Tháng 7/2008, Apple ra mắt kho ứng dụng di động trực tuyến đầu tiên với 500 ứng dụng cho các sản phẩm iPhone, iPod. Khi đó, thị trường ứng dụng mobile hầu như chưa hề tồn tại. Đến nay, App Store đã có hơn 400,000 ứng dụng với 10 tỷ lượt tải về, dẫn đầu ngành về dịch vụ ứng dụng cho di động. Sau thành công của Apple, các hãng di động nhận thấy tiềm năng của thị trường Mobile Apps đã liên tiếp cho ra mắt kho ứng dụng của mình. Tiêu biểu là Ovi Store của Nokia (55,000 ứng dụng, 760 triệu
GV: ThS. Nguyễn Hữu Thương SVTH: Nhóm 12
download), Android Market của Google (200,000 ứng dụng, 4,5 tỉ download), App World của Blackberry (30,000 ứng dụng, 3 triệu download/ngày), và mới đây là Huawei Technology - dành cho các nhà mạng di động trên toàn cầu với hơn 80.000 ứng dụng di động/nhạc, phim, e-book cho HĐH Android, Symbian và Windows Mobile... Góp vào tổng doanh thu hàng năm ngành lên tới 7 tỷ USD, dự báo sẽ đạt 30 tỷ USD trong 3 năm tới.
Hình 4.5- Hệ điều hành Android
Tại Việt Nam, một số doanh nghiệp đã xây dựng kho ứng dụng di động riêng như F-Store của FPT, mStore của Tổng công ty Viễn thông Quân đội Viettel, LG Application Mobile của LG hay Nokia Ovi với phiên bản dành cho thị trường Việt Nam. VTC Mobile, một trong các đơn vị dẫn đầu thị phần dịch vụ giá trị gia tăng trên di động giai đoạn 2006-2010 tại Việt nam cũng đã hợp tác với Q-mobile để xây dựng Q-Store, cung cấp các ứng dụng do Việt Nam xây dựng tới hàng triệu người sử dụng Q Mobile.
Việt Nam hiện có tới 50 triệu thuê bao di động hoạt động thường xuyên và nền tảng 3G đã được các nhà mạng triển khai rộng khắp với 69% người sử dụng ở độ tuổi trung bình 15 – 24 tạo nên một thị trường có tốc độ phát triển nhanh chóng và mạnh mẽ.
Theo dự đoán, ngành công nghiệp ứng dụng mobile toàn cầu sẽ đạt 17.5 tỷ USD và năm 2012 với tốc độ phát triển lượng download hàng năm là 92%. Mức lợi nhuận khổng lồ từ ngành phát triển ứng dụng di động đến từ việc bán các ứng dụng cho người dùng (trung bình 1-5 USD) và sử dụng các ứng dụng làm công cụ quảng cáo. Theo thông lệ, lợi nhuận từ ứng dụng di động được phân phối theo tỉ lệ bình quân 70% cho người phát triển và 30% còn lại cho chủ sở hữu kho ứng dụng.
Hiện tại nguồn nhân lực trong lĩnh vực lập trình trên nền tảng di động tại nước ta còn rất thiếu,trong khi đó còn chưa có nhiều nơi đào tạo bài bản và chuyên nghiệp
GV: ThS. Nguyễn Hữu Thương SVTH: Nhóm 12
trong lĩnh vực này , chủ yếu mới chỉ là các khóa đào tạo trong trong thời gian ngắn và tập trung vào 1 loại điện thoại hoặc hệ điều hành nhất định.
Đáng mừng là trong thời gian gần đây 1 tập đoàn lớn và đã có chỗ đứng trong thị trường đã tham gia vào hoạt động đào tạo về các ngành trong khối nội dung số nói chung và lập trình di động nói riêng .Đó là sự góp mặt của “Học Viện Công Nghệ Nội Dung số - VTC Academy” thuộc tập đoàn VTC, đây là 1 mô hình đào tạo mới theo chuẩn quốc tế và mang tính thực hành cao.VTC Academy hứa hẹn sẽ là nơi cung cấp ổn định nguồn nhân lực chất lượng cao trong lĩnh vực nội dung số cho thị trường trong nước. Đây là một môi trường tạo cơ hội và cũng là những thử thách cho nhiều bạn trẻ Việt Nam đam mê lập trình ứng dụng cho những chú dế hiện đại, khi mà mọi thứ ngày càng được thu nhỏ trong những chiếc điện thoại bé xinh này.
4.9.2. Lập trình game
Nghề lập trình game là nghề của đam mê và sáng tạo. Với các bạn trẻ yêu thích trò chơi, công nghệ và mỹ thuật, nghề lập trình viên game là mảnh đất “vàng” để phát triển các ý tưởng.
