4.6.1. Giới thiệu
Quản trị dự án, hay còn gọi là PM (Project Manager) hiện nay đang là đích ngắm của nhiều bạn trẻ làm trong lĩnh vực CNTT. Đây là một nghề đòi hỏi tính chuyên nghiệp và tổng hợp cao, nhiều thử thách nhưng cũng vô cùng hấp dẫn.
Trong một dự án phát triển phần mềm (PM) nói riêng, trưởng dự án (Project Manager) là người chịu trách nhiệm cao nhất về kết quả dự án. “Project Manager là tinh thần của dự án”
GV: ThS. Nguyễn Hữu Thương SVTH: Nhóm 12
Bất kỳ một dự án lớn nhỏ nào cũng cần một người đứng ra chịu trách nhiệm tổ chức, triển khai và thực hiện... Người giữ vai trò này được gọi là người quản lý dự án hay giám đốc dự án (Project Manager). Vì vậy, Project Manager cần phải am hiểu dự án và thật sự bản lĩnh để đảm bảo tiến độ triển khai và giải quyết những vấn đề nảy sinh để dự án đạt hiệu quả, hoàn thành đúng với quy trình và ngân sách dự kiến.
Nếu Project Manager ít kinh nghiệm, chưa hiểu quy trình, chưa được đào tạo bài bản về nghiệp vụ và nhiều lúc làm theo cảm tính thì chất lượng dự án không được như ý muốn và có thể sẽ đi đến thất bại...
Quy trình sản xuất PM cũng không khác biệt so với việc sản xuất một sản phẩm cụ thể. Để có một sản phẩm PM tốt, ngoài các kỹ năng làm việc, các nhân sự trong từng vị trí của dự án phải hiểu rõ cụ thể công việc mà mình thực hiện, trách nhiệm và thời gian hoàn thành khối lượng công việc đó. Vai trò của từng vị trí trong dự án PM rất quan trọng, công việc có lúc cần phải xử lý tuần tự, nhưng đa phần là xử lý song song đồng loạt các vấn đề. Đây chỉ là những công việc rời rạc, nhiệm vụ cụ thể mà mỗi cá nhân cần phải thực hiện. Project Manager là người điều phối, gắn kết các bộ phận rời rạc này lại, đồng thời giải quyết mâu thuẫn nội bộ phát sinh để đưa ra giải pháp khả thi nhất. Làm thế nào để nhân viên (NV) chấp nhận thực hiện? Thuyết phục và làm cho khách hàng tin tưởng vào sự tư vấn, quy trình và công nghệ dự án có thể đáp ứng cho họ...
Tùy thuộc vào yêu cầu, độ phức tạp của dự án, Project Manager cùng với các cộng sự lên kế hoạch cụ thể cho từng giai đoạn: Phân chia số lượng công việc, dựa vào sự hiểu biết về công nghệ, khả năng của từng nhân sự trong dự án để có thể ước lượng chính xác thời gian hoàn thành cũng như chi phí cho từng dự án.
Có thể nói PM luôn ở trong tình thế “trên búa dưới đe”. Nghĩa là vừa bị sếp và khách hàng ép về tiến độ, chất lượng trong một nguồn lực giới hạn vừa phải nghe anh em ca thán về công việc vất vả. PM sẽ phải đối mặt với nhiều áp lực vì cuối cùng sẽ là người chịu trách nhiệm cao nhất về thành công của một dự án.
Người vất vả nhất trong dự án cũng thường là PM bởi phải tham gia vào hầu hết công việc của mọi người (trên một khía cạnh nhất định) để hiểu được tiến độ cũng như khó khăn của từng người và hỗ trợ cho người đó. PM cũng chịu trách nhiệm giao dịch và báo cáo với khách hàng về tiến độ công việc. Đánh đổi lại cho những vất vả đó, PM sẽ có cơ hội nâng cao khả năng tổ chức công việc của bản thân, khả năng này không chỉ tốt trong dự án mà còn cả ở những công việc hàng ngày của mỗi cá nhân. Đồng thời, đây cũng là một trong những nghề có thu nhập cao với mức trung bình khoảng 1000 USD/ tháng.
“Để trở thành một PM giỏi, hãy làm việc chăm chỉ, dám đứng ra chịu những
trách nhiệm lớn, không ngừng nâng cao khả năng chuyên môn và các kỹ năng mềm. Đây là công việc đòi hỏi kinh nghiệm và sự từng trải cao, tuy nhiên với đặc thù của
GV: ThS. Nguyễn Hữu Thương SVTH: Nhóm 12
ngành CNTT, cũng có rất nhiều cơ hội dành cho các bạn trẻ khẳng định mình”, anh
Trần Anh Tuấn – một PM của Công ty phần mềm FPT Software chia sẻ.
