Phương pháp định giá ngẫu nhiên (Contingent Valuation Method CVM)

Một phần của tài liệu Đánh giá giá trị giải trí và giá trị phi sử dụng của Vườn Quốc gia Ba Bể - Bắc Kạn (Trang 27 - 31)

Khi dữ liệu thị trường không sẵn có hoặc không đáng tin cậy, các nhà kinh tế có thể sử dụng một phương pháp ước lượng thay thế dựa trên các điều kiện thị trường giả định. Phương pháp này sử dụng các số liệu điều tra để thăm dò mức sẵn sàng chi trả (WTP) của các cá nhân một hàng hóa dịch vụ môi trường nào đó. Cách tiếp cận dựa vào số liệu khảo sát để ước lượng lợi ích được gọi là phương pháp định giá ngẫu nhiên (CVM) bởi vì các kết quả có tính phụ thuộc hoặc có tính ngẫu nhiên theo các điều kiện thị trường đưa ra.

“Phương pháp định giá ngẫu nhiên là phương pháp xác định giá trị kinh tế của các hàng hóa và dịch vụ không mua bán trên thị trường. Phương pháp này sử

dụng bảng hỏi phỏng vấn để xác định giá trị của hàng hóa dịch vụ không trao đổi và do đó không có giá trên thị trường”(Theo Katherine Bolt – Estimating the Cost of Environmental Degradation).

Như vậy, phương pháp đánh giá ngẫu nhiên là một cách tiếp cận dựa trên thị trường giả định để đánh giá giá trị của một hàng hoá không tồn tại thị trường. Mọi người sẽ được hỏi rằng họ sẵn sàng trả bao nhiêu tiền cho sự cải thiện môi trường đến một mức nào đó hoặc họ sẽ chấp nhận mức bao nhiêu cho đền bù những thiệt hại môi trường. Tổng mức sẵn lòng chi trả (WTP) hoặc bằng lòng chấp nhận (WTA) chính là giá trị của tài sản môi trường.

Thực hiện cách tiếp cận dựa vào khảo sát này bao gồm ba công việc sau đây:

•Xây dựng một mô hình chi tiết về thị trường giả định, bao gồm các đặc điểm của hàng hoá và bất kỳ điều kiện nào ảnh hưởng đến thị trường.

•Thiết kế một công cụ khảo sát để đạt được một ước lượng không chệch về mức bằng lòng chi trả (WTP) của các cá nhân.

•Đánh giá tính trung thực của thông tin thu thập được từ cuộc khảo sát.

Các nghiên cứu gần đây thường ưa thích phương pháp CVM vì nó có thể áp dụng được cho nhiều loại hàng hoá môi trường khác nhau và vì nó có thể đánh giá giá trị tồn tại cũng như giá trị sử dụng. Tuy nhiên, do phương pháp này đưa ra các kết luận về các thị trường thực từ một mô hình giả định nên kết quả ước lượng chệch được xem như một khiếm khuyết đặc trưng. Chẳng hạn, sự không sẵn lòng bộc lộ WTP của một cá nhân do vấn đề sử dụng miễn phí hoặc sự trả giá mang tính chống đối khi đối tượng phỏng vấn biết mình không phải chi trả.

Để đối phó lại với khả năng ước lượng chệch tiềm ẩn, các nhà kinh tế không ngừng cải tiến phương pháp CVM. Ví dụ, một số nghiên cứu đưa thêm một chi tiết vào các mô hình giả định của họ, số khác cải tiến khâu thiết kế công cụ khảo sát. Một số khảo sát có dùng các bản đồ để minh hoạ vị trí của hàng hoá hoặc các bức ảnh về hàng hoá và khu vực bị ảnh hưởng để đối tượng được hỏi có thêm thông tin. Nhưng dù là dưới hình thức nào thì mục tiêu đều giống nhau: làm cho tình huống thị trường giả định càng thật và càng gần với các điều kiện thực tế càng tốt.

1.3.2. Mô hình lý thuyết về định giá ngẫu nhiên

Các nghiên cứu đánh giá giá trị phi sử dụng của một VQG từ trước đến nay đều xuất phát từ khái niệm phúc lợi trong kinh tế học. Giả định rằng các cá nhân hay hộ gia đình đều tìm cách tối đa hóa độ thỏa dụng khi thu nhập không thay đổi bằng cách lựa chọn hàng hóa cá nhân và hàng hóa công cộng. Nếu coi bảo tồn VQG là một hàng hóa công cộng thì sự bằng lòng chi trả của các cá nhân là một hàm của chi phí bảo tồn, giá của các hàng hóa thay thế, thu nhập và sở thích. Trong đó sở thích tiêu dùng lại phụ thuộc vào các biến số xã hội như độ tuổi, giới tính, trình độ học vấn, nhận thức môi trường của các cá nhân.

