Có thể hiểu về công việc của một lập trình viên đơn giản là dùng các ngôn ngữ lập trình và các công cụ hỗ trợ khác để tạo nên một phần mềm cụ thể phục vụ cho con người.
Cụ thể là tham gia xây dựng các dự án phần mềm, kiểm chứng, phát triển, vận hành và bảo trì phần mềm.
GV: ThS. Nguyễn Hữu Thương SVTH: Nhóm 12 4.1.4. Yêu cầu kiến thức
Có thể nói, nghề lập trình viên là một công việc gắn bó mật thiết với các dòng lệnh. Do vậy, yêu cầu co bản của một lập trình viên là phải nắm vững kiến thức về các ngôn ngữ lập trình, các kiến thức về toán học, thuật toán, các phương pháp phân tích, mô hình hóa…
4.1.5. Yêu cầu về kỹ năng
4.1.5.1. Khả năng suy nghĩ một cách logic
Trong lập trình thì logic chính là điều quan trọng nhất. Các bạn phải có khả năng giải quyết triệt để một vấn đề bằng phương pháp suy luận logic. Chính vì vậy, nếu không có khả năng suy luận logic thì tôi có thể khẳng định rằng lập trình không phải là công việc phù hợp với bạn. Bạn sẽ trở nên hoàn toàn mất phương hướng khi theo đuổi các đoạn code của chương trình, các vấn đề về debug (gỡ rối), về lỗi... và hầu như trong mọi trường hợp bạn sẽ không tìm được giải pháp đúng nhất cho vấn đề.
4.1.5.2. Khả năng tiếp cận vấn đề có thứ tự và luôn chú ý tới chi tiết
Các lập trình viên mất rất nhiều thời gian trong việc kiểm tra hàng ngàn, hàng vạn dòng mã phức tạp. Vì vậy họ rất cần giải quyết vấn đề một cách có thứ tự. Chú ý tới các chi tiết nhỏ cũng rất quan trọng. Việc thiếu vài thứ tưởng chừng tầm thường như một dấu chấm, dấu phẩy cũng có thể khiến bạn mất nhiều ngày để tìm lỗi.
Các chương trình của các lập trình viên giỏi luôn dễ đọc và có rất nhiều chú thích để chỉ rõ tại sao họ lại viết đoạn mã như vậy và cái gì sẽ xảy ra trong chương trình. Vì vậy, bạn cần có kỹ năng truyền đạt thông tin tốt cũng như viết chương trình của mình một cách mạch lạc, có cấu trúc.
4.1.5.3. Khả năng làm việc nhóm
Thật khó có thể tưởng tượng một dự án lập trình có thể được thực hiện bởi một người. Công việc ngày nay thường đòi hỏi sự cộng tác của cả một đội ngũ lập trình viên. Chính vì thế, khả năng làm việc nhóm là rất quan trọng. Bạn phải biết cách phối hợp công việc với cộng sự, khả năng thuyết trình, giao tiếp, ứng xử của bạn sẽ được sử dụng tối đa trong môi trường làm việc này.
4.1.5.4. Khả năng làm việc một mình trong thời gian dài
Tuy khả năng làm việc nhóm là rất quan trọng nhưng bạn cũng phải có khả năng làm việc độc lập. Phần lớn công việc của một lập trình viên đều liên quan đến việc ngồi trước màn hình máy tính, đọc/viết mã và các loại tài liệu khác. Nếu bạn cảm thấy thú vị khi ngồi hàng giờ đọc một quyển sách thì có lẽ bạn cũng thích hợp với nghề
GV: ThS. Nguyễn Hữu Thương SVTH: Nhóm 12
lập trình. Bạn cần phải biết cách tổ chức tốt công việc và thời gian của mình để thực hiện các công việc trong thời hạn của dự án.
4.1.5.5. Các kỹ năng thiết kế
Công việc phân tích và thiết kế luôn là công việc rất quan trọng của lập trình. Bạn có thể phải thiết kế toàn bộ một hệ thống cho kinh doanh, bao gồm các bảng lưu trữ thông tin, các giao diện để nhập xuất thông tin hay các tài liệu kỹ thuật liên quan đến chương trình... Bạn phải giỏi trong việc lắng nghe và chuyển đổi các yêu cầu của các khách hàng đơn lẻ, các nhóm khách hàng và thậm chí cả việc kinh doanh thành các ứng dụng. Các chương trình của bạn phải dễ dùng và có hiệu quả cao. Do vậy, bất kỳ kỹ năng thiết kế nào của bạn cũng sẽ rất hữu ích trong lĩnh vực này.
