- Tác động của thuế đối với doanh nghiệp sản xuất.
2 Kinh tế ngoài quốc doanh
2.2.2.2. Tác động của hệ thống thuế đối với DNCNNQD Tác động đối với đối tượng nộp thuế
- Tác động đối với đối tượng nộp thuế
Tổng hợp tác động của hệ thống thuế đánh vào các DN cho thấy giá cả hàng hóa công nghiệp sẽ phải chịu gánh nặng thuế tương đối lớn và rất khó cạnh tranh với các hàng hóa công nghiệp của các nước khác trong khu vực và trên thế giới. Việc nghiên cứu tác động của các loại thuế này là rất quan trọng. Theo các phương pháp đánh giá phân tích của tác giả E.Stigliz trong cuốn "Kinh tế học công cộng" thì các công cụ thuế được xem xét tác động trên các khía cạnh về gánh nặng thuế, tác động của thuế đối với ngành, hãng sản xuất, tác động tới xã hội và người lao động như thế nào. Tuy nhiên, một hệ thống thuế tác động tới các yếu tố trên của nền kinh tế xã hội sẽ có những kết quả rất khác nhau. Chuẩn mực về hiệu quả của một hệ thống thuế chính là kết quả của các mục tiêu đạt được. Nhiều mục tiêu đặt ra sẽ không thể đạt được nếu nó nằm ngoài đường giới hạn khả năng sản xuất của một quốc gia. Hệ thống thuế sẽ tác động có hiệu quả khi kích thích phát triển kinh tế và dịch chuyển đường giới hạn khả năng sản xuất cao hơn. Trong các DNNN, phần lớn vốn do Nhà nước cấp và giao vốn nên Nhà nước phải lo quản lý và thu hồi vốn của mình. Khi Nhà nước tiến hành cổ phần hóa các DNNN thì sẽ có nhiều hơn các doanh nghiệp nhà nước kinh doanh cùng bị áp dụng một hệ thống thuế thống nhất. Như vậy, tác động của hệ thống thuế đối với các DNCNNQD sẽ rất mạnh mẽ. Phân tích theo các phương pháp kinh tế học hiện đại thì hệ thống thuế áp dụng cho các DNCNNQD có những tác động chủ yếu như sau:
Gánh nặng thuế khi áp dụng hệ thống thuế đối với doanh nghiệp Việt Nam hiện nay chưa thể xác định chính xác. Với chính sách phát triển kinh tế như hiện nay thì phần lớn các DNQD hoạt động trong những ngành độc quyền. khi Nhà nước đánh thuế vào ngành này tất yếu giá thành sẽ tăng lên và người tiêu dùng chịu gánh nặng thuế. Chẳng hạn như ngành điện, ngành viễn thông v.v... Do đó nó sẽ
đẩy chi phí sản xuất và tiêu dùng lên cao hơn các nước khác trong khu vực. Ngược lại, phần lớn các DNCNNQD hoạt động trong các ngành cạnh tranh hay nhóm độc quyền nên gánh nặng thuế phụ thuộc vào độ co giãn cung hay cầu của ngành hàng đó. Thực tế, các DN sẽ chịu gánh nặng thuế khi giá cả hàng hóa không tăng lên và ngược lại người tiêu dùng sẽ phải chịu gánh nặng thuế khi phải mua với giá hàng hóa cao hơn. Chính vì vậy, nhiều DN sẽ bán hàng với hai mức giá: Giá có hóa đơn và giá không có hóa đơn nhằm hạn chế tác dụng của hệ thống thuế đánh vào hàng hóa và người sản xuất như họ. Nếu Nhà nước không phân tích và xem xét kỹ tác động này thì tất yếu dẫn đến hiện tượng sử dụng công cụ thuế một cách tùy tiện. Các mức thuế suất đặt ra còn thiếu căn cứ khoa học dẫn đến tình trạng sai và sửa nhiều. Có một thực tế là nhiều nội dung và chế độ thuế ở nước ta không ổn định gây nhiều khó khăn cho cả DN trong nước và DN nước ngoài. Mặt khác, hệ thống thuế đánh vào hàng hóa và đánh vào người sản xuất đã tạo ra môi trường kinh doanh có chi phí quá cao so với các nước khác trong khu vực. Hệ thống thuế đánh vào bất kỳ loại hàng hóa hay giai đoạn sản xuất nào đều có ảnh hưởng tới cả nền kinh tế do sự liên kết đa ngành. Do đó, tác động của hệ thống thuế áp dụng cho các DNNQD phải được giải quyết trên cơ sở bài toán kinh tế liên ngành nhằm xác định mức độ ảnh hưởng của nó. Nếu xem xét về mặt định tính thì gánh nặng thuế hiện nay ở nước ta do các DN phải chịu khi thuế tăng mà giá cả hàng hóa không tăng, và ngược lại. Sự biến động về chỉ số giá ở nước ta trong 4 năm gần đây có biến động ít như đồ thị 2.1. -1 0 1 2 3 4 5 N¨ m 1999 N¨ m 2000 N¨ m 2001 N¨ m 2002 ChØ sè gi¸ (%)
Đồ thị 2.1: Biến động chỉ số giá trong giai đoạn 1999 - 2002
Nguồn: [38].
