III/ Giải pháp thúc đẩy phát triển sản xuất kinh doanh của Tổng công ty
6- Các giải pháp khác.
Ngoài ra còn một số giải pháp khác mà Tổng công hàng không Việt nam cần định hướng và hoàn thiện dần như cơ chế về thu hút nguồn vốn bổ sung, xây dựng hệ thống cơ sở vật chất, nâng cao và đào tạo lại lượng lao động chưa đáp ứng nhu
cầu. Từ đó hoàn thiện theo quy trình của tổ chức Hàng không quốc tế đặt ra đi vào chuyên nghiệp hơn... Trong tiến trình nền kinh tế đất nước đang từng bước hội nhập nền kinh tế thế giới, vấn đề đặt ra cho Vietnam Airlines nhiều cơ hội và thách thức buộc phải tìm cho mình những giải pháp tới ưu từ đó hoàn thiện để có thể cạnh tranh và phát triển. Đồng hành với các giải pháp, chiến lược như giảm giá vé để thu hút khách, có chính sách ưu đãi đối với những khách hàng thường xuyên sử dụng dịch vụ của VNA thì có những mức độ ưu tiên như đưa ra chương trình thẻ đồng, bạc, vàng ...để thu hút khách...mở rộng mạng lưới bay mở thêm các đường bay mới đáp ứng nhu cầu khách du lịch. Tiến hành nhanh tiến trình cổ phần hoá của Tổng công ty nhằm thu hút một lượng nguồn vốn lớn từ bên ngoài từ đó xây dựng cho hãng một hệ thông đội bay chuyên nghiệp vững bước để hội nhập với quốc tế.
KẾT LUẬN
Hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng công ty hàng không Việt nam đã tạo nên chính sách chuyển đổi nền kinh tế theo hướng thị trường, đi kèm với xu thế hợp tác quốc tế đã và đang đem lại cho Tổng Công ty hàng không Việt Nam rất nhiều cơ hội và thách thức. Với xuất phát điểm tương đối thấp, tiềm lực hạn chế, Tổng công ty hàng không Việt Nam cần phải rất nỗ lực vượt qua khó khăn, tận dụng mọi cơ hội thuận lợi để mau chóng phát triển, giảm khoảng cách và đuổi kịp các hãng hàng không trong khu vực và trên thế giói, thực hiện tốt mọi nhiệm vụ kinh tế - xã hội mà Nhà nước giao cho. Là một ngành thuộc cơ sở hạ tầng, giao thông vận tải nói chung và ngành hàng không nói riêng được coi như huyết mạch lưu thông của đất nước. Nó đã góp phần to lớn trong sự nghiệp phát triển kinh tế quốc dân, tạo điều kiện thuận lợi cho việc giao lưu kinh tế, văn hóa với thế giới và là một vị “Đại sứ lưu động” của đất nước. Chính vì vậy, yêu cầu đặt ra đối với ngành hàng không là phải đi trước một bước, tạo nền móng vững chắc cho sự phát triển lâu dài của đất nước. Để thực hiện được yêu cầu này, ngành hàng không đòi hỏi có sự đầu tư rất lớn cả về nguồn lực lao động, hơn hết là phải đào tạo cũng như thu hút nguồn lao động có trình độ cũng như huy động vốn lớn, xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cho ngành được coi như là một tất yếu khách quan. Vấn đề xây dựng hạ tầng cơ sở vật chất, đào tạo nguồn lao động có trình độ tay nghề và huy động vốn là cơ sở tạo nguồn đầu tư cho đội bay và phát triển cũng như nâng cao nghiệp vụ cho người lao động , hướng tới để phát triển đội máy bay của Tổng công ty hàng không Việt Nam là một trong những vấn đề quan trọng nhất có ảnh hưởng quyết định tới việc thực hiện các mục tiêu đó. Hy vọng các giải pháp mà em đưa ra sẽ có tác dụng thiết thực đối với Tổng công ty HKVN trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh. Em rất mong nhận được ý kiến đóng góp của Tổng công ty, các thầy cô giáo, các bạn để các giải pháp đưa ra được hoàn thiện hơn, sát thực và khả thi.
Vì điều kiện thời gian có hạn trong quá trình làm chuyên đề tốt nghiệp nên em chưa thể đi sâu vào nghiên cứu kỹ vấn đề về hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng công ty Hàng không Việt nam được, do vậy em xin được mạnh dạn đề đạt với Thầy giáo hướng dẫn và Khoa Quản trị kinh doanh Thương mại cho em được
chọn chuyên đề tốt nghiệp là : “Hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng công
ty hàng không Việt Nam :Thực trạng và giải pháp”.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình Phân tích hoạt động kinh doanh, Trường Đại học Kinh tế quốc dân 2. Giáo trình Quản lý tài chính – Th.sĩ Vũ Việt Hùng, Khoa Kinh tế và quản lý - Đại học Bách khoa Hà Nội
3. Giáo trình Phân tích hoạt động kinh doanh – Th.sĩ Lê Phương Hiệp, Trường Đại học Bách khoa Hà Nội
4. Giáo trình Phân tích hoạt động kinh doanh – Nguyễn Tấn Bình, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội
5. Lý thuyết Tài chính tiền tệ – PTS Nguyễn Ngọc Hùng, Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh
6. Giáo trình Quản trị tài chính doanh nghiệp – Nguyễn Hải Sản, NXB Thống kê
7. Các báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, các bản tin nội bộ của TCT HKVN.