4.1.5.6. Tính kiên nhẫn
Các vấn đề mà các lập trình viên phải giải quyết thường là các vấn đề khó có thể giải quyết ngay lập tức. Nó mất nhiều giờ, nhiều ngày, thậm chí nhiều tháng làm việc một cách cẩn thận để giải quyết, tìm hướng đi. Nhiều khi bạn đi sai hướng lại phải quay lại giải quyết từ phần đã giải quyết đúng và bắt đầu lại.
4.1.5.7. Khả năng tự học cao
Không trường lớp nào có thể đào tạo cho bạn tất cả những thứ bạn cần cho công việc lập trình sau này. Chính vì thế, khả năng tự học qua sách vở, tài liệu, internet và qua cả bạn bè nữa là không thể thiếu. Kết hợp với những dự án làm việc trong thực tế, bạn sẽ dần dần thành thạo những gì mình đã tự học được.
4.2.QUẢN TRỊ MẠNG 4.2.1. Giới thiệu
Nhu cầu học ngành CNTT và viễn thông ngày càng tăng cao bởi hiện nay hầu hết các doanh nghiệp đều sử dụng máy tính và các ứng dụng trên máy tính như một công cụ làm việc thiết yếu. Điều đó cũng đồng nghĩa với việc cần phải thiết lập một hệ thống mạng máy tính và quản trị hệ thống ấy trong nội bộ công ty.
Ở Việt Nam, một doanh nghiệp ứng dụng CNTT quy mô lớn như ngân hàng, hãng bảo hiểm, hàng không, thương mại điện tử… cần có phòng quản trị mạng với số nhân viên tới vài chục thậm chí hàng trăm người, doanh nghiệp vừa cần khoảng 4-5 người. Các doanh nghiệp nhỏ cũng cần ít nhất một nhân viên chuyên phụ trách hệ thống mạng.
Như vậy, trong tương lai, nhu cầu đối với nghề quản trị mạng đang gia tăng và sẽ còn lớn hơn rất nhiều.
GV: ThS. Nguyễn Hữu Thương SVTH: Nhóm 12
Mức lương và khả năng phát triển của nghề:
Quản trị mạng không phải là một nghề nhàn hạ. Sự cố mạng máy tính có thể xảy ra bất cứ lúc nào, ngoài giờ làm việc, vào ngày nghỉ cuối tuần… Chuyên viên quản trị mạng phải luôn sẵn sàng xử lý cho đến khi mọi thứ trở lại bình thường. Tuy nhiên, đây lại là một nghề lương cao với nhiều cơ hội thăng tiến.
Khả năng phát triển :Chuyên viên quản trị hệ thống hoặc mạng (System/Network Administrator) đến Chuyên viên quản trị cấp cao (Senior System/Network Administrator) hoặc Trưởng nhóm (Leader), Trưởng phòng IT (IT Manager), cuối cùng là Giám đốc IT (IT Director).
Yêu cầu bằng cấp : Nếu bạn có kiến thức một chút về QTM, cộng thêm chứng chỉ MCSA thì bạn cũng chỉ mới là QTM nghiệp dư và đừng mong được các doanh nghiệp trả lương cao. Nếu bạn có kinh nghiệm + các chứng chỉ khác như MCSE hay CCNA,thì sẽ khác đấy, mức lương sẽ là khá khủng so với một sinh viên mới ra trường. (Đối với Microsoft là MCSE còn Cisco là CCIE. Riêng Linux thì có rất nhiều hệ thống chứng chỉ như LPI, RedHat…)
Lương người mới vào nghề khoảng 200 - 300 USD. Nếu có 2-3 năm kinh nghiệm thì lương từ 500 USD – 800 USD. Trưởng nhóm có mức lương 900 – 1.200 USD, còn Trưởng phòng IT giỏi thì lương tới trên 1.500 USD. Giám đốc IT tối thiểu là 3.000 USD. Nói chung, nếu bạn có kiến thức chuyên môn và kỹ năng quản lý tốt thì các doanh nghiệp sẽ sẵn sàng trả mức lương vượt khung.
Hình 4.2- Nhân viên quản trị mạng trong công việc 4.2.2. Công việc
Thiết kế hệ thống mạng LAN, WAN và mạng không dây.
Lắp ráp, cài đặt và quản trị hệ thống mạng và hệ thống mạng không dây.
GV: ThS. Nguyễn Hữu Thương SVTH: Nhóm 12
Đảm bảo an toàn các hệ thống mạng.
Phân tích thiết kế, quản lý, vận hành các hệ thống thông tin.
Quản lý triển khai các dự án công nghệ thông tin trong tổ chức hoạt động. Thiết kế cơ sở dữ liệu, xây dựng và quản lý website.
Pphân tích, đánh giá và đưa ra giải pháp xử lý các sự cố. Có khả năng tự nâng cao trình độ chuyên môn.
