- Tác động của thuế đối với doanh nghiệp sản xuất.
2 Kinh tế ngoài quốc doanh
2.2.2.1. Nội dung của việc sử dụng các công cụ thuế
Trong quá trình hình thành và phát triển, hệ thống thuế ở nước ta đã từng bước đảm bảo nguồn thu cho NSNN. Nói chung, hệ thống thuế của nước ta cũng đã phải thay đổi nhiều lần theo từng giai đoạn lịch sử phát triển của đất nước. Công cụ thuế được sử dụng hợp lý và hiệu quả như là công cụ quản lý vĩ mô. Thuế đã trở thành nguồn thu chủ yếu của NSNN. Phần lớn các sắc thuế mới đã được ban hành thành luật, sử dụng thống nhất và bình đẳng cho mọi đối tượng. Thu NSNN tăng đều qua các năm, thu NSNN năm 1996 tăng 16,9%; năm 1997 tăng 4,8%; năm 1998 tăng 8%; năm 1999 tăng 8%. Khuôn khổ pháp lý về thuế đã không ngừng được cải thiện.
Nền kinh tế nhiều thành phần, các thành phần được phát triển bình đẳng trước pháp luật, đặc biệt là đối với các sắc thuế. Trước tiến trình hội nhập, Nhà nước đã sử dụng công cụ thuế hài hòa với lộ trình tham gia. Việt Nam đã gia nhập AFTA, APEC, và sắp tới là WTO. Khi hội nhập, nhiều nội dung về thuế sẽ phải thay đổi nên việc sử dụng công cụ thuế chắc chắn bị hạn chế.
Về chính sách thuế: Hệ thống thuế được ban hành trên cơ sở thúc đẩy sản xuất và kinh doanh phát triển, đảm bảo nguồn thu cho ngân sách, đem lại công bằng xã hội và tạo tiền đề cho Việt Nam hội nhập kinh tế với các nước. Hình thức thuế
đã thay đổi, nhiều Luật thuế đã được ban hành mới hoặc bổ sung sửa đổi. Luật thuế GTGT và TNDN là nội dung quan trọng trong quá trình hoàn thiện hệ thống thuế Việt Nam. Qua công cụ thuế, tỷ lệ động viên trong nội bộ nền kinh tế đã hợp lý hơn, vừa đảm bảo cho thu NSNN, thúc đẩy phát triển sản xuất kinh doanh, đảm bảo công bằng xã hội. Chính sách thuế chuyển dần từ thu quốc doanh và thuế công thương nghiệp tư nhân sang hình thức luật thuế áp dụng thống nhất. Từ khi thực hiện chính sách thuế thống nhất nước ta đã hình thành một bước cải cách tập trung chủ yếu vào việc tạo điều kiện cho các DNNQD phát triển, thực hiện bình đẳng giữa các thành phần kinh tế và tạo điều kiện mở cửa nền kinh tế theo đúng chủ trương của Đảng và Nhà nước.
Trên cơ sở đó, tình hình thực hiện thu thuế của nước ta từ năm 1999 đến nay luôn ở mức độ huy động cao và vượt so với kế hoạch.
Biểu đồ 2.3: Mức tăng thu Ngân sách so với dự toán
Nguồn: [35, số 86, trang 1].
Tuy nhiên, hiện nay ở nước ta còn tồn tại số lượng các DNNN khá lớn nên vẫn duy trì sự quản lý của Nhà nước đối với khu vực kinh tế này chặt chẽ hơn. Hệ thống thuế đã thống nhất nhưng chính sách quản lý còn khác biệt với khu vực kinh tế NQD. Đối với các DNCNQD, Nhà nước có chính sách thu về sử dụng vốn ngân sách. Nhiều DNCNNN được khoán vốn với nhiệm vụ bảo toàn và phát triển vốn. Tuy nhiên, Nhà nước khó thu khoản này do chính sách áp dụng còn bất hợp lý.
