Những tồn tạ

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Hoàn thiện việc sử dụng công cụ thuế trong quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp công nghiệp ngoài quốc doanh ở Việt Nam pdf (Trang 63 - 67)

II- Hệ thống thuế đối với người lao động

2.3.1. Những tồn tạ

Hiện nay việc sử dụng công cụ thuế ở nước ta đã tương đối ổn định, từng bước thực hiện thống nhất đối với tất cả các thành phần kinh tế. Trên thực tế các DN công nghiệp Nhà nước khi tiến hành các hoạt động kinh doanh đều phải tuân thủ các luật thuế thống nhất, tuy nhiên các doanh nghiệp này vẫn còn phải thực hiện các chế độ đóng góp khác. Các luật thuế đã bao quát phần lớn các nguồn thu, đơn giản, dễ tính toán hơn nhưng các luật thuế áp dụng chưa đồng bộ và ít các quy định chế tài bắt buộc. Hệ thống thuế vẫn còn tình trạng chồng chéo giữa các loại thuế, căn cứ tính thuế và phương pháp tính thuế. Cơ chế tổ chức thu thuế và kiểm soát thuế có nhiều bất cập. Nội dung từng luật thuế chưa chặt chẽ mang tính quy định ước lệ. Hóa đơn chứng từ chưa được thực hiện đầy đủ và còn nhiều lỗ hổng trong quản lý.

Như vậy, thực trạng việc sử dụng công cụ thuế ở nước ta hiện nay vẫn có những vướng mắc lớn về các vấn đề sau:

Một là: Tình trạng trốn lậu thuế vẫn diễn ra phổ biến.

Hai là: Gánh nặng về thuế đối với giá cả hàng hóa công nghiệp vẫn là khá lớn và có tình trạng chồng chéo.

Ba là: Hệ thống thuế chưa đồng bộ và mục đích đánh thuế chưa rõ ràng.

Năm là: Hệ thống thuế nặng về chức năng tăng nguồn thu cho ngân sách và yếu về chức năng điều tiết nền kinh tế, chức năng hiệu quả và linh hoạt.

Cụ thể hơn mỗi loại thuế ở nước ta có một số điểm yếu riêng. Do đó, nạn trốn lậu thuế còn xảy ra phổ biến, việc mua bán và in ấn hóa đơn giả còn nhiều, gian lận xin hoàn thuế GTGT với giá trị lớn... đã trở thành những cản trở đối với việc phát triển kinh tế. Vì vậy, hiện nay Nhà nước phải sử dụng lại các biện pháp hành chính như quản lý thị trường, đội quy tắc... điều này cũng cản trở khả năng tự điều tiết của nền kinh tế thị trường. Mặt khác, áp dụng các biện pháp phi kinh tế này đã bộc lộ rõ nhược điểm lớn nhất của hệ thống thuế của nước ta là còn nhiều kẽ hở và chưa hoàn thiện.

Bảng 2.8: Những nhược điểm của các loại thuế ở nước ta hiện nay

TT Luật thuế Loại

thuế

Các nhược điểm chủ yếu

1 Thuế giá trị gia tăng Gián thu - Nạn trốn thuế bằng cách mua bán hóa đơn thật và giả

- Gian lận xin hoàn thuế

2 Thuế tiêu thụ đặc biệt Gián thu - Thất thu nhiều do diện đánh thuế hẹp và khó kiểm soát giá trị thực. 3 Thuế xuất nhập khẩu Gián thu - Thất thu nhiều do gian lận thương

mại.

- Cách tính thuế còn mang nặng tính chủ quan.

4 Thuế tài nguyên Gián thu Khó thu thuế và mức độ thu thập 5 Thuế nhà đất Trực thu Thu thuế còn nhiều vướng mắc về

cả thủ tục lẫn nội dung.

6 Thuế thu nhập cá nhân Trực thu Hầu như không có tác dụng nhiều. 7 Thuế thu nhập doanh

nghiệp

Trực thu Tình trạng trốn thuế vẫn xảy ra phổ biến.

Bên cạnh đó, xét trên phạm vi cả hệ thống cho thấy nảy sinh khá nhiều vướng mắc như nội dung các loại thuế chưa thống nhất, cơ chế quản lý thiếu đồng bộ, phân cấp quản lý còn chưa rõ ràng v.v...

Hệ thống thuế có những nhược điểm đặc trưng nhất ở những biểu hiện:

Nội dung của các loại thuế còn mâu thuẫn, thiếu đồng bộ. Mỗi loại thuế còn chưa hợp lý ở đối tượng chịu thuế, mức thuế suất, cơ chế thu nộp thuế. Phần lớn cơ quan quản lý thuế không kiểm soát chặt chẽ quá trình hoạt động kinh doanh của các đơn vị, thiếu sự giám sát nên dễ nảy sinh tình trạng trốn lậu thuế. Các đối tượng nộp thuế được phân chia nhiều loại nên phức tạp và khó quản lý. Cùng một đối tượng nộp thuế và chịu sự điều tiết của một luật thuế thì không nên có nhiều ưu đãi, miễn giảm thuế hay những sự can thiệp ngoài luật thuế. Nếu Nhà nước muốn ưu đãi hay trợ cấp nên hình thành các chương trình riêng và tách rời khỏi những điều tiết bằng thuế. Tính độc lập của mỗi loại thuế sẽ được nâng cao và tính pháp lý của thuế sẽ được tăng cường. Các mức thuế suất trong mỗi loại thuế và trong cả hệ thống thuế còn chênh lệch quá cao và mất cân đối. Thuế suất cao sinh tâm lý trốn lậu thuế, thuế suất thấp sẽ mất tác dụng điều tiết của thuế, miễn giảm thuế sinh tình trạng "xin - cho" mất công bằng. Cơ chế quản lý thuế còn nhiều đầu mối, không có cơ chế giám sát chung trên phạm vi cả nước và trên phạm vi liên ngành. Đặc biệt, trong khâu quản lý giám sát theo tưng đối tượng nộp thế hay hàng hóa chịu thuế còn yếu dẫn đến sự luồn lách trốn thuế. UBND Tỉnh, Thành phố trực thuộc Trung ương xác định việc miễn giảm thuế trong trường hợp bị thiên tai, địch họa. Trong khi đó, các Cục, Chi cục thuế chịu sự lãnh đạo của UBND Tỉnh lại phải chịu sự quản lý chuyên môn theo ngành thuế. Việc xác định mức độ thiệt hại do UBND xác định là chính