4.6.2. Công việc
Trước hết, cần phải hiểu Quản trị dự án là công tác hoạch định, theo dõi và kiểm soát tất cả những khía cạnh của một dự án và kích thích mọi thành phần tham gia vào dự án đó nhằm đạt được những mục tiêu của dự án đúng thời hạn với các chi phí, chất lượng và thời gian dự kiến. Nói một cách khác, Quản trị dự án là công việc áp dụng các chức năng và hoạt động của quản lý trong suốt dự án nhằm đạt được những mục tiêu đã đề ra.
Quản trị dự án là một quá trình phức tạp, không có sự lặp lại. Nó khác hoàn toàn so với việc quản lý công việc thường ngày của các tổ chức, doanh nghiệp khác - bởi tính lặp đi lặp lại, diễn ra theo các quy tắc chặt chẽ và được xác định rõ của công việc. Trong khi đó, công việc của quản trị dự án và những thay đổi của nó mang tính duy nhất, không lặp lại, không xác định rõ ràng và không có dự án nào giống dự án nào.
Ai cũng có thể tra cứu Google với từ khóa “Project Management Body of Knowledge” là tìm ra được những công việc chính của PM và học hỏi theo các kiến thức quản lý ở đó, như quản lý tiến độ, chi phí, chất lượng, nguồn nhân lực, quy trình, phòng trừ rủi ro… Tuy nhiên, một trong những điểm đánh giá một PM thành công đó là quản trị nguồn nhân lực. Mỗi PM sẽ có cách hành xử khác nhau tùy thuộc vào tính cách của mỗi PM cũng như mỗi thành viên trong nhóm, điều này sẽ góp phần quyết định vào kết quả đạt được của dự án.
4.6.3. Nhu cầu thị trƣờng và Cơ hội nghề nghiệp.
Trở thành một PM bạn có khả năng tham gia các công việc sau:
4.6.4.1. Lập dự án, thiết kế thi công ứng dụng CNTT.
Lập, phê duyệt nhiệm vụ khảo sát và thực hiện điều tra, khảo sát. Lập dự án đầu tư ứng dụng CNTT.
Lập Thiết kế thi công, dự toán, tổng dự toán trong hoạt động đầu tư ứng dụng CNTT.
Tổng quan về mô hình xác định giá trị phần mềm nội bộ.
Lập đề cương và dự toán chi tiết đối với các hoạt động ứng dụng CNTT không yêu cầu lập dự án.
Vụ quản lý dự án ứng dụng CNTT
GV: ThS. Nguyễn Hữu Thương SVTH: Nhóm 12
Quản lý tiến độ dự án.
Quản lý chất lượng của dự án.
Quản lý an toàn lao động, phòng chống cháy nổ và rủi ro. Quản lý chi phí của dự án.
Thanh toán, quyết toán vốn đầu tư.
Giải quyết sự cố trong quá trình thực hiện đầu tư, bảo hành và vận hành. Lựa chọn nhà thầu trong hoạt động đầu tư ứng dụng CNTT.
Hợp đồng trong hoạt động đầu tư ứng dụng CNTT.
Giới thiệu các chương trình phần mềm công cụ hỗ trợ công tác quản lý dự án.
4.6.4.2. Thẩm định dự án, thiết kế thi công ứng dụng CNTT.
Thẩm định, phê duyệt dự án đầu tư ứng dụng CNTT.
Thẩm định thiết kế thi công, dự toán, tổng dự toán dự án đầu tư ứng dụng CNTT.
Thẩm định, phê duyệt đề cương và dự toán chi tiết đối với hoạt động ứng dụng CNTT không phải lập dự án.
4.6.4.3. Thảo luận và kiểm tra.
4.6.4. Yêu cầu kiến thức của nghề Quản lý dự án.
Khác với lý thuyết PM không cần nắm rõ chuyên môn mà chỉ cần có kỹ năng quản lý, ở môi trường CNTT, đại đa số PM đều là những người rất thành thạo về chuyên môn. Trước khi trở thành PM, đó phải là thành viên chủ chốt của một dự án, nghĩa là đủ giỏi về kỹ thuật, cũng như hiểu được các yêu cầu của dự án để có thể hỗ trợ các thành viên trong nhóm cũng như đảm bảo dự án được thực hiện và hoàn thành suôn sẻ.