100 121.8 119.4 121.8 119.4 53 0 20 40 60 80 100 120 140 Thu NS (%) 1999 2000 2001 6Th/2002
Khoản thu này có ý nghĩa như là chi phí vốn nhưng lại không cho trích nộp chi phí này trước khi đóng thuế và phân chia cổ tức, chính vì vậy các DNCNQD lẩn tránh việc nộp ngân sách về quyền sử dụng vốn bằng cách hạch toán lỗ hoặc phân chia lợi nhuận gộp trước khi tính khoản "thu về quyền sử dụng vốn ngân sách". Đối với DNCNNQD, Nhà nước chỉ tập trung thực thi các sắc thuế mới và tăng cường công tác hành thu. Cách thức hành thu giữa hai loại hình DN có sự khác biệt vì quan niệm cho rằng các DNCNNQD luôn trốn thuế. Trong khi đó, cả hai loại hình DN này đều có biểu hiện trốn thuế ở những mức độ khác nhau. Mặt khác, có những vi phạm của lãnh đạo DNCNQD về thuế cũng chỉ coi là hành vi "thiếu tinh thần trách nhiệm" hoặc "trình độ quản lý kém gây tổn thất nghiêm trọng" vì cho rằng lý do họ vi phạm không vì mục đích cá nhân. Chính vì vậy, Nhà nước dần dần xóa bỏ tư tưởng và cách hành thu và cách xử lý vi phạm thuế không thống nhất đó. Hiện nay, Nhà nước sử dụng công cụ thuế trong việc quản lý DNCNNQD bằng các loại thế như: Thuế GTGT; Thuế TNDN; Thuế tài nguyên; Thuế nhà đất; Thuế TTĐB; Thuế xuất nhập khẩu và Thuế môn bài.
Như vậy, thuế đã tác động trực tiếp vào hoạt động của các DN. Chính sách thuế mới đã tạo điều kiện cho các DN bình đẳng hơn trong sản xuất kinh doanh và thúc đẩy các doanh nghiệp phát triển mạnh mẽ. Chính sách này đã quán triệt chủ trương phát triển kinh tế tư nhân nói riêng và công cuộc CNH, HĐH nói chung. Trước đây, NSNN chủ yếu dựa vào thu quốc doanh đã chuyển dần sang thu theo sắc thuế. Cơ cấu thu theo sắc thuế phản ánh vị trí vai trò của sắc thuế đó trong tổng thể nguồn thu cho NSNN. Các nguồn thu qua thuế là nguồn thu chính của NSNN nhưng không phải tác dụng của các sắc thuế là như nhau. Vai trò của cả hệ thống thuế đối với thu ngân sách là rất lớn nên phải xem xét mức độ thu ngân sách theo một hệ thống thống nhất. Do đó, về tổng thể vai trò của hệ thống thuế theo chính sách thuế mới với cơ cấu nguồn thu cụ thể trong giai đoạn 1999 - 2001 được trình bày (bảng 2.4.)
Đơn vị: tỷ đồng TT Chỉ tiêu 1999 % GDP 2000 % GDP 2001 % GDP 1 Thuế TNDN 14.532 3,63 22.240 5,0 25.032 5,26 2 Thuế thu nhập cá nhân 1.856 0,5 1.831 0,41 1.930 0,4 3 Thu sử dụng vốn NS 1.543 0,4 1.642 0,37 1.510 0,3 4 Thuế nhà đất 342 0,085 366 0,08 300 0,063
5 Thuế môn bài 361 0,09 381 0,086 379 0,08
6 Lệ phí trước bạ 1.046 0,26 934 0,2 1.050 0,22
7 Thuế chuyển quyền
sử dụng đất 347 0,087 213 0,048 230 0,048
8 Thuế giá trị gia tăng 17.239 4,3 17.072 3,84 18.916 3,98
9 Thuế tiêu thụ đặc biệt 4.475 1,12 5.250 1,18 6.304 1,327
10 Thuế tài nguyên 4.552 1,14 7.487 1,7 7.558 1,59
11 Thuế sử dụng đất
nông nghiệp 1.973 0,49 1.776 0,4 700 0,147
12 Thuế xuất nhập khẩu 14.441 3,6 13437 3,0 16.200 3,41
13 Các loại thuế khác 1.236 0,31 158 0,04 196 0,041
Thu Thuế 63.942 72.787 80.305 16,9
Theo báo cáo của Bộ Tài chính, nguồn thu của NSNN từ khu vực kinh tế NQD có xu hướng tăng nhanh. Ngay từ năm đầu tiên áp dụng các sắc thuế (năm 1999) tổng thu thuế ở khu vực kinh tế NQD là 5.581 tỷ đồng và hàng năm tăng khoảng 10%. Giá trị tổng sản lượng của khu vực kinh tế NQD chiếm 60% và quốc doanh chiếm 40%. Giá trị tổng sản lượng của khu vực kinh tế này bằng 150% so với giá trị sản lượng của khu vực KTQD nhưng tỷ lệ thu thuế từ thành phần kinh tế này chỉ bằng 30% so với tỷ lệ thu thuế của thành phần quốc doanh. Cơ cấu thuế thu từ khu vực này được thể hiện chi tiết qua Bảng 2.5.
