Cải tiến phương pháp tính và áp thuế suất

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Hoàn thiện việc sử dụng công cụ thuế trong quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp công nghiệp ngoài quốc doanh ở Việt Nam pdf (Trang 78 - 83)

II- Hệ thống thuế đối với người lao động

3.2.1.1. Cải tiến phương pháp tính và áp thuế suất

- Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc tính và áp thuế suất mới

Xuất phát từ vị trí, vai trò của thuế đối với các doanh nghiệp công nghiệp mà chúng ta thấy rất rõ tầm quan trọng của thuế. Trong những điều kiện kinh tế cụ thể, đối khi thuế sẽ trở thành những gánh nặng đối với các doanh nghiệp công nghiệp. Gánh nặng về thuế có thể xét trên hai khía cạnh là gánh nặng thuế tương đối và gánh nặng thuế tuyệt đối.

Gánh nặng thuế tuyệt đối là khoản thuế phải nộp cao hơn so với khoản thu lãi từ lĩnh vực hoạt động kinh doanh công nghiệp đó. Tỷ lệ huy động này cao hơn tỷ lệ lãi bình quân của ngành công nghiệp. Điều đó có nghĩa là ngành công nghiệp đó chịu gánh nặng về thuế và ngược lại. Một doanh nghiệp hay một ngành công nghiệp sẽ được coi là chịu gánh nặng về thuế khóa khi bản thân họ là người làm ra của cải vật chất lại không được hưởng lãi suất nhiều mà phải nộp thuế nhiều hơn lãi họ được phép thu về. Do đó, ngành công nghiệp đó rất khó có động lực phát triển. Chẳng hạn, tỷ lệ huy động của ngành công nghiệp vào ngân sách quốc gia sẽ thể hiện rõ chỉ số đóng góp thuế là nặng hay nhẹ. Tỷ lệ huy động bình quân hiện nay của nước ta khoảng 20% GDP. Nếu tỷ lệ lãi bình quân kinh doanh của ngành công nghiệp này không thể đạt được mức thuế phải nộp cho Nhà nước, có nghĩa là các doanh nghiệp công nghiệp này phải chịu một gánh nặng thuế tuyệt đối. Trong trường hợp đó, lợi ích của doanh nghiệp trực tiếp kinh doanh lại thấp hơn lợi ích của Nhà nước và tất nhiên lợi của người lao động không thể cao hơn tỷ lệ lợi nhuận

chung này được. Do đó sẽ triệt tiêu động lực tăng năng suất của người lao động và động lực phát triển của doanh nghiệp.

Gánh nặng về thuế tương đối lại diễn ra khi có sự chênh lệch về tỷ lệ huy động của thuế giữa các ngành, các lĩnh vực. Chỉ số huy động thuế từ ngành công nghiệp nào cao hơn sẽ chịu gánh nặng thuế tương đối cao hơn và ngược lại.

Đối với xuất khẩu cũng vậy, chỉ số gánh nặng thuế tương đối có thể được biểu hiện qua giá cả hàng hóa cùng loại sản xuất ở nước này là cao hơn hay thấp hơn nước khác. Khi đó quốc gia nào có ngành sản xuất những mặt hàng chịu gánh nặng thuế tương đối thấp hơn sẽ có giá thấp hơn và có điều kiện xuất khẩu sang nước khác.

Trên cơ sở định lượng được các chỉ số trên sẽ đưa vào phương án cân đối liên ngành theo chương trình mục tiêu đã chọn. Nhiều đối tượng nộp thuế, đối tượng chịu thuế sẽ được cân đối khi xét chọn điểm đánh thuế, điểm miễn giảm thuế và mục tiêu động viên vào ngân sách trong năm hay thời kỳ đó. Tránh hiện trạng nhiều cơ quan có quyền cho phép miễn giảm thuế gây tiêu cực và khó kiểm soát. Nhiều diện được miễn giảm thuế do các cơ quan ngoài bộ máy quản lý thuế cho phép làm cho Bộ Tài chính khó dự kiến đầy đủ và chính xác nguồn thu. Nhiều diện đối tượng chịu thuế được ưu đãi nhưng vẫn không được hưởng thực sự do không có sự cân đối về mặt tổng thể. Chính vì vậy, khi đã tính toán được các chỉ tiêu định lượng phản ánh gánh nặng thuế đối với từng đối tượng chịu thế và đối tượng nộp thuế sẽ phải cân đối xem chỗ nào cần đánh thuế trên toàn bộ nền kinh tế quốc dân.