Có năng lực kèm cặp, hướng dẫn các thợ bậc thấp hơn.
Tổ chức, quản lý, điều hành một hệ thống mạng trong một công ty, trường học, trung tâm hay xí nghiệp; một tổ kỹ thuật; một cửa hàng lắp ráp, cài đặt, bảo trì, bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống máy tính và hệ thống mạng.
4.2.3. Kỹ năng
4.2.3.1. Suy nghĩ một cách logic
Logic là điều quan trọng nhất trong quản trị mạng. Bạn phải có đủ nhạy bén, linh hoạt và khả năng phán xét cao để giải quyết một vấn đề triệt để bằng phương pháp logic. Vì thế, nếu không có khả năng suy luận logic thì chắc chắn một điều nghề này không thích hợp với bạn. Bạn sẽ cảm thấy nhàm chán và nhức đầu khi theo đuổi giải quyết các đoạn code của chương trình bảo mật, của hacker chèo vào, về lỗi, về dấu chấm, dấu phẩy…
4.2.3.2. Tiếp cận vấn đề có thứ tự và luôn chú ý tới chi tiết
Các chuyên viên quản trị và mạng nên tập cho mình thói quen cẩn thận và luôn chú ý đến từng chi tiết. Đôi khi những chi tiết rất nhỏ, bạn vô tình bỏ qua, thì bạn phải ân hận khi mất hàng ngàn giờ chỉ để tìm những lỗi nhỏ đó. Bạn cần có kỹ năng truyền đạt thông tin tốt cũng như viết chương trình của mình một cách mạch lạc, có cấu trúc để đồng nghiệp của bạn có thể biết được tại sao bạn lại viết đoạn mã như vậy và cái gì tiếp theo sẽ xảy ra trong chương trình của bạn.
4.2.3.3. Làm việc nhóm
Đa số, công việc quản trị mạng đều làm việc theo nhóm. Khả năng để bạn thích ứng, và chia sẻ những ý kiến của bạn tại công ty chiếm vị trí rất quan trọng. Bạn phải biết cách phối hợp công việc với cộng sự, khả năng thuyết trình, giao tiếp, ứng xử của bạn sẽ được sử dụng tối đa trong môi trường làm việc này.
GV: ThS. Nguyễn Hữu Thương SVTH: Nhóm 12 4.2.3.4. Làm việc một mình trong thời gian dài
Thời hạn của dự án luôn làm bạn đau đầu. Có đôi lúc, bạn phải ngồi làm việc một mình, do đó, bạn cần phải có tính độc lập cao hơn, biết tổ chức và sắp xếp thời gian để hoàn thành dự án đúng lúc. Để được như vậy, bạn cần phải ghi danh sách những việc bạn phải làm và có ý chí quyết tâm cao khi làm việc một mình.
4.2.3.5. Kỹ năng thiết kế
Công việc phân tích và thiết kế luôn là công việc rất quan trọng của quản trị. Bạn có thể phải thiết kế toàn bộ một hệ thống bảo mật, hệ thống cảnh báo… Các chương trình của bạn phải dễ dùng và có hiệu quả cao. Do vậy, bất kỳ kỹ năng thiết kế nào của bạn cũng sẽ rất hữu ích trong lĩnh vực này.
4.2.3.6. Khả năng giải quyết vấn đề
Kỹ năng quan trọng nhất của một chuyên viên quản trị mạng là giải quyết vấn đề. Một chuyên viên quản trị mạng phải biết cách chủ động giải quyết các vấn đề về quản trị hệ thống, luôn sẵn sàng ứng phó với sự cố và có nhiều phương án xử lý sự cố. Về kiến thức, anh ta phải nắm vững bộ giao thức TCP/IP, am hiểu các hệ điều hành và trình ứng dụng, các nguyên tắc giải quyết sự cố phần cứng và phần mềm cũng như các đặc thù của hệ thống máy tính của mỗi phòng ban.
4.2.3.7. Kiên nhẫn
Các vấn đề mà các quản trị mạng phải giải quyết thường là các vấn đề khó có thể giải quyết ngay lập tức. Nó mất nhiều giờ, nhiều ngày, thậm chí nhiều tháng làm việc một cách cẩn thận để giải quyết, tìm hướng đi. Nhiều khi bạn đi sai hướng lại phải quay lại giải quyết từ phần đã giải quyết đúng và bắt đầu lại.
4.2.3.8. Tự học
CNTT cải tiến liên tục nên việc tự học để nâng cao trình độ để ứng phó kịp thời là vấn đề sống còn của các chuyên viên quản trị mạng.
