Thứ nhất: Xác định điểm đánh thuế phù hợp với hệ thống thuế

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Hoàn thiện việc sử dụng công cụ thuế trong quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp công nghiệp ngoài quốc doanh ở Việt Nam pdf (Trang 72 - 74)

II- Hệ thống thuế đối với người lao động

3.1.1.Thứ nhất: Xác định điểm đánh thuế phù hợp với hệ thống thuế

Trước hết, phải định dạng rõ các điểm đánh thuế trong một hệ thống thuế. Theo như lý thuyết kinh tế học hiện đại, vòng tuần hoàn của quá trình tái sản xuất trong xã hội để đánh thuế như sơ đồ 3.1.

Sơ đồ 3.1: Vòng tuần hoàn của quá trình tái sản xuất

Như vậy nếu đánh thuế vào các đầu vào và ra của các doanh nghiệp trong xã hội, hay nói cách khác là dùng hệ thống thuế gián thu qua các hoạt động sản xuất kinh doanh thì sẽ không đánh trực tiếp vào thu nhập của cá nhân hay các hộ gia đình, và ngược lại nếu đánh thuế vào thu nhập đầu vào của các cá nhân hay hộ gia đình thì sẽ hạn chế đánh thuế vào các doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh, vì suy cho cùng sản xuất ra của cải vật chất là để cho tiêu dùng. Nếu lựa chọn cách đánh thuế chủ yếu vào thu nhập cá nhân và các hộ gia đình thì diện thu thuế rất rộng nhưng đảm bảo chặt chẽ và công bằng và không làm tăng giá bán hàng hóa của các

Các hộ gia đình Các doanh nghiệp Thu nhập Sản xuất Tiêu dùng Lao động

doanh nghiệp để họ có cơ hội cạnh tranh quốc tế lớn hơn, mặt khác thuế sẽ không trùng lắp nên không phải sử dụng thuế gia tăng. Nếu đánh thuế thông qua các hoạt động sản xuất kinh doanh thì cơ chế vận hành phức tạp, giá cả hàng hóa sẽ được tính cao hơn và phải sử dụng nhiều cơ chế hoàn thuế hay tín dụng thuế. Nước Mỹ vẫn tự hào rằng đánh thuế dựa trên thuế trực thu là tiên tiến hơn cách đánh thuế dựa vào thuế gián thu và muốn thực hiện cách đánh thuế này phải có một hệ thống quản lý và thu thuế tiên tiến và hiện đại. Thực chất, việc chọn các kiểu đánh thuế khác nhau không thể so sánh trực quan cảm tính như vậy mà phải dựa vào hiệu quả của hệ thống thuế ở mỗi quốc gia và sự tương thích của nó. Nếu trình độ phát triển kinh tế và ý thức của dân chúng chưa cao thì chưa chắc khi áp dụng mô hình đánh thuế kiểu tiên tiến hơn sẽ đem lại hiệu quả kinh tế lớn hơn. Mặt khác, bản thân hai kiểu đánh thuế khác nhau phải căn cứ vào trình độ phát triển kinh tế và ý thức tự giác của dân chúng trong từng giai đoạn lịch sử cụ thể.

Thuế là nguồn thu chủ yếu của ngân sách Nhà nước, cho nên các luật thuế (dù đánh theo kiểu nào) cũng phải dựa vào tỷ lệ động viên GDP vào ngân sách quốc gia. Tác giả W.Bowman Cutter cho rằng: "Tỷ lệ động viên GDP vào ngân sách hàng năm của Mỹ hợp lý nhất là 19%. Tỷ lệ động viên cao hơn sẽ ảnh hưởng đến đầu tư và sức sản xuất" [40].

Năm 2001, nước Mỹ có tỷ lệ động viên khá cao tương đương với 20,7% GDP, cho nên gánh nặng thuế nói chung là cao hơn trước đây. Tuy nhiên, gánh nặng thuế về thuế sẽ nghiêng về người tiêu dùng hay người sản xuất lại phụ thuộc nhiều vào điểm đánh thuế và kiểu đánh thuế, đặc biệt phụ thuộc vào các quy luật kinh tế khách quan như quy luật cung cầu v.v...

Theo kiểu đánh thuế ở Mỹ thì đánh thuế vào doanh nghiệp sẽ giảm rất nhiều nhưng thuế quỹ lương và thu nhập cá nhân lại tăng lên rất cao. Kiểu đánh thuế này giúp cho các doanh nghiệp phải chịu gánh nặng thuế thấp đi và bán hàng hóa rẻ hơn. Trong khi đó, nếu đánh thuế theo kiểu cũ thì hàng hóa cung loại của các doanh nghiệp ở Mỹ sẽ cao hơn hàng hóa của các doanh nghiệp ở nước khác, do đó sẽ

làm giảm tính cạnh tranh hàng hóa của của Mỹ trên trường quốc tế. Mặt khác, ưu điểm của kiểu đánh thuế này là chỉ đánh vào phần thu nhập đã rút ra khỏi quá trình sản xuất kinh doanh để chuyển thành thu nhập của cá nhân hay hộ gia đình. Nếu những khoản thu nhập này vẫn lưu chuyển trong quá trình sản xuất kinh doanh thì không chịu thuế thu nhập cá nhân nên có tác dụng khuyến khích sản xuất kinh doanh hơn kiểu đánh thuế khác. Chính vì vậy, Nhà nước ta nên thay đổi quan điểm về việc đánh thuế đối với các doanh nghiệp theo hướng giảm các loại thuế đánh vào sản xuất kinh doanh và tăng cường trực tiếp đánh thuế vào thu nhập của cá nhân và các hộ gia đình.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Hoàn thiện việc sử dụng công cụ thuế trong quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp công nghiệp ngoài quốc doanh ở Việt Nam pdf (Trang 72 - 74)