Một số ưu điểm hạn chế của phương pháp chi phí du lịch

Một phần của tài liệu Đánh giá giá trị giải trí và giá trị phi sử dụng của Vườn Quốc gia Ba Bể - Bắc Kạn (Trang 26 - 27)

Phương pháp chi phí du lịch được sử dụng để lượng giá giá trị cảnh quan du lịch của các địa điểm giải trí nói chung và các vườn quốc gia nói riêng dựa trên một giả định giá trị cảnh quan của một địa điểm giải trí được phản ánh thông qua sự sẵn lòng chi trả của du khách để đến địa điểm đó. Việc lượng giá giá trị cảnh quan của một địa điểm nào đó thường được các nhà nghiên cứu sử dụng phương pháp TCM bởi một số ưu điểm sau:

1. Xuất phát từ chi phí thực sự của du khách cho chuyến đi và sử dụng kỹ thuật phân tích để đánh giá mà không phải thiết lập một thị trường giả định nên phương pháp chi phí du lịch không gây ra sự tranh cãi về kỹ thuật đánh giá.

2. Kết quả ước tính giá trị cảnh quan thường có độ tin cậy cao vì du khách dễ dàng bộc lộ các thông tin về chuyến đi cũng như các thông tin về đặc điểm xã hội của mình.

3. Có thể mở rộng mẫu điều tra cho một địa điểm giải trí nhất là đối với một địa điểm được nhiều người quan tâm. Ngay cả trong trường hợp một VQG có du khách chỉ tập trung một mùa trong năm thì phương pháp này vẫn cho phép lựa chọn mẫu tại các thời điểm khác nhau để phân tích.

4. Phương pháp chi phí du lịch thường có chi phí rẻ hơn các phương pháp tiếp cận khác. Kết quả tính toán dễ giải thích, phân tích.

Tuy nhiên, sử dụng phương pháp chi phí du lịch cũng bộc lộ một số nhược điểm sau:

1. Phương pháp chi phí du lịch giả định du khách biết được chi phí cho chuyến đi của mình song trên thực tế nhiều du khách thấy khó ước tính vì tại thời điểm phỏng vấn du khách có thể chưa kết thúc chuyến đi hoặc họ được tài trợ cho chuyến đi.

2. Mô hình đơn giản nhất của TCM dựa trên giả định chuyến đi của du khách chỉ đến một địa điểm giải trí song trên thực tế có nhiều du khách đến nhiều điểm trong cùng một chuyến đi nên phải có kỹ thuật tốt mới phân tách được các khoản chi phí gộp.

3. Việc tính toán chi phí cơ hội về thời gian của du khách cho chuyến đi thường dựa trên thu nhập hàng tháng của du khách song du khách không dễ bộc lộ thu nhập của mình.

4. Để ước lượng đường cầu giải trí cần có đủ quan sát về sự thay đổi khoảng cách đến địa điểm giải trí ảnh hưởng tới chi phí du lịch và chi phí du lịch tác động tới số lượt tham quan. Song với những địa điểm giải trí chỉ có du khách địa phương thường xuyên viếng thăm thì không có sự khác biệt về khoảng cách và do đó khó xây dựng được đường cầu.

Một phần của tài liệu Đánh giá giá trị giải trí và giá trị phi sử dụng của Vườn Quốc gia Ba Bể - Bắc Kạn (Trang 26 - 27)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(67 trang)
w