dụng của nghiệp vụ bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba, đồng thời nâng mức xử phạt đối với các chủ phương tiện không tham gia bảo hiểm. Vì vậy số phương tiện tham gia bảo hiểm những năm gần đây đã tăng lên rõ rệt, đặc biệt là xe mô tô, xe gắn máy vì số xe này được lưu hành rất nhiều để phục vụ cho việc đi lại của nhân dân.

Việc triển khai nghiệp vụ bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đã đạt kết quả rõ rệt: năm 2007 số lượng xe cơ giới tham gia bảo iểm tăng lên so với năm 2006: ô tô tăng 13.36%, mô tô tăng 16.12 %, nâng tổng số ô tô và mô tô được bảo hiểm so với số lượng lưu hành lên 68.51% và 30.08%. Tổng doanh thu phí bảo hiểm TNDS của chủ xe cơ giới năm 2007 56.15% so với năm 2006, lên mức 940 tỷ đồng.

b. Về doanh thu phí bảo hiểm

Theo số liệu về tình hình khai thác bảo hiểm TNDS của xe cơ giới đối với người thứ ba tại PTI trên, cán bộ viên phòng xe đã tổng hợp và đưa ra được bảng doanh thu phí bảo hiểm bắt buộc TNDS như sau:

Bảng 2.4 : Doanh thu phí bảo hiểm bắt buộc TNDS của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba tại PTI giai đoạn 2005 - 2009

Chỉ tiêu Năm

Doanh thu phí bảo hiểm ô tô (đồng)

Doanh thu phí bảo hiểm mô tô ( đồng) Tổng doanh thu phí bảo hiểm ( đồng) 2005 20.034.300.000 5.986.200.000 26.018.500.000 2006 22.527.506.896 8.096.023.306 30.623.532.200 2007 33.297.550.000 11.192.524.200 44.490.074.200 2008 36.627.305.000 12.311.776.620 48.939.081.240 2009 41.254.610.000 14.623.553.240 55.878.163.240 ( Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh phòng BH xe cơ giới năm 2005 – 2009) Theo số liệu bảng trên cho thấy tốc độ tăng tỷ lệ xe máy tham gia bảo hiểm nhanh hơn tốc độ tăng tỷ lệ ô tô tham gia bảo hiểm.Nhưng do phí bảo hiểm bình quân/đầu xe máy thấp hơn rất nhiều so với phí bảo hiểm bình quân/đầu ô tô. Các chủ xe máy tham gia bảo hiểm phần lớn là do bắt buộc nên không tham gia bảo hiểm với mức trách nhiệm cao. Trong khi đó chủ xe ô tô tham gia bảo hiểm với mức trách

nhiệm cao và có tính tự nguyện bởi họ ý thức được phần nào “nguồn nguy hiểm cao độ” do ô tô gây ra cho người khác.

Do vậy nguồn phí thu được từ ô tô đem lại nhiều hơn, vì có sự tăng giảm không đồng đều giữa số ô tô và số xe máy tham gia bảo hiểm trách nhiệm dân sự nhưng số phí thu được từ nghiệp vụ này vẫn tăng dần qua cac năm.

Năm 2005 tổng số phí thu được từ nghiệp vụ BHTNDS là 26.018.500.000 đồng

Năm 2006 tổng số phí thu được từ nghiệp vụ BHTNDS 30.623.532.200 đồng Năm 2007 tổng số phí thu được từ nghiệp vụ BHTNDS là 44.490.074.200 đồng Năm 2008 tổng số phí thu được từ nghiệp vụ BHTNDS là 48.939.081.240 Năm 2009 tổng số phí thu được từ nghiệp vụ BHTNDS là 97.878.163.240 đồng Cùng với sự tăng lên của số lượng xe máy, Ô tô tham gia bảo hiểm là sự gia tăng tổng số phí bảo hiểm thu được của nghiệp vụ bảo hiểm này, phí bảo hiểm thu được năm 2009 tăng gấp gần 4 lần so với năm 2005.

Để thấy rõ xu hướng phát triển của hoạt động kinh doanh nghiệp vụ bảo hiểm trách nhiệm dân sự chủ xe cơ giới đối với người thứ ba, ta xem xét bảng tốc độ phát triển của số lượng xe tham gia bảo hiểm TNDS và số phí thu đc qua các năm liên tiếp

- Năm 2006/2005 : Số phí bảo hiểm năm 2006 tăng nhưng tăng ít, chỉ đạt 17,69 % so với năm 2005 là do số xe ô tô tham gia bảo hiểm TNDS tại công ty Cổ phần Bảo hiểm bưu điện giảm 10,69% so với năm 2005 và lưu lượng xe máy trên thị trường tham gia vào công ty chỉ tăng 64,52% . Do vậy phí bảo hiểm năm 2006 tăng nhẹ so với năm 2005.