Công việc của một lập trình viên game gồm quản lý dự án, phát triển ý tưởng, thiết kế kịch bản trò chơi, màn chơi, lập trình, vẽ đồ họa 2D, 3D và… chơi thử để tìm lỗi! Mỗi khâu đều đòi hỏi ở lập trình viên niềm đam mê với thế giới trò chơi và luôn trong trạng thái muốn sáng tạo những điều mới mẻ. “Làm game phải chơi game để tìm cảm hứng sáng tạo. Không “giữ lửa” được trong nghề này thì không thể tồn tại lâu được”, một game developer chia sẻ.
GV: ThS. Nguyễn Hữu Thương SVTH: Nhóm 12
Môi trường làm việc hiện đại cũng là điểm cuốn hút của ngành nghề này đối với giới trẻ. Dạo quanh các game studio của các công ty như Gameloft VN, GlassEgg, Sáng Tạo, VNG…, các bạn trẻ có thể bị “choáng” vì bàn làm việc của mỗi người có thể gồm 2 màn hình, hai, ba chiếc di động và nhiều thiết bị hiện đại khác. Nhưng quan trọng nhất là triển vọng nghề nghiệp của lập trình viên game là rất cao.
4.9.3. Thiết kế 3d
Hình 4.7 –Sản phẩm của công nghệ 3D
Ngành thiết kế 3D được cả thế giới gọi là “ngành của thời đại”, bởi nó hội tụ đủ trong mình tất cả những thú vị và hấp dẫn của thời đại mới. Thiết kế 3D đang là ngành có sức phát triển lớn trên thế giới đem lại thu nhập rất cao. Chỉ riêng tại thị trường Mỹ, doanh số phim hoạt hình 3D đã tăng từ 300 triệu USD năm 1995 lên tới 1,5 tỉ USD năm 2005. Các phim sử dụng kĩ xảo 3D chiếm tới 80% số lượng phim phát hành.
Thế giới 3D cho phép thỏa sức sáng tạo và tưởng tượng. Những hình dung mỹ thuật độc đáo nhất, khác người nhất thông qua những thao tác trên máy đều có thể trở thành những nhân vật, những kiến trúc sống động như thật. Vô hình chung, những người làm 3D đã trở thành những nghệ sĩ đích thực trong chính nghề nghiệp của mình. Thành công kích thích ý tưởng, ý tưởng kích thích sáng tạo, cứ thế, cứ thế, những người làm 3D càng gắn bó với lĩnh vực này thì càng cảm thấy đam mê.
Dự kiến đến năm 2015, Việt Nam sẽ cần khoảng 1 triệu nhân lực trong lĩnh vực quảng cáo trên báo in, truyền hình, Internet cũng như sản xuất game, web, sản xuất phim, truyền thông.
GV: ThS. Nguyễn Hữu Thương SVTH: Nhóm 12 4.9.4. Phát triển ứng dụng phần mềm và web
4.9.5. Thƣơng mại điện tử
Có nhiều khái niệm về thương mại điện tử (TMĐT), nhưng hiểu một cách tổng quát, TMĐT là việc tiến hành một phần hay toàn bộ hoạt động thương mại bằng những phương tiện điện tử. TMĐT vẫn mang bản chất như các hoạt động thương mại truyền thống. Tuy nhiên, thông qua các phương tiện điện tử mới, các hoạt động thương mại được thực hiện nhanh hơn, hiệu quả hơn, giúp tiết kiệm chi phí và mở rộng không gian kinh doanh.
TMĐT càng được biết tới như một phương thức kinhdoanh hiệu quả từ khi Internet hình thành và phát triển. Chính vì vậy, nhiều người hiểu TMĐT theo nghĩa cụ thể hơn là giao dịch thương mại, mua sắm qua Internet và mạng (ví dụ mạng Intranet của doanh nghiệp).
Tuy không phải là một chuyên ngành của CNTT, nhưng những ai học CNTT và có đam mê về thương mại, vẫn có thể đi theo lĩnh vực này.
GV: ThS. Nguyễn Hữu Thương SVTH: Nhóm 12 Chƣơng 5: ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ VÀ KẾT LUẬN
5.1.KẾT QUẢ ĐẠT ĐƢỢC
Bài báo cáo “Hướng đi cho sinh viên CNTT” đã trình bày:
- Khái quát về CNTT, tình hình phát triển CNTT ở Việt Nam hiện nay, cũng như những khó khăn mà ngành này mắc phải.
- Nêu được một số vấn đề mà sinh viên theo ngành này quan tâm
- Giới thiệu một số ngành cụ thể trong lĩnh vực công nghệ thông tin,cũng như những yêu cầu của ngành.
5.2.HẠN CHẾ
- Chỉ dừng lại ở mức khái quát, giới thiệu sơ lược, chưa thể đi sâu phân tích chi tiết vấn đề.
- Bài báo cáo là kết quả tổng hợp của năm thành viên trong nhóm, nên giữu các phần có thể không liên kết chặc chẽ, dẫn đến trùng lấp nội dung.
