Quy mô đào tạo phân theo tuổi và giới tính

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại Công ty cổ phần xi măng Bút Sơn (Trang 40 - 41)

I. Các đặc điểm của công ty Cổ phần Xi măng Bút Sơn ảnh hưởng đến công tác đào

1.1.5.Quy mô đào tạo phân theo tuổi và giới tính

1. Kết quả đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại Công ty cổ phần Xi măng Bút Sơn

1.1.5.Quy mô đào tạo phân theo tuổi và giới tính

Bảng 9 : Quy mô đào tạo phân theo tuổi và giới tính

Đơn vị tính: Lượt người ;%

Chỉ tiêu 2005 2006

Tổng số 3086 100 2963 100

Theo giới tính - Nam 2625 85,06 2649 89,40 - Nữ 461 14,94 314 10,60 Theo tuổi -dưới 30 325 10,53 319 10,77 - từ 30 đến 45 2115 68,54 1923 64,90 -Trên 45 646 20,93 721 24,33 Nguồn: Phòng Tổ chức lao động

Từ bảng số liệu trên cho thấy, hàng năm đối tượng đào tạo là nam giới chiếm tỷ lệ nhiều nhất và có xu hướng tăng lên, trong khi đó số lao động nữ giới chiếm tỷ lệ thấp và đang giảm xuống, cụ thể năm 2006 số lượt đào tạo là nam giới chiếm 89,40%, còn nữ giới được đào tạo chỉ chiếm 10,60%. Điều này là hợp lý vì số lao động nữ trong công ty chỉ chiếm 19% chủ yếu tập trung ở các phòng ban chuyên môn nghiệp vụ, mà số khóa đào tạo cho các phòng ban này tương đối ít.

Về độ tuổi được đào tạo thì phần lớn tập trung vào nhóm tuổi 30 đến 45 với tỷ lệ năm 2005 là 68,54% và năm 2006 là 64,90%, vì đây là nhóm tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất trong tổng số lao động. Nhóm tuổi dưới 30 thường có nhiều khả năng học tập, tiếp thu kiến thức, công nghệ mới nhanh hơn và còn ít kinh nghiệm thực tế thì lại được đào tạo rất ít, chỉ chiếm 10,77% năm 2006. Còn nhóm tuổi cao trên 45, được đào tạo tương đối nhiều và có xu hướng tăng lên, cụ thể là năm 2006 tăng lên 75 người chiếm tỷ lệ 24,33% trong tổng số lượt người được đào tạo. Do đó đây là điều chưa phù hợp, do đó công ty nên xem xét đến vấn đề tuổi tác và khả năng theo học của các đối tượng khi cử đi học.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại Công ty cổ phần xi măng Bút Sơn (Trang 40 - 41)