- Năm 2007/2006 : Đây là thời kỳ nền kinh tế nước ta đang phát triển mạnh mẽ, nhiều người giàu lên nhanh chóng nhờ chơi cổ phiếu và đầu tư vào bất động sản. Khi giàu lên nhanh như vậy thì họ thường có nhu cầu hưởng thụ vì vậy số lượng ô tô bán ra năm 2007 tăng đáng kể, kéo theo sự gia tăng của lượng ô tô tham gia BHTNDS. Năm 2007 lượng ô tô tham gia vào bảo hiểm TNDS tăng 45,96% so với năm trước đó, nhưng xe máy chỉ tăng 25,11% nên tổng phí thu được tăng 45,3 %

- Năm 2008/2007: Năm 2008 là năm nền kinh tế thế giới bị khủng hoảng làm ảnh hưởng đến nền kinh tế nước ta, tốc độ tăng của doanh thu phí của năm 2008 so với năm 2007 thấp hơn nhiều so với tốc độ tăng của năm 2007 so với năm 2006, tuy nhiên năm 2008 vẫn tăng một lượng doanh thu phí là 4,45 tỷ đồng tương đương với tăng 10% so với 2007, trong đó doanh thu phí do lượng ô tô tham gia bảo hiểm tăng là 3,33 tỷ đồng, của xe máy là 1,12 tỷ đồng.

- Năm 2009/2008 : năm 2009 số lượng ô tô và mô tô tham gia bảo hiểm TNDS tăng một cách đột biến, doanh thu phí của tổng mô tô và ô tô sấp sỉ gần 7 tỷ.

Qua bảng số liệu bảng 2.3 ta thấy trong năm 2005 – 2009 số phí bảo hiểm doanh nghiệp thu được đã có sự tăng lên đáng kể. Nhưng chủ yếu là doanh thu do ô tô mang lại ( năm 2005 doanh thu phí bảo hiểm của ô tô là sấp sỉ 20,03 tỷ đồng, năm 2009 con số này tăng lên 41,254 tỷ đồng), doanh thu do xe máy đem lại vẫn còn rất ít năm 2005 là gần 6 tỷ đồng, năm 2009 tăng lên đến hơn 14, 623 tỷ đồng, nếu đem so với các công ty khác như Bảo Việt , Bảo Minh thì còn rất nhỏ. Thị trường xe cơ giới là thị trường tiềm năng, trong thời gian tới còn phát triển hơn nữa. Vì vậy PTI nên tập trung vào khai thác thị trường này nhất là loại hình xe máy.

2.2.2.2 Công tác đề phòng hạn chế tổn thất

Trên đây ta đã phân tích số liệu về lĩnh vực khai thác. Như ta đã biết bảo hiểm là một trong những sản phẩm có quy trình hạch toán đảo ngược thường thu trước sau đó mới chi trả khi có sự kiện bảo hiểm xảy ra. Từ khâu khai thác đến giải quyết bồi thường của Công ty luôn trong tình trạng bấp bênh, Công ty bảo hiểm nào cũng muốn chi thì ít nhưng mà thu thì nhiều, tối thiểu ra thì thu phải đủ bù chi. Đó là nguyên lý tồn tại phát triển của bất kỳ một Công ty nào trên thị trường. Vậy thì Công ty PTI cần phải có một biện pháp hữu hiệu để né tránh tình trạng xảy ra nhiều tổn thất, trong kinh doanh bảo hiểm thì công tác đề phòng hạn chế tổn thất không chỉ mang lại hiệu quả cho hoạt động kinh doanh mà còn vì sự an toàn và trật tự chung của xã hội, đem lại sự ổn định về tài chính cho người thứ ba và chủ xe cơ giới.

Đây là một công tác không thể thiếu được trong quá trình hoạt động kinh doanh của bất kỳ Công ty bảo hiểm nào. Hàng năm Công ty luôn theo dõi thống kê tình trạng tổn thất và tìm ra nguyên nhân gây tai nạn trên cơ sở đó để nghiên cứu đề suất những biện pháp phòng ngừa hữu hiệu nhằm giảm chi xuống mức thấp nhất khả năng tổn thất xảy ra.