xác nhưng hỗ trợ qua thuế theo hình thức chỉ đạo trực tiếp sẽ không hợp lý do UBND không thể sâu về chuyên môn và luật thuế. Ngoài ra Bộ Kế hoạch và Đầu tư lại có quyền ban hành danh mục các mặt hàng thiết bị đầu tư, phương tiện vận tải, thiết bị chuyên dùng được miễn giảm thuế GTGT, còn Bộ Tài chính chỉ quy định thủ tục hồ sơ xin miễn giảm. Giấy phép ưu đãi đầu tư và danh mục đầu tư ưu tiên do cơ quan có thẩm quyền cấp để miễn giảm thuế, còn dự án có tỷ lệ xuất khẩu thuộc diện ưu tiên lại do Bộ Thương mại xem xét. Những quy định nhiều đầu mối này làm cho cơ quan quản lý thuế luôn bị động trong cân đối nguồn thu chi. Mặt khác, các cơ quan Bộ ban ngành thường không chịu trách nhiệm về thu NSNN nên rất dễ ban hành giấy phép ưu đãi và miễn giảm thuế. Việc quản lý thu NSNN thuộc về Bộ Tài chính nên để Bộ Tài chính có quyền chấp thuận việc miễn giảm thuế theo đề nghị của Bộ, ban ngành khác. Vì vậy, gần đây xảy ra rất nhiều sự vụ khai gian diện xin miễn giảm thuế đặc biệt là tỷ lệ nội địa hóa trong lắp ráp xe máy, tỷ lệ xuất khẩu đầu tư, hình thức kinh doanh gia công may mặc xuất khẩu v.v....

- Hệ thống thuế chưa có chế tài đủ mạnh nên có nơi buông xuôi quản lý hoặc làm sai. Phần lớn một số hoạt động câu kết gian lận hoặc trốn thuế đều có sự sai phạm từ cả cán bộ thuế đến người nộp thuế. Các cán bộ thuế sai phạm bị xử lý chưa cương quyết, có địa phương còn buông xuôi quản lý dẫn đến đội ngũ cán bộ không mạnh. Mặt khác, nhiều địa phương có cán bộ chưa hiểu rõ luật hoặc làm sai luật thuế vì những lợi ích riêng tư. Nhiều nơi thu các khoản thuế như là một chi phí khai thác tài nguyên, phí là "luật".

- Hệ thống hóa đơn chứng từ của nước ta vẫn chưa ổn định. Hóa đơn mua bán hàng hóa thiết kế chưa phù hợp cả về kích cỡ và nội dung. Hiệu quả pháp lý của hóa đơn nhỏ và thấp nên người tiêu dùng thường không lấy hóa đơn trong khi đó DN lại trao đổi mua bán hóa đơn. Việc mua bán hóa đơn dễ dãi kèm theo sự buông lỏng quản lý dẫn đến việc "mua - bán" hóa đơn khống xảy ra nhiều. Các loại hóa đơn chứng từ thiếu tính pháp lý rộng rãi nên chỉ có tác dụng trong một số trường hợp cần thiết. Khi ý thức chấp hành luật của người Việt Nam chưa cao thì dẫn đến tình trạng xem nhẹ hoặc coi thường các chứng từ tài chính.

- Cơ chế quản lý thuế còn thiếu đồng bộ, thiếu sự giám sát. Hoạt động của các DN rất rộng nên sẽ liên quan đến nhiều lĩnh vực. Một DN nợ đọng thuế ở địa phương này có thể vẫn kinh doanh ở địa phương khác hay sự gian lận trốn thuế ở từng lô hàng không được giám sát ở cơ quan quản lý thuế. Phần lớn do trang thiết bị ngành thuế chưa hiện đại nên khó kiểm tra. Tuy nhiên, việc tìm hiểu và kiểm tra việc thực hiện chế độ thuế đối với DN rất yếu là do cơ chế quản lý không rõ. Nhiều sự việc cơ quan quản lý trực tiếp chỉ biết thông tin khi các cơ quan hữu quan gửi công văn thông báo hoặc đến định kỳ báo cáo xuống kiểm tra. Những kẽ hở này tạo ra cho DN nhiều thời gian và biện pháp đối phó.

Việc sử dụng công cụ thuế ở nước ta còn phức tạp và có chiều hướng gia tăng các vụ phạm tội gian lận về thuế. Nhà nước ta sử dụng công cụ thuế để điều tiết nền kinh tế phát triển theo hướng kinh tế thị trường định hướng XHCN. Những giải pháp tạm thời hoặc ứng phó đôi khi không giải quyết triệt để những tồn tại và hạn chế đó. Vì vậy, để hoàn thiện việc sử dụng công cụ thuế trong quản lý nhà nước đối với DNNQD rất cần sự phân tích sâu hơn về những nguyên nhân nảy sinh các vướng mắc trên.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Hoàn thiện việc sử dụng công cụ thuế trong quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp công nghiệp ngoài quốc doanh ở Việt Nam pdf (Trang 63 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)