Bên cạnh khả năng về chuyên môn, người làm PM phải là người hiểu được những người làm việc cùng mình; có khả năng thuyết phục các thành viên trong nhóm cũng như thuyết phục khách hàng; biết đưa ra được một kế hoạch khoa học và thực tế để cả nhóm cùng thực hiện; giữ được tinh thần cho cả nhóm khi dự án gặp khó khăn. Để có thể làm được điều đó, PM cần tích lũy rất nhiều kiến thức về chuyên môn cũng như các kỹ năng mềm.
Vị trí Project Manager là cấp bậc cao nhất đối với dự án, thường là những bạn đã có kinh nghiệm làm dự án từ 2 đến 5 năm trải qua nhiều vị trí từ Developer, Team Leader rồi đến Project Leader để có trình độ chuyên môn sâu và rèn luyện kỹ năng quản lý, phân chia việc cho các thành viên trong nhóm. Thường trong các công ty Nhật
GV: ThS. Nguyễn Hữu Thương SVTH: Nhóm 12
nhỏ, người BrSE là người hiểu sâu về nội dung, tiến độ và các thay đổi trong dự án sẽ kiêm nhiệm luôn vị trí PM, tại đây họ được học hỏi khá nhiều và được công nhận với cấp bậc quản lý chứ không đơn thuần là Kỹ sư cầu nối. Tuy nhiên, hiện nay trong một số các công ty nước ngoài (Âu, Mỹ) có Bộ Phận Kỹ Thuật đảm nhiệm về kỹ thuật chuyên môn thì PM cần phải thể hiện vai trò quản lý sát sao nguồn lực và tiến độ của dự án.
4.6.5. Một số yêu cầu và kĩ năng mềm đối với ngành Quản lý dự án.
Có trình độ chuyên môn trong lĩnh vực Công nghệ thông tin
Có kinh nghiệm quản lý các dự án ứng dụng trên môi trường Web, Net. Có kinh nghiệm ít nhất 3 năm lập trình phần mềm ứng dụng.
Có kinh nghiệm ít nhất 1 năm làm PM quản lý các dự án phần mềm ứng dụng công nghệ SharePoint.
Có khả năng lập kế hoạch, phân tích, thiết kế, phân chia và giám sát công việc nhân viên.
Nắm rõ qui trình phát triển phần mềm.
Năng động, sáng tạo, trách nhiệm và có tinh thần học hỏi. Có khả năng giao tiếp, đàm phán tốt.
Có kỹ năng lập kế hoạch
Có khả năng tổng hợp, phân tích, giải quyết vấn đề thực tế và nhanh nhạy Tiếng Anh thành thạo các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết.
4.6.6. Những tố chất đặc biệt cần có của một nhà Quản lý dự án.
Cũng giống như bất cứ một nhà quản lý nào, quản lý dự án đòi hỏi một trình độ chuyên môn cao, việc sử dụng thành thạo các biểu đồ xây dựng dự án GANTT hay PERT, Microsoft Project, trình diễn Power Point... trong quá trình thuyết trình dự án là những kiến thức nền không thể thiếu đối với một nhà quản lý dự án. Ngoài ra nhà quản lý dự án cần phải có các kỹ năng như lanh đạo, giao tiếp và đàm phán tốt, xây dựng được các mối quan hệ tốt với chính quyền cũng như đối tác, giới báo chí, truyền thông, khả năng nắm bắt và phân tích tốt, biết sắp xếp công việc một cách khoa học và hợp lý, luôn tỉnh táo trong tất cả các tình huống...
Tuy nhiên dù bạn có là nhà quản lý tài ba đến đâu, bạn cũng không thể một mình tự gánh vác công việc, người quản lý dự án giỏi là người có khả năng tập hợp những người giỏi về làm trong ban quản lý dự án của mình.
Những dự án lớn đòi hỏi rất nhiều đến quỹ đầu tư cũng như nhân lực. Do đó, việc lập một dự án với chi phí chi tiết và huy động vốn là điều rất quan trọng đối với một nhà quản trị. Không phải ai cũng có đủ tài và lý lẽ để thuyết phục hoặc xin tài trợ
GV: ThS. Nguyễn Hữu Thương SVTH: Nhóm 12
cho dự án. Không chỉ vấn đề vốn, kỹ năng làm việc theo nhóm cũng là điều kiện thiết yếu trong mỗi dự án.
Nhà quản trị phải luôn luôn theo sát và quản lý những team work của mình, luôn động viên và khích lệ họ để công việc đạt hiệu quả cao nhất có thể. "Yếu tố quan trọng nhất để kiểm soát thành công của dự án là đánh giá tiến độ dự án thường xuyên và kịp thời, so sánh thực tế triển khai dự án với kế hoạch đã định. Khi cần thiết phải có sự điều chỉnh ngay lập tức". Đây là lời khuyên của chuyên gia dự án - ông Nguyễn Mạnh Hùng, Phó Giám đốc Trung tâm Đề án và Phát triển Công nghệ FPT.