Như vậy, khi Nhà nước tăng thuế hay đánh thuế trong những giai đoạn nền kinh tế đang chững lại, giá cả hàng hóa không tăng thì mọi gánh nặng thuế sẽ do các nhà sản xuất chịu, khi đó, các doanh nghiệp sẽ không tiếp tục đầu tư hay mở rộng sản xuất và nền kinh tế không phục hồi được. Chính vì vậy, các nước tư bản phát triển luôn luôn sử dụng thuế như là công cụ điều tiết vĩ mô nhằm kích thích nền kinh tế phát triển. Thậm chí, trong những chiến dịch tranh cử tổng thống, các ứng cử viên luôn sử dụng chiêu bài cam kết dùng công cụ thuế này để thuyết minh trước dân chúng như giảm thuế hay tăng thuế v.v...
Phần lớn tác động của hệ thống thuế đối với một bộ phận dân cư hay khu vực nào đó còn tùy thuộc vào từng sắc thuế. Tuy nhiên, trên phạm vi nền kinh tế, các DNCNNQD chịu tác nhân thuế thường tính toán trên cơ sở khoản thuế hữu dụng - tức là khoản thuế giá trị thực tế của hàng hóa hay người nộp thuế phải chịu cho toàn bộ các sắc thuế đã áp dụng. Hay nói cách khác, đó là hàm lượng giá trị thuế thực tế trong giá thành của hàng hóa. Để phân tích tính chính xác tác động này, đòi hỏi phải có những con số thống kê phù hợp. ở nước ta, các dữ liệu thống kê chưa chính xác và đầy đủ cho việc phân tích và nghiên cứu các ảnh hưởng trên. Nếu dựa trên sự phân tích về gánh nặng thuế như ở trên sẽ lý giải được nghịch lý tỷ lệ thuế thu từ khu vực kinh tế NQD (6,9%) rất thấp trong GDP của khu vực này nhưng rõ ràng trên thực tế tỷ lệ thuế nói chung so với GDP của cả nền kinh tế lại khá cao (16,9%). Thực chất, đây chỉ là "bề nổi của tảng băng chìm" mà các doanh nghiệp phải gánh chịu. Nếu chỉ xét về những số liệu thống kê đơn thuần như vậy sẽ lầm tưởng gánh nặng thuế của DNNQD là rất thấp. Trên thực tế, mọi hàng hóa do các doanh nghiệp sản xuất ra lại có giá thành rất cao so với các nước khác. Vậy gánh nặng thuế sẽ biểu hiện bằng toàn bộ khoản thuế thực tế kết tinh trong hàng hóa mà doanh nghiệp tiến hành kinh doanh ở một môi trường nhất định. ở Việt Nam, các DNCNNQD nói riêng và doanh nghiệp kinh doanh nói chung có gánh nặng thuế
trực tiếp có thể rất thấp nhưng gánh nặng thuế nói chung lại rất cao do môi trường kinh doanh khó khăn và giá thành mọi loại hàng hóa dịch vụ khá cao. Do đó, nếu không tính được ảnh hưởng này sẽ rất khó định ra được các chính sách thuế phù hợp.
Mặt khác, tác động của hệ thống thuế đối với các DNCNNQD cũng gây nên sự méo mó - đó là "sự mất trắng". Một hệ thống đánh thuế vào sản xuất sẽ có hiện tượng phần thu thuế của Nhà nước nhỏ hơn phần lợi nhuận DN hay cá nhân sẽ nhận được. Như vậy hệ thống thuế đã gây méo mó và phần tổn thất này là sự mất trắng của hệ thống thuế. Đặc biệt, trong điều kiện mở cửa và xu hướng quốc tế hóa nền kinh tế thì khả năng xảy ra sự mất trắng của hệ thống thuế nước ta càng lớn. Trên thị trường có quá nhiều loại hàng ngoại thay thế hàng nội thì khi hàng hóa của các DN trong nước sản xuất ra có giá cao hơn sẽ bị hàng hóa ngoại cạnh tranh. Đánh thuế vào sản xuất trong nước thì Nhà nước không thể thu thuế với giá trị lớn hơn những tổn thất của DN bị mất. Thậm chí, khi thuế suất càng cao thì nạn buôn lậu càng lớn. Nhà nước không được và DN cũng không được lợi gì nên hiện tượng mất trắng thuế là rất lớn. Nhà nước sẽ không thu được số thuế tương ứng với khoản tổn thất của các DN kinh doanh, trong khi đó người tiêu dùng cũng không được lợi gì khi Nhà nước đánh thuế. Nhà nước ta đã và đang hạn chế tình trạng kinh doanh trốn lậu thuế và nâng cao hiệu quả của hệ thống thuế. Tình trạng nảy sinh sự mất trắng của hệ thống thuế ở nước ta lâu nay vẫn bị xem nhẹ thậm chí có thể nói là không được xem xét một cách khoa học. Do đó, hầu như các chi phí kinh doanh ở nước ta là cao hơn các nước khác và không khuyến khích hoạt động sản xuất kinh doanh.