- Hình thức trình bày báo cáo còn nhiều điểm chưa đạt.
5.3.KẾT LUẬN
Bài báo cáo cơ bản đã thực hiện được yêu cầu về nội dung. Cung cấp những kiến cần thiết, để người đọc có thể nhận định khái quát về CNTT, hiểu hơn về CNTT. Với những ai quyết chọn lĩnh vực CNTT làm định hướng nghề nghiệp của mình, có thể biết được tố chất của mình thích hợp với ngành nào, công việc gì, để có những lựa chọn và quyết định sáng trong sự nghiệp của mình.
GV: ThS. Nguyễn Hữu Thương SVTH: Nhóm 12 TÀI LIỆU THAM KHẢO
[Tiếng Việt]
1. Kế hoạch phát triển và phát triển CNTT của ĐHQG Hà Nội đến năm 2012, tầm nhìn chiến lược đến năm 2020.
2. Nghị quyết số 49/CP về phát triển công nghệ thông tin ở nước ta.
3. Định hướng Chiến lược phát triển Công nghệ thông tin và Truyền thông Việt Nam giai đoạn 2011 – 2020 của Bộ Thông Tin và Truyền Thông.
4. Sổ tay sinh viên trường Đại học Công Nghệ Thông Tin-ĐHQG Tp.HCM.
[Web tham khảo]
1. http://vanban.moet.gov.vn/?page=1.15&script=viewdoc&view=9169&opt=brpage 2. http://vi.wikipedia.org/wiki/C%C3%B4ng_ngh%E1%BB%87_th%C3%B4ng_tin 3. http://truongchinhtrina.gov.vn/ArticleDetail.aspx?_Article_ID=373 4. http://www.atheenah.com/luan-van/Su-phat-trien-cua-cong-nghe-thong-tin-48548 5. http://ilc.ptit.edu.vn/index.php/vi/component/content/article/114-cong-nghe-thong- tin/224-nghien-cuu-vai-tro-cua-tin-hoc-hien-dai-trong-su-phat-trien-khacn-.html 6. http://ictpress.vn/Tri-thuc-chuyen-nganh/Kinh-te-chuyen-nganh/Vai-tro-cua-CNTTTT-trong- nen-kinh-te-tri-thuc-va-truong-h 7. http://vnexpress.net/gl/ban-doc-viet/2008/05/3ba02937/ 8. http://www.pcworld.com.vn/articles/tin-tuc/tin-trong-nuoc/2010/03/1218169/hoc-cntt-ra- truong-lam-gi/ 9. http://ns1.tienve.org/vcs/forum/topic/4629/sinh-vien-nganh-cntt-that-nghiep.html 10. http://www.thongtincongnghe.com/article/11283 11. http://vietbao.vn/The-gioi-tre/Ban-tre-voi-nghe-lap-trinh-vien/45115222/275/ 12. http://vnexpress.net/gl/kinh-doanh/doanh-nghiep-viet/2011/02/nghe-quan-ly-he-thong- thong-tin-mang/ 13. http://aptech.ac.vn/fpt/programming/2008/09/29/h-c-ngh-thi-t-k-web.aspx 14. http://tailieu.vn/tag/tai- lieu/d%E1%BB%B1%20%C3%A1n%20C%C3%B4ng%20ngh%E1%BB%87%20th%C3%B4ng%20t in.html?page=2 15. http://nhipsongso.tuoitre.vn/Nhip-song-so/44372/My-thuat-da-phuong-tien---nghe-cua- tuong-lai.html 16. http://www.ddth.com/showthread.php/770449-Ngh%E1%BB%81-l%E1%BA%ADp- tr%C3%ACnh-%E1%BB%A9ng-d%E1%BB%A5ng-Mobile 17. http://dantri.com.vn/c133/s133-334568/thiet-ke-3d-co-hoi-mo-danh-cho-gioi-tre.htm
GV: ThS. Nguyễn Hữu Thương SVTH: Nhóm 12 PHÂN CHIA NHIỆM VỤ
09520354 NGUYỄN VĂN VINH
Tìm hiểu về:
Ngành Lập trình viên
Mỹ thuật đa phương tiện
10520118 LÊ NHÂM THÂN
Tìm hiểu về:
Ngành Quản trị hệ thống thông tin
5 nhóm ngành hot hiện nay
10520602 TRẦN VĂN LONG
Tìm hiểu về:
Ngành Kỹ sư phần cứng
Quản lý dự án
10520169 HOÀNG MINH TUẤN
Tìm hiểu về:
Ngành Thiết kế web
Ngành Quản trị mạng
Thiết kế 3D
10520418 BÙI HỮU HIỆP
Tìm hiểu về:
Khái quát về CNTT
Tình hình phát triển và những hạn chế của CNTT ở nước ta
Những vấn đề mà sinh viên CNTT quan tâm