- Nội dung và phương pháp tính

Phương pháp tính và áp thuế suất mới sẽ có những cân đối hợp lý trên cơ sở giải quyết bài toán liên ngành trong nền kinh tế. Mục tiêu của Đảng, Nhà nước và Bộ Tài chính đề ra hàng năm phải huy động từ 20% - 21% GDP vào ngân sách quốc gia, thu thông qua thuế đất từ 18% - 19% GDP thì biện pháp phân bổ mức đóng góp giữa các ngành nghề, các sản phẩm hay các đối tượng chịu thuế là hết sức phức tạp. Ngành nghề nào cũng muốn phát triển theo định hướng, mặt hàng nào được phép

khuyến khích, đối tượng nào được miễn giảm thuế phải được giải quyết bằng giải pháp tổng thể. Hiện trạng manh mún thiếu đồng bộ và lộn xộn trong các biện pháp khuyến khích như miễn giảm thuế, miễn tiền thuê đất ở từng địa phương, từng loại thuế không thể kích thích đầu tư hay phát triển kinh tế. Chính vì vậy, việc hoạch định chính sách và áp thuế suất phải tính toán trên cơ sở liên ngành cụ thể như sau:

Bước 1: Tính toán các chỉ số gánh nặng thuế cho từng loại ngành hàng, mặt hàng theo công thức:

+ Công thức tính chỉ số gánh nặng thuế tuyệt đối:

Ka =     n i n i Pi Ti 1 1 (3.1).

Ka: Chỉ số gánh nặng thuế tuyệt đối. i: Đối tượng chịu thuế.

Ti: Chỉ số huy động thuế đối của đối tượng chịu thuế i vào ngân sách. Pi: Chỉ số lợi nhuận của đối tượng chịu thuế i.

n: Số lần chịu thuế.

+ Công thức tính chỉ số gánh nặng thuế tương đối:

Kb =     m j n i Tj Ti 1 1 (3.2)

Kb: Chỉ số gánh nặng thuế tương đối i,j: Đối tượng chịu thuế

Ti: Chỉ số huy động thuế đối tượng i n: Là số lần chịu thuế của đối tượng i.

Tj: Chỉ số huy động thuế tương ứng của đối tượng j. m: Là số lần chịu thuế của đối tượng j.

Bước 2: Lập phương án cân đối thuế liên ngành theo công thức: Mức huy động GDP vào ngân sách =          m i m n j i Tij Tjn Tj Tj 1 , 1 , 1 ... 2 1 (3.3). Trong đó:

Tj1....Tjn: Thuế lần thứ nhất đến lần thứ n cho đối tượng i.

i: Đối tượng chịu thuế, n là số lần chịu thuế của đối tượng i trong ngành. j: Ngành sản xuất, m là số ngành trong nền kinh tế quốc dân.

Bước 3: Xác định những sản phẩm, ngành hoặc đối tượng cần hỗ trợ và khuyến khích những điểm phải bù trừ trong hệ thống thuế.

Nếu hỗ trợ thuế cho sản phẩm thứ nhất trong ngành i thì sẽ cân đối khoản thu thêm thuế ở sản phẩm thứ mấy, ngành nào để không bị mất cân đối. Tình trạng giảm thuế bất ngờ bằng các chế độ miễn giảm thuế lộn xộn. Đặc biệt, khi có các chỉ số về gánh nặng thuế tương đối và gánh nặng thuế tuyệt đối sẽ cân đối trên tổng thể về các mức thuế suất đặt ra cho mỗi sản phẩm hay mỗi ngành.

- Hiệu quả của phương pháp tính vá áp thuế suất mới

Thứ nhất: Tránh tình trạng thuế suất áp dụng mất công bằng, tránh phải sửa đổi bổ sung thuế suất liên tục gây bất ổn.

Thuế suất luôn là vấn đề gây phản ứng mạnh mẽ nhất đối với đối tượng nộp thuế. Đối với các nước tư bản phát triển, việc Chính phủ tăng thuế suất thậm chí gây biểu tình trong dân chúng. Thậm chí nhiều nhà lãnh đạo phương Tây trong các cuộc tranh cử đã dùng chiêu bài hạ thuế suất để lấy lòng dân chúng. Khi sử dụng công cụ thuế, Nhà nước ta cũng nên hạn chế tối đa việc thay đổi thuế suất để tránh sự bất ổn trong xã hội như các nước khác. Mặt khác, cần áp dụng thuế suất có căn cứ khoa

học và công bằng ngay từ khi xây dựng luật thuế sẽ đảm bảo cho sự ổn định của luật thuế đó trong khoảng thời gian dài tạo đà cho phát triển kinh tế. Thuế suất công bằng hơn cũng làm cho sự di chuyển vốn và lao động giữa các ngành được xã hội hóa cao hơn và tránh được những khiếm khuyết điều tiết vô hình của nền kinh tế thị trường.

