Quy mô nguồn nhân lực phân theo cơ cấu giới tính và tuổi

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại Công ty cổ phần xi măng Bút Sơn (Trang 28 - 31)

I. Các đặc điểm của công ty Cổ phần Xi măng Bút Sơn ảnh hưởng đến công tác đào

2.2.2.Quy mô nguồn nhân lực phân theo cơ cấu giới tính và tuổi

2. Một số đặc điểm của Công ty xi măng Bút Sơn ảnh hưởng đến đào tạo và phát triển

2.2.2.Quy mô nguồn nhân lực phân theo cơ cấu giới tính và tuổi

2.2.2.1. Theo cơ cấu giới tính

Hình 1: Quy mô phân theo giới tính trong công ty cổ phần Xi măng Bút Sơn

Nguồn: Phòng Tổ chức lao động

Tỷ lệ nam giới trong tổng số cán bộ công nhân viên của công ty thường xuyên chiếm khoảng 80% năm 2006 và giảm đi rất ít so với năm 2004 và 2006, trong khi tỷ lệ nữ giới chỉ chiếm khoảng 19%. Tỷ lệ này là phù hợp với đặc điểm sản xuất của công ty là công việc nặng nhọc, điều kiện làm việc độc hại, đòi hỏi người lao động phải có sức khỏe do đó thích hợp với nam giới.

Đồng thời với tỷ lệ nam giới cao cũng tạo thuận lợi hơn cho công tác tổ chức, bố trí thời gian đào tạo và phát triển nguồn nhân lực vì nam giới ít bị chi phối bởi việc gia đình nên có nhiều thời gian để học tập, nâng cao trình độ hơn.

2.2.2.2. Theo cơ cấu tuổi

Nguồn: Phòng Tổ chức lao động

Lực lượng lao động của công ty với độ tuổi trung bình là 37,88 tuổi. Trong đó độ tuổi trên 30 và dưới 40 chiếm tỷ lệ cao nhất là 49,64%. Nhóm dưới 30 tuổi chỉ chiếm 14,50 %. Nhóm tuổi từ trên 41 và dưới 50 tuổi chiếm tỷ lệ là 29,64%. Như vậy với 35,86 % người trên 40 tuổi thì công ty có một đội ngũ nhân lực dày dặn kinh nghiệm trong công tác, tuy nhiên cũng có những hạn chế đó là khả năng học tập, tiếp thu những kiến thức, công nghệ mới của họ cũng không thể như nhóm tuổi trẻ. Do vậy, khi tiến hành tiến hành đào tạo cũng cần xem xét đến độ tuổi và khả năng học tập của người lao động. Mặt khác, phần lớn những cán bộ có độ tuổi cao là từ các công ty khác chuyển về, nên những kiến thức kinh nghiệm của họ nhiều khi đã không còn phù hợp với đặc điểm máy móc thiết bị, dây chuyền sản xuất của công ty. Do đó đòi hỏi phải xây dựng các kế hoạch đào tạo nhằm đào tạo lại, và đào tạo những kiến thức mới cho họ để có thể đáp ứng được yêu cầu của công việc.

Đối với đội ngũ nhân lực trẻ dưới 30 tuổi chiếm tỷ lệ 14,5 % có thuận lợi là có khả năng học tập, tiếp nhận những công nghệ mới, kỹ thuật hiện đại, và áp dụng vào thực tế công việc. Do đó đối với đối tượng này cần tập trung đào tạo nâng cao trình độ để nâng cao hiệu quả thực hiện công việc, và cần coi đây là đội ngũ nòng cốt trong giai đoạn phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật hiện nay. Tương ứng với độ tuổi thì tỷ lệ cán bộ công nhân viên có thâm niên nghề từ 10- 20 năm chiếm tỷ trọng cao nhất là 65,32 %, trên 20 năm chiếm 19,36 % và tỷ lệ thâm niên nghề dưới 10 năm chiếm 15,32%.

Với đội ngũ lao động có thâm niên nghề cao của công ty có ưu điểm là có nhiều kinh nghiệm trong công tác, thành thạo các kỹ năng nghề nghiệp do đó rất thuận lợi cho phương pháp kèm cặp, chỉ dẫn và đào tạo thêm nghề cho những công nhân mới và những công nhân bậc thấp.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại Công ty cổ phần xi măng Bút Sơn (Trang 28 - 31)