Những phẩm chất cần thiết 37

Một phần của tài liệu Hướng đi cho sinh viên Công nghệ thông tin (Trang 46)

4.5.6.1. Yêu thích công việc

Nếu bạn đang làm việc cho một công ty lớn, đôi lúc thật dễ dàng khi chỉ cần đến đúng giờ, làm phần việc của bạn, và để mọi thứ lại phía sau vào cuối ngày làm việc. Tôi đã thấy những công ty mà nhân viên không hề yêu thích công việc của mình. Đối với họ, đó chỉ là một công việc kiếm cơm không hơn không kém. Do vậy, ngoài giờ làm việc đừng mong họ động đến một quyển sách web design hoặc dự một hội nghị chuyên ngành nào.

Để trở thành một web designer độc lập thành công, điều đầu tiên bạn cần có chính là niềm đam mê với công việc bạn làm. Đam mê (cộng với sự hỗ trợ của cà phê) sẽ giúp bạn tiếp tục làm việc suốt đêm, khi mà bạn bè của bạn đang vui vẻ trong quán bar, hoặc đã say giấc nồng. Tương tự, đam mê sẽ giúp bạn tập trung, không ngừng cố gắng và tránh xa chiếc TV khi công việc tỏ ra nhàn hạ. Nói cho cùng, đam mê là yếu tố then chốt dẫn bạn đến công việc này, và có thể cũng là lý do tại sao bạn muốn hành nghề tự do.

Niềm đam mê cực kì quan trọng khi giao thiệp với khách hàng, cho dù đó là các công ty thiết kế hay khách hàng đầu cuối. Bản thân là một người sử dụng designer độc lập, đối với tôi việc designer thể hiện được tình yêu của họ với công việc quan trọng hơn nhiều so với kinh nghiệm hay khả năng kỹ thuật của họ. Vì bạn có thể dạy cho một người nào đó kỹ năng, nhưng không thể dạy họ niềm vui trong công việc. Cuối cùng, niềm đam mê này rất dễ lan truyền và sẽ ảnh hưởng trực tiếp lên khách hàng, và tác phẩm của bạn.

4.5.6.2. Tƣ duy thẩm mĩ và tạo hình

Những nhà thiết kế web cần có năng khiếu về nghệ thuật để có thể hình dung được thiết kế của mình trông sẽ như thế nào trước khi bắt tay thực hiện. Bằng công nghệ và máy móc, họ cần phải tạo ra những trang web độc đáo và trước tiên là phải bắt mắt.

4.5.6.3. Khả năng sáng tạo

Với một trí tưởng tượng phong phú và đầy màu sắc, các nhà thiết kế web có khả năng nghĩ ra rất nhiều những ý tưởng mới để thay đổi cả cấu trúc lẫn giao diện của website, mang tới cho nó một bộ mặt hoàn toàn khác biệt.

GV: ThS. Nguyễn Hữu Thương SVTH: Nhóm 12 4.5.6.4. Kinh nghiệm thực tế

Nhà thiết kế web cần có những ý tưởng mới nhưng phải có tính khả thi cao. Bởi có những ý tưởng có thể biến thành hiện thực nhưng cũng sẽ có những ý tưởng không thể thực hiện được với điều kiện công nghệ hiện nay. Điều này, họ có thể tích lũy qua kinh nghiệm thực tế.

4.5.6.5. Kĩ năng mỹ thuật

Về cơ bản, bạn chỉ cần biết dùng tương đối thành thạo các phần mềm đồ họa như Photoshop, Flash, CorelDraw là có thể đảm đương được khâu thiết kế giao diện, thường là trang chủ, cho một website. Photoshop sẽ giúp bạn xử lý một số hình ảnh làm hình nền cho trang web, tạo các nút bấm, ghép hình để tạo banner, hoặc dùng tiện ích ImageReady có trong bộ Photoshop để tạo ra các hình động dạng GIF. Còn với flash, bạn có thể tạo được các hình ảnh động dạng SWF có dung lượng nhẹ hơn nhiều so với dạng GIF, thường dùng làm trang chủ của một website; hơn nữa, flash còn cho phép bạn nhúng các mã lệnh (như khi lập trình) vào để thực hiện các thao tác chuyển động thay vì phải tạo ra từng frame như ở ImageReady. CorelDraw ít được sử dụng trong thiết kế giao diện website nhưng nếu biết dùng nó, bạn sẽ tạo ra những trang web có giao diện mới lạ nhờ biết kết hợp nó với 2 phần mềm nói trên. Ngoài ra, bạn cần trang bị thêm các kiến thức về kỹ thuật phối màu và bố cục trình bày để tạo ra các giao diện dễ nhìn.