Bảng 2.5: Cơ cấu thu từ khu vực kinh tế ngoài quốc doanh theo sắc thuế.
(Đơn vị: tỷ đồng). TT Sắc thuế 1999 2000 2001 2002 Giá trị % Giá trị % Giá trị % Giá trị % 1 Thuế GTGT 2.695 48,4 2.601 45 3.090 46,3 3.414 46 2 Thuế TTĐB 33 0,6 49 0,8 61 0,9 64 0,9 3 Thuế thu nhập DN 2.433 43,6 2.664 46 3.008 46 3.454 46,8 4 Thuế tài nguyên 49 0,9 40 0,7 38 0,6 37 0,5
5 Thuế môn bài 341 6 360 6 378 6 372 5
6 Thuế xuất nhập khẩu (*)
- - - -
7 Thuế khác 30 0,5 88 1,5 10 0,2 59 0,8
Tổng cộng 5.581 100 5.802 100 6.585 100 7.400 100
Đối với khu vực kinh tế NQD, Nhà nước đã có chủ trương phát triển từ đại hội VI nhưng thực sự có sự đổi mời toàn diện và có cơ chế thông thoáng sau khi có Nghị quyết TƯ 5. Hệ thống thuế áp dụng cho các thành phần kinh tế này đã được ban hành từ những năm 90. Tuy nhiên, hệ thống thuế áp dụng cho các DNCNNQD đã có nhiều tín hiệu đáng mừng như số thuế hàng năm tăng khoảng 10%, đặc biệt năm 2001 tăng 13,5%, năm 2002 tăng 12,3%. Mức tăng của tổng số thuế nộp từ thành phần kinh tế này chưa tương xứng với tiềm năng và mức độ phát triển của nó. Cơ cấu thuế nộp cũng thể hiện sự điều tiết của Nhà nước chủ yếu thông qua thuế TNDN và thuế GTGT. Tỷ lệ thuế TNDN chiếm 46% và tỷ lệ thuế GTGT chiếm 46,2% theo như biểu đồ 2.4.
Biểu đồ 2.4: Cơ cấu thu thuế của khu vực NQD năm 2001
Nguồn: [ 38 ].
Như vậy, các loại thuế trong hệ thống thuế đối với các DNNQD có vị trí và vai trò khác nhau. Mức độ tác động của từng loại thuế sẽ được xem xét và phân tích cụ thể để có những chính sách phù hợp. Hệ thống thuế áp dụng cho các DNCNNQD đã thể hiện rõ nét việc sử dụng công cụ thuế của Nhà nước đối với khu vực kinh tế này. Tuy nhiên, sử dụng công cụ thuế còn phải căn cứ vào tác động của từng loại thuế đối với xã hội, đối với Nhà nước, đối với doanh nghiệp và đối với người lao động.
Về bộ máy quản lý thuế được phân cấp theo ngành dọc. Các cơ quan quản lý thuế phân bố bám sát địa bàn và hoạt động của đối tượng nộp thuế. Cán bộ thu
ThuÕ GTGT 46.92% ThuÕ TNDN 45.68% ThuÕ TT§ B 0.93%
ThuÕ tµi nguyªn 0.58% ThuÕ kh¸ c
0.15%ThuÕ m«n bµi