Cụ thể công tác đề phòng hạn chế tổn thất của Công ty như là:

- Tổ chức đào tạo, xây dựng đội ngũ GĐV phân chia làm 3 cấp độ, tương ứng với mức tổn thất đc giám định

- Thanh kiểm tra, biệt phái, đào tạo tại đơn vị đối với các Chi nhánh có tỷ lệ bồi thường cao

- Đào tạo, thành lập đội ngũ GĐV VNpostn (do các cán bộ của bưu điện làm giám định) tại các tỉnh chưa có chi nhánh PTI or chưa có Văn phòng khu vực or những vùng hiểm trở

- Đào tạo, thành lập đội ngũ GĐV VNpost (do các cán bộ của bưu điện làm giám định) tại các tỉnh chưa có chi nhánh PTI or chưa có Văn phòng khu vực or những vùng hiểm trở

- Mùa ngập nước 2008: PTI gửi công văn hướng dẫn chi nhánh và Khách hàng xử lý trong tình huống xe bị ngập nước để hạn chế tổn thất

- Thường xuyên kiểm tra, đối chiếu hồ sơ ước bồi thường để số liệu được chính xác, đặc biệt là số liệu Trích lập dự phòng cho năm sau

- Đối với ngành đường sắt, Công ty cho lắp các lưới chống gạch đá ném qua cửa sổ ở các toa tàu.

- Ở các trạm xăng dầu cho lắp đặt các bình cứu hoả...

- Công ty tích cực trong việc thực hiện chỉ thị UBND thành phố Hà Nội và sắp xếp lại trật tự an toàn giao thông, phối hợp với các ban ngành chức năng tuyên truyền rộng rãi trong nhân dân về luật lệ giao thông nhằm nâng cao ý thức chấp hành nghiêm chỉnh luật lệ giao thông

- Công ty PTI luôn tạo ra những ấn tượng tốt đẹp với khách hàng. Thông thường Công ty luôn trích 2% doanh thu thực thu để thực hiện cho công tác đề phòng hạn chế tổn thất trong nghiệp vụ bảo hiểm trách nhiệm dân sự chủ xe cơ giới. (...)

PTI đã nhận thức được vai trò của công tác đề phòng hạn chế tổn thất trong kinh doanh nghiệp vụ bảo hiểm trách nhiệm dân sự chủ xe cơ giới, nhưng hiệu quả vẫn chưa tốt, điều này được thể hiện ở mức độ trầm trọng của các vụ tai nạn giao thông ngày càng tăng, tỷ lệ bồi thường hàng năm còn tương đối lớn thậm chí ở một số văn phòng đại lý số tiền bồi thường cho người thứ ba còn lớn hơn cả phí bảo hiểm trách nhiệm dân sự chủ xe thu về.

* Nguyên nhân của sự hạn chế công tác đề phòng hạn chế tổn thất:

- Do doanh thu phí của Công ty còn hạn chế nên mức độ chi phí cho công tác này còn ít ỏi, nên hiệu quả chưa cao.

- Trình độ nghiệp vụ cũng như chuyên môn trong khâu này vẫn còn kém, cán bộ nhân viên chưa chịu nghiên cứu kỹ những nguyên nhân gây ra tổn thất để đề ra biện pháp phòng ngừa.

- Một nguyên nhân quan trọng nữa là cơ sở hạ tầng kỹ thuật, giao thông cũ kỹ lạc hậu luôn gây ra tai nạn ách tắc giao thông làm tổn thất chung cho Công ty nói riêng và toàn xã hội nói chung.

* Vấn đề chăm sóc khách hang:

Nhằm duy trì mối quan hệ hợp tác bền lâu và gia tăng quyền lợi cho khách hàng, từ ngày 10/3 đến hết ngày 30/3/2010, Công ty Cổ phần Bảo hiểm Bưu điện (PTI)

triển khai chương trình chăm sóc khách hàng tặng quà đầu xuân đợt 3 có quy mô lớn nhất từ đầu năm 2010

Theo đó, các khách hàng lớn, tiềm năng, truyền thống có sự hợp tác lâu dài với PTI là đối tượng nằm trong chương trình được tặng quà đợt này của Công ty và cũng là dịp để PTI tri ân những khách hàng luôn đồng hành, ủng hộ PTI trên chặng đường phát triển hiện tại và sắp tới.

Với phương châm luôn là người bạn đích thực đồng hành cùng khách hàng trong cuộc sống, PTI mong muốn đem đến cho khách hàng những tình cảm thân thiện, sẻ chia, tin cậy, sự đa dạng về Sản phẩm, chất lượng Dịch vụ được nâng cao

Một phần của tài liệu Thực trạng triển khai nghiệp vụ bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba tại PTI (Trang 38 - 51)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(75 trang)
w