4.3.QUẢN TRỊ HỆ THỐNG THÔNG TIN 4.3.1. Giới thiệu 4.3.1. Giới thiệu
Một Hệ Thống Thông Tin sử dụng các tài nguyên con người, phần cứng, phần mềm, dữ liệu và mạng để thực hiện nhập dữ liệu, xữ lý, xuất kết quả, lưu trữ và các hoạt động điều khiển biến tài nguyên là dữ liệu thành sản phẩm thông tin.Trước tiên dữ liệu được nhập vào và chuyễn thành dạng phù hợp cho quá trình xữ lý (Input). Kế tiếp dữ liệu được xữ lý và biến thành thông tin (quá trình xữ lý - processing), được lưu trữ
GV: ThS. Nguyễn Hữu Thương SVTH: Nhóm 12
để dùng sau này, hay truyền thông với người sử dụng cuối cùng (tuỳ thuộc vào các thủ tục xữ lý thích hợp).
Hệ thống thông tin hệ thống nhằm cung cấp thông tin cần thiết cho sự quản lý, điều hành của một doanh nghiệp hay một tổ chức kinh tế. Hạt nhân của hệ thống thông tin quản lý là một hệ cơ sở dữ liệu chứa các thông tin phản ánh tình trạng hiện thời và hoạt động kinh doanh hiện thời của doanh nghiệp. Hệ thống thu thập các thông tin từ môi trường của doanh nghiệp, kết hợp với các thông tin trong cơ sở dữ liệu để đưa ra các thông tin mà nhà quản lý cần, đồng thời thường xuyên cập nhật dữ liệu để giữ cho các thông tin ở đó luôn phản ánh đúng thực trạng hiện thời của doanh nghiệp.
4.3.2. Công việc
Những người quản lý hệ thống thông tin máy tính lên kế hoạch, phối hợp, chỉ đạo việc nghiên cứu và thiết kế các chương trình cần đến máy vi tính của các công ty. Họ giúp xác định được cả mục tiêu kinh doanh và kỹ thuật bằng sự quản lý hàng đầu đồng thời vạch ra những kế hoạch chi tiết cụ thể để đạt được những mục tiêu đó. Ví dụ, khi làm việc với đội ngũ nhân viên của mình, máy tính và các nhà quản lý hệ thống thông tin có thể phát triển những ý tưởng của các sản phẩm và dịch vụ mới hoặc có thể xác định được khả năng tin học của tổ chức đó có thể hổ trợ cho việc quản lý dự án một cách hiệu quả như thế nào.
Những người quản lý hệ thống thông tin máy tính chỉ đạo công việc của những người phân tích hệ thống, các lập trình viên, các chuyên gia hỗ trợ, và những nhân viên khác có liên quan. Nhà quản lý vạch ra kế hoạch và sắp xếp các hoạt động như cài đặt và nâng cấp phần mềm, phần cứng, các thiết kế hệ thống và chương trình, sự phát triển mạng máy tính và sự thực thi của các địa chỉ mạng liên thông và mạng nội bộ. Họ đặc biệt ngày càng quan tâm đến sự bảo quản, bảo dưỡng, duy trì và an ninh của hệ thống mạng. Họ phân tích nhu cầu tin học và thông tin của công ty ở mặt chiến lược và vận hành, đồng thời xác định những yêu cầu về nhân sự và thiết bị. Họ phân công và đánh giá công việc cấp dưới, và bắt kịp những công nghệ mới nhất để đảm bảo cho công ty mình không bị thua kém các đối thủ.
Những nhà quản trị hệ thống thông tin sẽ quản lý hệ thống thông tin và tài nguyên tin học cho toàn bộ công ty. Họ làm việc dưới quyền của trưởng phòng thông tin và lên kế hoạch, điều khiển công việc của những nhân viên công nghệ thông tin cấp dưới hơn. Những nhân viên này là các nhà quản lý, sẽ giám sát hàng loạt dịch vụ dành cho người sử dụng như là nơi giải quyết những câu hỏi thắc mắc, những vấn đề của nhân viên. Các nhà quản trị hệ thống thông tin này cũng có thể nâng cấp phần cứng và phần mềm dựa trên những kinh nghiệm kỹ thuật mà họ có. Việc đảm bảo khả năng hữu dụng, tính liên tục, tính an ninh của dịch vụ công nghệ thông tin và hệ thống dữ liệu là nhiệm vụ quan trọng của các nhà quản trị.
GV: ThS. Nguyễn Hữu Thương SVTH: Nhóm 12 4.3.3. Nhu cầu thị trƣờng và cơ hội nghề nghiệp
Việc làm cho vị trí quản lý hệ thống thông tin máy tính dự đoán đến năm 2012 sẽ tăng nhanh hơn mức trung bình theo các ngành nghề khác. Sự tiến bộ về công nghệ sẽ thúc đẩy việc tuyển dụng các nhân viên có liên quan đến công nghệ thông tin, từ đó