Tùy theo từng ngành nghề, các doanh nghiệp thường chọn các cấu trúc website khác nhau. Có nơi yêu cầu thiết kế hoàn toàn bằng flash để trình diễn các sản phẩm cho bắt mắt, một số khác chỉ cần dùng flash ở trang chủ, còn lại đa số đều muốn thiết kế đơn giản và dễ thao tác.

4.5.6.6. Kiến thức về công nghệ

Bên cạnh việc nắm bắt nguyên tăc cũng như cách vận hành của các hệ thống đăng tải thông tin như ngôn ngữ HTML, CSS… và hiểu được một phần về lập trình, các nhà thiết kế web phải luôn tự thay đổi công cụ và cập nhật kiến thức công nghệ hiện đại nhất để thiết kế ra các website phù hợp với xu thế toàn cầu.

4.5.6.7. Kĩ năng về lập trình

Không cần phải vắt óc và căng thẳng vì các thuật toán như trong ngành công nghệ phần mềm, bạn vẫn có thể đeo đuổi được niềm đam mê lập trình của mình qua nghề thiết kế trang web. Với khoảng 1/4 dân số Việt Nam đang sử dụng Internet hàng ngày như hiện nay và các dịch vụ kinh doanh qua mạng Internet đang gia tăng từng ngày..., bạn không phải lo đến chuyện đất dụng võ khi học nghề thiết kế web.

GV: ThS. Nguyễn Hữu Thương SVTH: Nhóm 12

Như đã đề cập ở trên, bạn không cần trang bị nhiều kỹ năng về lập trình khi thiết kế web. Đầu tiên, bạn sẽ làm quen với các thẻ lệnh HTML để biết cách dùng chúng, đây là phần kiến thức nền để bạn tiếp cận với lập trình web. Sau đó, bạn sẽ được làm quen với 1 trong 2 phần mềm FrontPage hoặc Dreamweaver để tạo nhanh các trang web với thao tác cửa sổ như khi soạn thảo văn bản trong Word, thay vì phải viết từng thẻ mã lệnh HTML như trước đó. Và để làm quen với kỹ năng lập trình, bạn sẽ tiếp cận cách dùng JavaScript. Đơn giản, chỉ cần bấy nhiêu thôi là bạn đã có thể thiết kế một trang web hoàn chỉnh, tuy nhiên mức độ xử lý thông tin và khả năng tương tác với khách truy cập chưa nhiều, bởi phần lớn các chức năng trên trang web là tĩnh.

Do vậy, để bước vào con đường chuyên nghiệp của lập trình web, bạn sẽ học tiếp các ngôn ngữ lập trình web thực thụ như ASP, PHP cùng với các thao tác trên cơ sở dữ liệu. Trước tiên, bạn sẽ học về cách tổ chức và thao tác trên cơ sở dữ liệu bằng phần mềm Access hoặc viết các câu lệnh truy vấn trong SQL hoặc MySQL. Vấn đề tổ chức và quản lý cơ sở dữ liệu ở các website động là cực kỳ quan trọng, nên nếu bạn lĩnh hội được nhiều về cơ sở dữ liệu thì sẽ dễ dàng tiếp cận thêm các ngôn ngữ lập trình web. Sau đó bạn sẽ học cách lập trình trong PHP hay ASP, cũng như tạo các server ảo Apache, IIS (Internet Information Services) để chạy các lệnh vừa lập trình.

Ngoài các ngôn ngữ lập trình trang web, bạn có thể dùng các công cụ phần mềm nguồn mở có trên mạng Internet để tạo ra các trang web theo cấu trúc có sẵn. Hiện nay, các công cụ này rất nhiều, bạn có thể chọn vBulletin, Joomla, Smarty, dojo... Tuy nhiên, bạn cũng phải hiểu biết về lập trình web để chỉnh sửa và nhúng thêm các chức năng tương tác với khách truy cập.

4.5.6.8. Khả năng ngoại ngữ (tiếng Anh)

Cũng giống như các chương trình phần mềm đồ họa, đa số các phần mềm phục vụ cho việc thiết ké web hay các mã nguồn mở để khai thác cấu trúc đều được viết bằng các ngoại ngữ thông dụng và cơ bản như tiếng Anh nên khả năng ngoại ngữ là đòi hỏi bắt buộc để mỗi nhà thiết kế web có thể làm việc được.

4.6.QUẢN LÝ DỰ ÁN (PROJECT MANAGER –PM) 4.6.1. Giới thiệu 4.6.1. Giới thiệu

Quản trị dự án, hay còn gọi là PM (Project Manager) hiện nay đang là đích ngắm của nhiều bạn trẻ làm trong lĩnh vực CNTT. Đây là một nghề đòi hỏi tính chuyên nghiệp và tổng hợp cao, nhiều thử thách nhưng cũng vô cùng hấp dẫn.

