0
Tải bản đầy đủ (.docx) (82 trang)

Hoạt động hợp tác quốc tế

Một phần của tài liệu HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA TỔNG CÔNG TY HÀNG KHÔNG VIỆT NAM - THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP (Trang 42 -44 )

2- Các hoạt động sản xuất kinh doanh cụ thể Tổng công ty Hàng không

2.4- Hoạt động hợp tác quốc tế

Tiến trình hợp tác quốc tế của Việt nam nói chung và Vietnam Airlines trong thời gian vừa qua có những bước tiến triển nhanh chóng và mạnh mẽ. Sau các Tổ chức quốc tế mang tính chất khu vực như ASEAN, APEC...,Việt nam còn đặt chân vào tổ chức WTO một tổ chức có vai trò đặc biệt trong đời sống kinh tế quốc tế, là thành viên uỷ viên không thường trực của Liên Hợp quốc vào năm 2008...,WTO là ngành kinh tế mũi nhọn, mang tính chất toàn cầu buộc phải tuân thủ các quy định của các tổ chức : Tổ chức hàng không dân dụng quốc tế (ICAO), Hiệp hội vận tải hàng không quốc tế ( IATA), Hiệp hội các hãng hàng không khu vực châu á - Thái Bình Dương ( AAPA)...., Hàng không được xem là lĩnh vực có mức độ hợp tác

quốc tế khá cao. Đối với vận tải hàng không, Nhà nước đã có chính sách phi điều tiết từng phần, tiến tới từng bước tự do hoá thị trường vận tải hàng không trong khu vực và trên thế giới.Tới nay Việt nam đã ký hiệp định hàng không với 56 nước và vùng lãnh thổ, trong đó có tất cả các cường quốc kinh tế trên thế giới, Việt nam cũng đã tham gia các hiệp định hàng không đa phương về vận tải hàng không ở cấp khu vực theo đúng lộ trình đặt ra.Với tầm quan trọng đặc biệt của hàng không trên các khía cạnh kinh tế, an ninh, chính trị, quốc phòng, ngoại giao..., quá trình hội nhập đòi hỏi Tổng công ty HKVN phải nắm được những nhận thức đứng đắn về điểm mạnh, điểm yếu cũng như các cơ hội và thách thức đang đón chờ để từ đó xây dựng những định hướng phát triển phù hợp nhằm tận dụng tối đa những cơ hội , đồng thời vượt qua những thách thức mà quá trình hội nhập đặt ra. Tổng công ty có cơ cấu sản xuất kinh doanh đa dạng, bao gồm vận chuyển hàng không và các dịch vụ phụ trợ phục vụ cho vận chuyển hàng không như phục vụ hành khách, hàng hoá tại mặt đất, dịch vụ bảo dưỡng máy bay...Hoạt động vận tải hàng không do hãng hàng không quốc gia đảm nhiệm và được sự hỗ trợ về nhiều mặt của nhà nước. Mặt khác, hình thức liên danh cũng là một hình thức được Tổng công ty hàng không Việt Nam sử dụng để duy trì tuyến bay nhằm phục vụ nhu cầu thị trường khi Tổng công ty chưa có đủ điều kiện về vốn và các điều kiện khác để mở đường bay mới. Cho đến nay Tổng công ty đã ký hợp đồng mua chỗ với hãng hàng không Hàn Quốc: Korean Ailines(KE), hãng hàng không Pháp: Air France(AF), hãng hàng không Lauda Air(NG); ký hợp đồng mua khoang với KE, hợp đồng trao đổi chỗ với hãng hàng không Nhật Bản: Japan Airlines(JAL), hãng hàng không Lào: Laos Aviation(QV), hãng hàng không Trung Quốc: China Airlines(CI). Hợp đồng mua chỗ giúp Tổng công ty vẫn duy trì được tuyến bay của mình chờ có điều kiện để thiết lập đường bay mới hay khôi phục đường bay cũ. Hợp đồng trao đổi chỗ Tổng công ty thực hiện khi đường bay vẫn duy trì nhưng thường xuyên thừa tải và hệ số sử dụng ghế thấp. Điển hình là hợp đồng trao đổi chỗ giữa VNA và CI- VNA sẽ nhường một số chỗ nhất định cho CI trên tuyến bay HANOI- TAIPEI và SAIGON- KAOHSUNG, đổi lại CI sẽ nhường một số chỗ tương đương cho VNA trên tuyến bay TAIPEI- LOSANGELES do VNA thường xuyên thừa tải trong khi VNA chưa có đủ điều kiện để mở một đường bay tới LOSANGELES. Qúa trình hợp tác quốc tế của Vietnam Airlines đòi hỏi hãng phải nắm được những nhậ thức đứng đắn về điểm mạnh, điểm yếu cũng như các cơ hội và thách thức đang đón chờ để từ đó xây dựng những định hướng phát triển phù hợp nhằm tận dụng tối đa những cơ hội, đồng thời vượt qua những thách thức mà quá trình hợp tác quốc tế đặt rra như: Tổng công ty có cơ cấu sản xuất kinh doanh đa dạng, cơ cấu mạng

