dụng của môi trường
Một lĩnh vực nghiên cứu phổ biến của CVM là đo lường WTP của xã hội đối với việc cải thiện chất lượng nước. Hai ví dụ điển hình là nghiên cứu của Smith, Desvoiusges (1986) tại một khu vực nước đặc thù - sông Monogahela ở bang Pennylvania và một phân tích của Carson và Mitchell (1988) ước tính một mức sẵn lòng chi trả cho tất cả các con sông ở Mỹ. Nghiên cứu của Smith và Desvousges (1986) cho thấy hộ gia đình trung bình ở miền Tây bang Pennsylvania sẵn lòng trả 25 đôla/năm (theo giá năm 1981) để cải thiện sông Monongahela từ mức chất lượng nước có thể vận tải được đến mức chất lượng nước có thể nuôi cá được. Nghiên cứu trên phạm vi toàn quốc của Carson và Mitchell (1988) cho thấy một người trả lời trung bình sẵn sàng trả 80 đôla/năm (theo giá 1983) cho những cải thiện chất lượng nước. Do mức sẵn lòng chi trả theo nghiên cứu trên phạm vi quốc gia cao hơn kết quả đánh giá trên phạm vi địa phương của Smith và Desvousges (1986), nên sự khác biệt này có thể được tính cho giá trị tồn tại. Tại sao lại như vậy? Vì những người trả lời phỏng vấn trong khảo sát trên phạm vi cả nước sẵn lòng trả cho những cải thiện chất lượng nước trên khắp nước Mỹ, mặc dù họ không mong đợi sẽ sử dụng các nguồn nước này cho chính bản thân họ.
Các lợi ích tăng thêm từ cải thiện chất lượng không khí cũng được ước lượng theo phương pháp CVM. Song trên thực tế nhiều người lập luận rằng phương pháp CVM đặc biệt hữu ích cho việc đánh giá những cải thiện có thể nhận thấy được tại các công viên quốc gia, nơi mà giá trị tồn tại có thể là quan trọng. Nghiên cứu rất sớm của Schulze và Brookshire (1983) dường như ủng hộ giả thuyết này. Nghiên cứu chỉ ra rằng giá trị sử dụng của việc cải thiện tầm nhìn xa ở công viên quốc gia Grand Canyon từ 70 đến 100 dặm là dưới 2 đôla/du khách/năm. Ngược lại, nghiên cứu lại thấy rằng các hộ gia đình chấp nhận một mức đền bù là 95 đôla hộ/năm nếu tầm nhìn bị giảm ở công viên quốc gia Grand Canyon.
Vì phương pháp CVM có thể đo lường giá trị tồn tại, nên nó cũng được sử dụng để đánh giá các lợi ích bảo tồn hệ sinh thái như việc bảo tồn một loài đang bị đe
dọa. Ví dụ, một nghiên cứu ước tính rằng các cá nhân có thể sẵn lòng trả 22$/năm (theo giá năm 1983) để cứu loài sếu châu Mỹ. Một nghiên cứu khác nhận ra người ta có thể trả 11$/năm để bảo tồn đại bàng trọc ở Mỹ.
Áp dụng CVM, Gutierrez và Pearce (1992) trong nghiên cứu của mình về giá trị tồn tại của rừng Amazon ở Brazin cho thấy mức độ sẵn lòng chi trả của người dân là 30$/ha. Kết quả này được tính toán dựa trên mức WTP tổng hợp ở nhóm người trong độ tuổi thanh niên.
Một trong những nghiên cứu sử dụng CVM gần đây đã được Dioxon và Sherman (1995) tiến hành nhằm xác định mức chi trả cao nhất để bảo tồn loài voi tại rừng quốc gia Khao Yai, Thái Lan. Mức WTP trung bình thu được là 7$/người. Tuy nhiên điểm hạn chế của nghiên cứu này khoản tiền trên được xem như giá trị không sử dụng của việc bảo tồn. Trên thực tế các tác giả vẫn chưa phân tách được giá trị tồn tại và giá trị phụ thuộc của việc bảo tồn đàn voi.