Trong một dự án phát triển phần mềm (PM) nói riêng, trưởng dự án (Project Manager) là người chịu trách nhiệm cao nhất về kết quả dự án. “Project Manager là tinh thần của dự án”

GV: ThS. Nguyễn Hữu Thương SVTH: Nhóm 12

Bất kỳ một dự án lớn nhỏ nào cũng cần một người đứng ra chịu trách nhiệm tổ chức, triển khai và thực hiện... Người giữ vai trò này được gọi là người quản lý dự án hay giám đốc dự án (Project Manager). Vì vậy, Project Manager cần phải am hiểu dự án và thật sự bản lĩnh để đảm bảo tiến độ triển khai và giải quyết những vấn đề nảy sinh để dự án đạt hiệu quả, hoàn thành đúng với quy trình và ngân sách dự kiến.

Nếu Project Manager ít kinh nghiệm, chưa hiểu quy trình, chưa được đào tạo bài bản về nghiệp vụ và nhiều lúc làm theo cảm tính thì chất lượng dự án không được như ý muốn và có thể sẽ đi đến thất bại...

Quy trình sản xuất PM cũng không khác biệt so với việc sản xuất một sản phẩm cụ thể. Để có một sản phẩm PM tốt, ngoài các kỹ năng làm việc, các nhân sự trong từng vị trí của dự án phải hiểu rõ cụ thể công việc mà mình thực hiện, trách nhiệm và thời gian hoàn thành khối lượng công việc đó. Vai trò của từng vị trí trong dự án PM rất quan trọng, công việc có lúc cần phải xử lý tuần tự, nhưng đa phần là xử lý song song đồng loạt các vấn đề. Đây chỉ là những công việc rời rạc, nhiệm vụ cụ thể mà mỗi cá nhân cần phải thực hiện. Project Manager là người điều phối, gắn kết các bộ phận rời rạc này lại, đồng thời giải quyết mâu thuẫn nội bộ phát sinh để đưa ra giải pháp khả thi nhất. Làm thế nào để nhân viên (NV) chấp nhận thực hiện? Thuyết phục và làm cho khách hàng tin tưởng vào sự tư vấn, quy trình và công nghệ dự án có thể đáp ứng cho họ...

Tùy thuộc vào yêu cầu, độ phức tạp của dự án, Project Manager cùng với các cộng sự lên kế hoạch cụ thể cho từng giai đoạn: Phân chia số lượng công việc, dựa vào sự hiểu biết về công nghệ, khả năng của từng nhân sự trong dự án để có thể ước lượng chính xác thời gian hoàn thành cũng như chi phí cho từng dự án.

Có thể nói PM luôn ở trong tình thế “trên búa dưới đe”. Nghĩa là vừa bị sếp và khách hàng ép về tiến độ, chất lượng trong một nguồn lực giới hạn vừa phải nghe anh em ca thán về công việc vất vả. PM sẽ phải đối mặt với nhiều áp lực vì cuối cùng sẽ là người chịu trách nhiệm cao nhất về thành công của một dự án.

Người vất vả nhất trong dự án cũng thường là PM bởi phải tham gia vào hầu hết công việc của mọi người (trên một khía cạnh nhất định) để hiểu được tiến độ cũng như khó khăn của từng người và hỗ trợ cho người đó. PM cũng chịu trách nhiệm giao dịch và báo cáo với khách hàng về tiến độ công việc. Đánh đổi lại cho những vất vả đó, PM sẽ có cơ hội nâng cao khả năng tổ chức công việc của bản thân, khả năng này không chỉ tốt trong dự án mà còn cả ở những công việc hàng ngày của mỗi cá nhân. Đồng thời, đây cũng là một trong những nghề có thu nhập cao với mức trung bình khoảng 1000 USD/ tháng.

“Để trở thành một PM giỏi, hãy làm việc chăm chỉ, dám đứng ra chịu những

trách nhiệm lớn, không ngừng nâng cao khả năng chuyên môn và các kỹ năng mềm. Đây là công việc đòi hỏi kinh nghiệm và sự từng trải cao, tuy nhiên với đặc thù của

GV: ThS. Nguyễn Hữu Thương SVTH: Nhóm 12

ngành CNTT, cũng có rất nhiều cơ hội dành cho các bạn trẻ khẳng định mình”, anh

Trần Anh Tuấn – một PM của Công ty phần mềm FPT Software chia sẻ.

4.6.2. Công việc

Trước hết, cần phải hiểu Quản trị dự án là công tác hoạch định, theo dõi và kiểm soát tất cả những khía cạnh của một dự án và kích thích mọi thành phần tham gia vào dự án đó nhằm đạt được những mục tiêu của dự án đúng thời hạn với các chi phí, chất lượng và thời gian dự kiến. Nói một cách khác, Quản trị dự án là công việc áp dụng các chức năng và hoạt động của quản lý trong suốt dự án nhằm đạt được những mục tiêu đã đề ra.