Bên cạnh đó, còn có thể phân tích tác động của hệ thống thuế đến đường khả năng sản xuất của nước ta. Trong năm 2001, giá trị tổng sản phẩm quốc nội nước ta khoảng 30 tỷ USD nhưng trên thực tế đường khả thi sản xuất sẽ không thể đạt được mức sản xuất như đường giới hạn khả năng sản xuất do hệ thống thuế gây ra (Đồ thị 2.2). 30 tỷ USD Tư liệu sản xuất Đường khả năng sản Đường khả thi sản
Đồ thị 2.2: Tác động của thuế đối với đường giới hạn khả năng sản xuất
Nguồn: [38].
Nếu giới hạn của đường khả thi sản xuất của nước ta ở trong mức 30 tỷ USD thì đường khả năng sản xuất của cả xã hội sẽ cao hơn mức đó. Mức độ ảnh hưởng này chưa được tính toán một cách khoa học, nên dẫn đến việc áp đặt định tính khi xác định các chỉ tiêu phát triển kinh tế và hoạch định chính sách thuế. Do đó, các chỉ tiêu kinh tế luôn thiếu chính xác và các chính sách thuế luôn bị động và thay đổi liên tục. Nếu căn cứ vào tác động của hệ thống thuế đối với đường giới hạn khả năng sản xuất và đường giới hạn khả thi sản xuất sẽ thấy ảnh hưởng của thuế là rất lớn. Giả định, không có hệ thống thuế thì đường giới hạn khả năng sản xuất của nước ta sẽ cao hơn 30 tỷ USD/năm.
Tuy nhiên, sự phân tích ảnh hưởng này sẽ rất khó khăn khi không có những dữ liệu và phương pháp tính toán chính xác. Thực tế cho thấy nước ta còn yếu về khả năng phân tích kinh tế và nghiên cứu kinh tế mang tính định lượng trong lĩnh vực thuế. Mỗi hệ thống thuế áp dụng phải có những điều kiện cần và đủ nên khi áp dụng hệ thống thuế thiếu sự phân tích sẽ khó lường hết hậu quả của nó.
Hệ thống thuế còn ảnh hưởng đến DNCNNQD thông qua tác động nguồn lao động. Theo số liệu của Bộ Lao động thương binh và Xã hội thì tổng số lao động trong lĩnh vực ngoài quốc doanh rất lớn và tăng nhanh. Mức cung lao động ở nước ta là rất lớn, tỷ lệ thất nghiệp và thiếu việc làm rất cao. Nếu Nhà nước áp dụng hệ thống
thuế đánh vào sản xuất hay người lao động sẽ ảnh hưởng đến mức cung và cầu lao động. Lực lượng lao động trong khu vực kinh tế ngoài quốc doanh sẽ ảnh hưởng nhiều nhất bởi tỷ lệ lao động trong khu vực này chiếm khoảng 90% lực lượng lao động toàn xã hội. Như vậy, hệ thống thuế áp dụng cho các DNCNNQD sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến lực lượng lao động này. Chính vì vậy, hệ thống thuế sử dụng ở đây phải bao hàm cả thuế thu nhập cá nhân và bảo hiểm xã hội. Ngoài những tác động của các loại thuế trong hệ thống thuế đánh vào sản xuất, còn phải xem xét thuế đánh vào người lao động. Thuế đánh vào người sử dụng lao động hay người lao động đều có những ảnh hưởng nhất định. Đối với người lao động sẽ quan tâm nhiều hơn đến việc làm và thu nhập. Trong những năm qua tỷ lệ thiếu việc làm cũng phản ánh một phần nào sự ảnh hưởng của hệ thống thuế ở nước ta. Tỷ lệ thất nghiệp và hệ thống thuế có mối quan hệ thông qua tác động của cung và cầu lao động cho DN. Đánh thuế đối với "đầu vào" hay "đầu ra" đối với DN đều gây ra những ảnh hưởng. Thông thường, hậu quả của hệ thống thuế đánh vào DN và người lao động sẽ ảnh hưởng đến cung cầu về lao động và tạo ra sự thay đổi về tỷ lệ thất nghiệp. Tỷ lệ thiếu việc làm và thất nghiệp ở nước ta trong những năm qua (Xem bảng 2.6).
Bảng 2.6: Tổng số lao động và tỷ lệ thất nghiệp, thiếu việc làm
trong nền kinh tế
TT
Năm Tiêu chí
1996 1997 1998 1999 2000 2001