White và Lovett (1999) đã ước lượng WTP cho việc bảo tồn tự nhiên ở Vườn quốc gia North York Moors tại Anh thông qua việc sử dụng CVM. Kết quả cho thấy CVM trung bình của một người để bảo tồn tài nguyên ở đây là 3,1 bảng Anh. Nghiên cứu này chỉ ra có sự ủng hộ đáng kể từ xã hội cho công tác bảo tồn, nâng cấp cảnh quan của Vườn Quốc gia không phụ thuộc vào vấn đề sử dụng.
Ngoài ra, Michell và Carson trong nghiên cứu của mình cũng đưa ra danh sách 100 nghiên cứu của Mỹ có sử dụng CVM. Ở Anh có 26 nghiên cứu áp dụng CVM cũng được Green và các cộng sự đề cập đến trước đó. Có thể xem CVM như một phương pháp ưu việt trong việc đánh giá giá trị phi sử dụng của tài nguyên.
Bảng sau trình bày tóm tắt một vài nghiên cứu có liên quan tới giá trị tồn tại và giá trị để lại trong giá trị phi sử dụng tại một số khu rừng và VQG:
Bảng 1.1 Giá trị tồn tại và giá trị để lại của một số khu rừng/VQG
Giá trị Nghiên cứu Kết quả
Bảo tồn thêm 5% diện tích rừng nhiệt đới trên thế giới
Kramer và Mercer, 1997. CVM
Các hộ gia đình ở Mỹ sẵn lòng chi trả 21-31$/hộ gia đình. WTP ước tính là 4$/năm
Giá trị của vùng hoang dã ở Colorado. Giá trị tồn tại
Walsh và cộng sự, 1984 $12-45/ha
Giá trị của rừng ở Colorado Walsh và cộng sự, 1984 Giá trị tồn tại và giá trị để lại: 38$/hộ gia đình
Giá trị của rừng ở S
Appalachians Haefele và cộng sự, 1992 Giá trị tồn tại và giá trị để lại:82$/hộ gia đình Giá trị các khoản nợ để bảo
tồn rừng ở Mexico Adger và cộng sự, 1995 12$/ha Mức tài trợ để bảo tồn môi
trường thông qua quĩ GEF
Pearce, 1996 2$/ha
Nguồn: CBD Technical Series # 4
Ở Việt Nam, việc lượng giá các giá trị tồn tại và giá trị để lại còn tương đối mới mẻ. Việc đánh giá giá trị tài nguyên tự nhiên, các khu rừng quốc gia hay các khu vui chơi giải trí đã được tiến hành trong khoảng 10 năm trở lại đây, song phần lớn chỉ dừng lại ở việc xác định giá trị sử dụng và đánh giá WTP của các đối tượng trực tiếp hưởng lợi cho việc nâng cấp cảnh quan.
Nguyễn Thị Hải và Trần Đức Thành trong nghiên cứu về giá trị giải trí của VQG Cúc Phương (1996) đã xác định mức WTP cho việc cải thiện đường xá và khu bảo vệ dành cho động vật hoang dã là 119.167 đồng đối với khách quốc tế và 13.270 đồng đối với khách nội địa tại vườn quốc gia Cúc Phương.
Phạm Khánh Nam và Trần Võ Hùng Sơn khi nghiên cứu việc thành lập vùng biển được bảo vệ ở Nha Trang quanh đảo Hòn Mun đã xác định được mức sẵn lòng chi trả của các du khách cho mục đích trên là 17.956 đồng đối với khách nội địa và 26.786 đồng đối với khách quốc tế.
Những giá trị WTP thu được từ các kết quả nghiên cứu ở Việt Nam thấp hơn rất nhiều so với các khu vực tương tự trên thế giới và mới chỉ phản ánh một phần giá trị phi sử dụng của tài nguyên song đã góp phần tích cực trong việc khẳng định các
giá trị phi sử dụng của môi trường vốn ít được nhận biết và cân nhắc trong việc hoạch định chính sách tại Việt Nam.