Có một điều tưởng chừng rất đơn giản nhưng không ít nhà quản trị không chịu chú ý, dẫn đến dự án bị đổ bể hoặc không hoàn thành được theo như tiêu chí ban đầu đã đề ra, gây mất uy tín với đối tác, đó là "Làm vừa sức của mình, không nên đề cao quá mục tiêu" đó là lời khuyên của ông Nguyễn Mạnh Hùng. Và làm việc gì cũng phải lập kế hoạch, tính chi phí rủi ro trong từng trường hợp cụ thể". Steve Gandy - Phó Chủ tịch Tập đoàn Metso Corporation với kinh nghiệm trên 40 năm trong nghề quản lý dự án đã đưa ra lời khuyên này.
Để tính toán được chi phí rủi ro, ngay từ đầu bạn phải thực hiện tốt khâu chuẩn bị. Các dự án luôn có những đặc thù riêng nhưng dự án có tính bất biến, người làm dự án không được phép thay đổi mục tiêu của dự án vì bất cứ lý do nào. Nếu hạn thay đổi mục tiêu ban đầu của dự án, thì dự án đó coi như thất bại và bạn phải chuyển sang dự án mới.
Khi làm dự án bạn phải đối mặt với rất nhiều khó khăn: vấn đề tiến độ, quan hệ ngoại giao, rủi ro kỹ thuật, giới hạn vốn, nguồn lực, mức độ tích cực của nhân viên, áp lực thị trường, thái độ người tiêu dùng đối với mục tiêu của dự án... và người làm dự án cần phải biết cân bằng cuộc sống - công việc, nếu không sẽ rất dễ bị rơi vào trạng thái stress, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hiệu quả dự án.
Ngoài những đòi hỏi khắt khe về trình độ chuyên môn như đã kể trên, người làm quản lý dự án tất nhiên phải là một người có sức khỏe tốt, nếu không có sức khỏe bạn sẽ không thể chịu được áp lực công việc và tham gia vào những chuyến công tác, khảo sát thị trường, dự án...
Trong cuộc sống chúng ta có rất nhiều dự án lớn nhỏ khác nhau. Hãy bắt đầu vai trò nhà quản lý ngay từ những dụ án nhỏ, những kế hoạch nhỏ và phải luôn khắc cốt ghi tâm, dự án nào cũng có rủi ro, để hoàn thành tốt bạn phải luôn có dự án chống rủi ro trong từng dự án.
GV: ThS. Nguyễn Hữu Thương SVTH: Nhóm 12 4.7.MỸ THUẬT ĐA PHƢƠNG TIỆN
Mỹ thuật đa phương tiện (hay Multimedia) là việc ứng dụng công nghệ thông tin trong việc sáng tạo, thiết kế những sản phẩm mang tính đa phương tiện và tương tác ứng dụng trong các lĩnh vực truyền thông, quảng cáo, giáo dục và giải trí.
Nghe có vẻ phức tạp nhưng hiểu một cách đơn giản đó là việc thiết kế đồ họa, trò chơi điện tử, làm hoạt hình 3D, thiết kế web, làm phim,… tất cả đều thực hiện trên máy tính.
Và hầu như các sản phẩm truyền thông (quảng cáo, truyền hình, Internet,…) và giải trí hiện đại (game, điện ảnh, hoạt hình,…) bạn sử dụng ngày nay đều là sản phẩm của mỹ thuật đa phương tiện.
Hình 4. 4–Trung tâm đào tạo mỹ thuật đa phƣơng tiện bật nhất châu Á
Đơn giản hơn bạn có thể hiểu mỹ thuật đa phương tiện là sự kết hợp giữa công nghệ thông tin và nghệ thuật, trong đó máy tính là một công cụ chủ yếu cho việc sáng tạo của người nghệ sỹ.
Thông qua công cụ này các nghệ sỹ có thể tạo ra được những con khủng long như thật trong King Kong, hay những pha kỹ xảo đẹp mắt trong Harry Potter hoặc đơn giản thôi những trang quảng cáo đầy màu sắc trên tạp chí.
4.8.NĂM NHÓM NGÀNH HOT NHẤT HIỆN NAY 4.9.1. Lập trình ứng dụng mobile 4.9.1. Lập trình ứng dụng mobile
Tháng 7/2008, Apple ra mắt kho ứng dụng di động trực tuyến đầu tiên với 500 ứng dụng cho các sản phẩm iPhone, iPod. Khi đó, thị trường ứng dụng mobile hầu như