Quản trị dự án là một quá trình phức tạp, không có sự lặp lại. Nó khác hoàn toàn so với việc quản lý công việc thường ngày của các tổ chức, doanh nghiệp khác - bởi tính lặp đi lặp lại, diễn ra theo các quy tắc chặt chẽ và được xác định rõ của công việc. Trong khi đó, công việc của quản trị dự án và những thay đổi của nó mang tính duy nhất, không lặp lại, không xác định rõ ràng và không có dự án nào giống dự án nào.

Ai cũng có thể tra cứu Google với từ khóa “Project Management Body of Knowledge” là tìm ra được những công việc chính của PM và học hỏi theo các kiến thức quản lý ở đó, như quản lý tiến độ, chi phí, chất lượng, nguồn nhân lực, quy trình, phòng trừ rủi ro… Tuy nhiên, một trong những điểm đánh giá một PM thành công đó là quản trị nguồn nhân lực. Mỗi PM sẽ có cách hành xử khác nhau tùy thuộc vào tính cách của mỗi PM cũng như mỗi thành viên trong nhóm, điều này sẽ góp phần quyết định vào kết quả đạt được của dự án.

4.6.3. Nhu cầu thị trƣờng và Cơ hội nghề nghiệp.

Trở thành một PM bạn có khả năng tham gia các công việc sau:

4.6.4.1. Lập dự án, thiết kế thi công ứng dụng CNTT.

Lập, phê duyệt nhiệm vụ khảo sát và thực hiện điều tra, khảo sát. Lập dự án đầu tư ứng dụng CNTT.

Lập Thiết kế thi công, dự toán, tổng dự toán trong hoạt động đầu tư ứng dụng CNTT.

Tổng quan về mô hình xác định giá trị phần mềm nội bộ.

Lập đề cương và dự toán chi tiết đối với các hoạt động ứng dụng CNTT không yêu cầu lập dự án.

Vụ quản lý dự án ứng dụng CNTT

GV: ThS. Nguyễn Hữu Thương SVTH: Nhóm 12

Quản lý tiến độ dự án.

Quản lý chất lượng của dự án.

Quản lý an toàn lao động, phòng chống cháy nổ và rủi ro. Quản lý chi phí của dự án.

Thanh toán, quyết toán vốn đầu tư.

Giải quyết sự cố trong quá trình thực hiện đầu tư, bảo hành và vận hành. Lựa chọn nhà thầu trong hoạt động đầu tư ứng dụng CNTT.

Hợp đồng trong hoạt động đầu tư ứng dụng CNTT.

Giới thiệu các chương trình phần mềm công cụ hỗ trợ công tác quản lý dự án.

4.6.4.2. Thẩm định dự án, thiết kế thi công ứng dụng CNTT.

Thẩm định, phê duyệt dự án đầu tư ứng dụng CNTT.

Thẩm định thiết kế thi công, dự toán, tổng dự toán dự án đầu tư ứng dụng CNTT.

Thẩm định, phê duyệt đề cương và dự toán chi tiết đối với hoạt động ứng dụng CNTT không phải lập dự án.

4.6.4.3. Thảo luận và kiểm tra.

4.6.4. Yêu cầu kiến thức của nghề Quản lý dự án.

Khác với lý thuyết PM không cần nắm rõ chuyên môn mà chỉ cần có kỹ năng quản lý, ở môi trường CNTT, đại đa số PM đều là những người rất thành thạo về chuyên môn. Trước khi trở thành PM, đó phải là thành viên chủ chốt của một dự án, nghĩa là đủ giỏi về kỹ thuật, cũng như hiểu được các yêu cầu của dự án để có thể hỗ trợ các thành viên trong nhóm cũng như đảm bảo dự án được thực hiện và hoàn thành suôn sẻ.

Bên cạnh khả năng về chuyên môn, người làm PM phải là người hiểu được những người làm việc cùng mình; có khả năng thuyết phục các thành viên trong nhóm cũng như thuyết phục khách hàng; biết đưa ra được một kế hoạch khoa học và thực tế để cả nhóm cùng thực hiện; giữ được tinh thần cho cả nhóm khi dự án gặp khó khăn. Để có thể làm được điều đó, PM cần tích lũy rất nhiều kiến thức về chuyên môn cũng như các kỹ năng mềm.

Vị trí Project Manager là cấp bậc cao nhất đối với dự án, thường là những bạn

Một phần của tài liệu Hướng đi cho sinh viên Công nghệ thông tin (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(61 trang)