Một cuộc thăm dò được tiến hành có thể thấy rằng cá nhân i sẵn sàng trả X $ cho hoạt động bảo tồn VQG nếu như độ thỏa dụng của họ trong trường hợp bảo tồn cao hơn độ thỏa dụng trong trường hợp không bảo tồn. Tức là:

U(0, Y; S) ≤ U(1, Y - X; S) trong đó: 0: Trường hợp không bảo tồn VQG,

1: Trường hợp có bảo tồn VQG, Y: Thu nhập của cá nhân,

X: Mức sẵn lòng chi trả,

S: Biến số xã hội có ảnh hưởng đến sự bằng lòng chi trả.

Một cách tiếp cận khác dựa trên lý thuyết về độ thỏa dụng ngẫu nhiên (Random Utility Theory - RUT). Lý thuyết này cho rằng việc một cá nhân lựa chọn một hàng hoá trong một nhóm các hàng hoá phụ thuộc vào độ thoả dụng U của hàng hoá đó so với độ thoả dụng của các hàng hoá khác (Morrison và cộng sự 1996). Nói cách khác, cá nhân q sẽ chọn phương án i thay vì phương án j khi và chỉ khi Uiq> Ujq

(i≠j ∈ A), trong đó A là tập hợp các lựa chọn.

Cũng theo RUT, độ thoả dụng của một hàng hoá được cho là phụ thuộc vào các biến số quan sát được như vectơ của các thuộc tính của hàng hoá (x) và các đặc điểm cá nhân (s), cũng như các biến số không quan sát được (e). Các biến (e) được gọi là nhiễu và được xử lý như các đại lượng ngẫu nhiên tuân theo qui luật phân bố nào đó. Độ thoả dụng của một hàng hoá có thể được thể hiện như sau:

Uiq= V(sq, xiq) + eiq

Trong đó:

Uiq Độ thoả dụng của hàng hoá i của cá nhân q, V Hàm thỏa dụng gián tiếp,

sq Véctơ đặc điểm của cá nhân q,

xiq Véctơ thuộc tính của hàng hoá trong phương án I, eiq Các yếu tố không quan sát được (nhiễu của mô hình).

Xác suất của việc lựa chọn phương án i có thể được thể hiện như sau: P(i/i,j∈A) = P[(Viq + eiq) > (Vjq + ejq)] (*) Trong đó:

P(i/i,j∈A) xác suất lựa chọn phương án i thay vì phương án j trong tập A Theo cách thể hiện này, xác suất mà một cá nhân chọn i thay vì j tương đương với xác suất của độ thoả dụng đã định (V) cộng với độ thoả dụng ngẫu nhiên (e) đối với i lớn hơn đối với j.

Bằng cách biến đổi biểu thức (*), xác suất một cá nhân ngẫu nhiên từ mẫu nghiên cứu sẽ chọn phương án i tương đương với xác suất mà hiệu số giữa độ thoả dụng ngẫu nhiên của i và j nhỏ hơn hiệu số giữa độ thoả dụng đã định của i và j:

P(i/i,j∈A) = P[(Viq - Vjq) > (eiq - ejq)]

Mặt khác, sự lựa chọn tiêu dùng một hàng hóa là thể hiện sự bằng lòng chi trả (WTP) của cá nhân cho hàng hóa đó. Đến lượt nó, WTP của một cá nhân lại chịu ảnh hưởng bởi nhiều các yếu tố khác. Các yếu tố này bao gồm các đặc điểm về kinh tế xã hội của người được phỏng vấn như thu nhập (w), độ tuổi (a), trình độ học vấn (e), và các biến đo lường “số lượng” của tài nguyên được định giá.

Nói cách khác, WTP có thể được biểu diễn bằng hàm số thể hiện quan hệ của các biến như sau:

Trong đó:

i: Chỉ số của quan sát hay người được điều tra, WTP: Mức độ sẵn lòng chi trả,

wi: Thu nhập của cá nhân I, ai: Tuổi của cá nhân i,

ei: Trình độ học vấn của cá nhân i,

q: Số lượng của tài nguyên được định giá.

Hồi qui WTP theo các biến nêu trên sẽ xem xét được ảnh hưởng của các yếu tố tới WTP.

Một phần của tài liệu Đánh giá giá trị giải trí và giá trị phi sử dụng của Vườn Quốc gia Ba Bể - Bắc Kạn (Trang 27 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(67 trang)
w