Thứ hai: Khuyến khích và hỗ trợ thuế đúng nơi, đúng chỗ tạo môi trường đầu tư và kinh doanh thông thoáng thực sự.

Khi thuế suất được tính toán công bằng và có hiệu quả sẽ tạo cho môi trường đầu tư thực sự thông thoáng. Những biện pháp nhất thời như giảm tiền thuê đất, miễn giảm thuế v.v... không có tác dụng lớn khi các nhà đầu tư chưa quan tâm và ngược lại trong lúc lựa chọn đầu tư kinh doanh các nhà đầu tư luôn quan tâm mạnh mẽ nhất đến hệ thống thuế áp dụng hơn là chú trọng đến một sắc thuế đơn lẻ. Chính vì vậy, cách áp dụng thuế suất trên thực tế là sự cân đối mang tính công bằng và hiệu quả nhất trong cả một hệ thống thống nhất. Nếu Nhà nước thực hiện được công tác này sẽ thúc đẩy mạnh mẽ hoạt động kinh doanh phát triển trên nền tảng một hệ thống thuế thông thoáng và hiệu quả trong môi trường đầu tư và kinh doanh hợp lý.

Thứ ba: hạn chế tình trạng miễn giảm thuế và cạnh tranh thu hút vốn đầu tư lộn xộn.

Trong môi trường kinh doanh đầu tư, các vùng và địa phương ở nước ta đã liên tục được trung ương phân quyền lớn hơn nhưng kèm theo đó là tình trạng lộn xộn trong công tác thu hút vốn đầu tư. Các địa phương thi nhau miễn tiền thuê đất, miễn giảm thuế nhưng tình trạng các khu công nghiệp chưa được các nhà đầu tư quan tâm còn có nhiều lý do mà trong đó có lý do về hệ thống thuế trên phạm vi cả nước. Các nhà đầu tư quan tâm nhiều hơn về chính sách thuế, môi trường đầu tư kinh doanh, thủ tục pháp lý hơn là những chi phí đầu tư cố định ban đầu. Vì vậy, để tránh tình trạng lộn xộn này Nhà nước cần nhanh chóng cải cách hệ thống thuế

thống nhất tạo điều kiện cho các nhà đầu tư hoạt động kinh doanh trong môi trường kinh doanh thống nhất.

- Điều kiện áp dụng phương pháp tính và áp dụng thuế suất mới

Để áp dụng thành công phương pháp tính và áp thuế suất này, Nhà nước cần phải tạo ra những điều kiện thuận lợi cho công tác này. Trước hết, Nhà nước nên quy định những chỉ tiêu cần báo cáo thống kê phục vụ cho công tác nghiên cứu chính xác các chỉ số ảnh hưởng của thuế. Đặc biệt là công tác điều tra tính toán khoản thuế hữu dụng cho mỗi loại sản phẩm hàng hóa và ngành hàng sản xuất kinh doanh. Phân định rõ những ưu tiên nào cần thông qua thuế và thông qua ở sắc thuế nào, điểm nào trong hệ thống thuế. Những ưu tiên đó thể hiện bằng thuế suất sẽ được cân đối với hạng mục nào trong hệ thống thuế. Từ những số liệu và công tác thu thập số liệu đó, Nhà nước mới tổ chức tính toán và áp dụng phương pháp mới trong hệ thống thuế.

Thứ hai là: Tổ chức hoặc phân công bộ phận tham mưu để nghiên cứu và phân tích các chỉ số liên quan. Chức năng chính của Tổng cục Thuế là quản lý thuế nhưng công tác nghiên cứu và tư vấn có thể thực hiện bằng việc tổ chức các chương trình hoặc dự án nghiên cứu. Khi đạt kết quả sẽ thực hiện nghiệm thu đề tài. Nhà nước cũng có thể lập ra các phòng ban hoặc giao cho Tổng cục Thuế thực thi việc phân tích và tư vấn cho Chính phủ các thông tin về thuế và tác động của hệ thống thuế.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Hoàn thiện việc sử dụng công cụ thuế trong quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp công nghiệp ngoài quốc doanh ở Việt Nam pdf (Trang 78 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)