đường bay nội địa và khu vực hợp lý, Đội ngũ máy bay thuộc loại tiên tiến, công nghệ hiện đại nhất thế giới do hai hãng chế tạo máy bay thương mại hàng đầu là Boeing (Mỹ), Airbus (Châu âu) sản xuất, an toàn an ninh hàng không đảm bảo, chất lượng dịch vụ đạt mức trung bình khá, đội ngũ cán bộ lãnh đạo mạnh, lực lượng lao động đặc thù hàng không được đào tạo bài bản... Cơ hội lớn nhất của Vietnam Airlines chính là khả năng tiếp cận những thị trường mới, rộng lớn từ xu thế phi điều tiết và tự do hoá trong hội nhập Hàng không thế giới, theo đó các quốc gia nới lỏng và tiến tới gỡ bỏ hoàn toàn các hạn chế về thâm nhập thị trường cho các dịch vụ như : tải cung ứng vé, giá vé, phân phối giờ hạ cánh, đồng thời mở rộng thị trường cho các dịch vụ đặt chỗ qua máy tính, bảo dưỡng máy bay... Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực hàng không, khi đó sẽ giúp Việt nam tham gia vào một trong các liên minh hàng không toàn cầu, khi đó Vietnam Airlines sẽ có cơ hội thâm nhập các thị trường mới, tăng nguồn khách thông qua các chuyến bay nối chuyến của các hãng hàng không đối tác. Hợp tác quốc tế sẽ giúp Vietnam Airlines tranh thủ được các nguồn lực từ bên ngoài đặc biệt là vốn, công nghệ và tri thức kinh doanh, quá trình hội nhập sâu rộng của đất nước sẽ giúp Vietnam Airlines có cơ hội tiếp cận nhiều nguồn vốn mới, đa dạng và phong phú trên tất cả các thị trường vốn. Các giao dịch mua sắm máy bay của Tổng công ty hàng không Việt nam sẽ được hưởng nhiều ưu đãi hơn nếu Việt Nam gia nhập công ước CAPE Town về bảo hộ các quyền quốc tế đối với các trang thiết bị di động trong đó có máy bay.Mới đây nhất, việc mua trái phiếu chính phủ của Việt Nam được bán thành công trên thị trường chứng khoán quốc tế cũng hứa hẹn tương lai của việc phát hành trái phiếu quốc tế của các doanh nghiệp Việt nam, trong đó có Vietnam Airlines. Hợp tác quốc tế tạo điều kiện cho Vietnam Airlines nâng cao chất lượng dịch vụ vận tải hàng không cũng như chất lượng các dịch vụ khác.

Một phần của tài liệu HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA TỔNG CÔNG TY HÀNG KHÔNG VIỆT NAM - THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP (Trang 42 -44 )

×