Quan điểm hai: Vận dụng linh hoạt hệ thống thuế gắn với mục tiêu kinh tế xã hội trong từng thời kỳ lịch sử

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Hoàn thiện việc sử dụng công cụ thuế trong quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp công nghiệp ngoài quốc doanh ở Việt Nam pdf (Trang 74 - 75)

II- Hệ thống thuế đối với người lao động

3.1.2.Quan điểm hai: Vận dụng linh hoạt hệ thống thuế gắn với mục tiêu kinh tế xã hội trong từng thời kỳ lịch sử

tế xã hội trong từng thời kỳ lịch sử

Do nước ta chưa thể đổi mới hoàn toàn các luật thuế một cách đột ngột và đồng loạt trong một thời điểm ngắn cho nên việc cải tiến hệ thống luật thuế có kế hoạch với từng giai đoạn phát triển kinh tế như của Hàn Quốc là rất phù hợp. Điều kiện tự nhiên và lịch sử để lại những đặc thù riêng nên nước ta phải vận dụng khéo léo công cụ thuế trong quản lý nhà nước đối với các thành phần kinh tế. Bất kỳ loại thuế nào cũng có vai trò riêng, do đó khi áp dụng mỗi luật thuế Nhà nước cần xem xét và thay đổi một cách linh hoạt cho phù hợp với từng điều kiện kinh tế xã hội cụ thể. Các luật thuế sẽ có tác dụng đan xen lẫn nhau trong hệ thống, do đó Nhà nước cần phải xây dựng hệ thống luật thuế chuẩn tắc, tránh chồng chéo. Giai đoạn hiện nay, những yêu cầu cơ bản của hệ thống thuế là:

Hiệu quả kinh tế: Nhà nước không nên can thiệp trực tiếp thông qua hệ thống thuế nhằm phân bổ nguồn lực một cách có hiệu quả.

Hệ thống thuế phải cải tiến theo hướng đơn giản hóa và dễ hiểu, dễ quản lý và không tốn kém.

Hệ thống thuế phải đảm bảo linh hoạt trong mọi điều kiện thay đổi kinh tế xã hội.

Hệ thống thuế phải có tính tích cực về mặt chính trị. Các cá nhân phải hiểu họ nộp cái gì và cho mục đích gì để hệ thống chính trị có thể phản ánh đúng nguyện vọng của đa số các cá nhân.

Hệ thống thuế phải công bằng và hợp lý.

Trên cơ sở những yêu cầu cơ bản đó Nhà nước sẽ điều chỉnh các luật thuế cho phù hợp với điều kiện và yêu cầu phát triển kinh tế cụ thể của từng thời kỳ nhất định.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Hoàn thiện việc sử dụng công cụ thuế trong quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp công nghiệp ngoài quốc doanh ở Việt Nam pdf (Trang 74 - 75)