Hỗ trợ vốn cho các doanh nghiệp

Một phần của tài liệu m_t_s_bi_n_ph_p_nh_m_y_m_nh_ho_t_ng_xu_t_kh_u_h_ng_th_c_ng_m_ngh_c_a_c_ng_ty_tnhh_t_n_an (Trang 98 - 108)

III. Một số kiến nghị

5. Hỗ trợ vốn cho các doanh nghiệp

Nhà nước cần giúp các doanh nghiệp tiếp cận các phương án vay vốn để vôn ngân hàng có thể đến với các doanh nghiệp cần vốn trong thời gian ngắn nhất. Bởi nếu vốn từ ngân hàng rót xuống các doanh nghiệp chậm sẽ ảnh hưởng đến hoạt động tiêu thụ sản phẩm. Hàng sản xuất ra có thể không được tiêu thụ ngay, có khi còn ứ đọng gây rất nhiều khó khăn cho các doanh nghiệp Nhà nước còn cần bảo trợ cho các doanh nghiệp xuất khẩu về thủ tuc xuất khẩu và thủ tục thanh toán hàng thủ công mỹ nghệ, giúp doanh nghiệp tránh việc dây dưa, ứ đọng vốn.

KẾT LUẬN

Sản xuất kinh doanh trong điều kiện cạnh tranh kinh tế thị trường, các doanh nghiệp luôn phải tìm ra những biện pháp thích hợp để giảm giá thành sản phẩm, tăng lợi nhuận và tăng sản phẩm bán ra, có như vậy mới tồn tại, phát triển không ngừng.

Công ty TNHH Tân An là một trong những công ty kinh doanh trong lĩnh vực xuất, nhập khẩu hàng hoá trong đó hoạt động xuất khẩu đặc biệt là xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ giữ vai trò quan trọng và chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng số doanh thu hàng năm của công ty.

Là sinh viên thực tập tại công ty TNHH Tân An, trên cơ sở các kiến thức, phương pháp luận đã học và tình hình thực tế của công ty, tôi đã mạnh dạn nghiên cứu và tìm hiểu về hoạt động xuất khẩu mặt hàng thủ công mỹ nghệ với mong muốn góp phần đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của công ty và đặc biệt làm phong phú thêm sự hiểu biết của tôi về công tác đó. Trên cơ sở tình hình thực tế và những tồn tại, tôi đã đề xuất một số ý kiến nhằm khắc phục những hạn chế và hoàn thiện hơn nữa hoạt động xuất khẩu mặt hàng thủ công mỹ nghệ của công ty.

Tuy nhiên, giữa lý thuyết và thực tế luôn có một khoảng cách, do đó chuyên đề không tránh khỏi những thiếu sót và hạn chế. Tôi rất mong muốn được sự góp ý của các thầy cô giáo, của các cán bộ công nhiên viên trong công ty. Tôi cũng hy vọng những nghiên cứu trên đây đạt phần nào trong lợi ích thức tế đối với hoạt động xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của công ty TNHH Tân An.

TÀI KIỆU THAM KHẢO

1. Nghiệp vụ kinh doanh xuất nhập khẩu, TS Trần Hòe, Nhà xuất bản Đại học kinh tế quốc dân.

2. Cẩm nang nghiệp vụ xuất nhập khẩu, Dương Hữu Hạnh (MPA, 1973), NXB Thống kê.

3. Giáo trình kinh tế thương mại, chủ biên GS.TS. Đặng ĐÌnh Đào – GS.TS. Hoàng Đức Thân, Nhà xuất bản thống kê.

4. Luật thương mại, nhà xuất bản chính trị quốc gia.

5. Giáo trình Marketting thương mại, PGS.TS Nguyễn Xuân Quang. 6. Một số luận văn và tạp chí kinh tế năm 2007.

7. Các trang web: - www.mot.gov.vn - www.nea.gov.vn - www.vnexpress.net - www.customs.gov.vn - www.vietnamnat.vn - www.thuonghieuviet.com.vn - www.hatayhandicraft.com - www.hoianhandicraft.com - www.agro.gov.vn

Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

------

GIẤY NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP

Công ty TNHH Tân An có tiếp nhận sinh viên Hoàng Thị Thảo lớp Thương Mại 46A, khoa Thương Mại, trường Đại học kinh tế quốc dân đến thực tập tốt nghiệp ở công ty từ ngày 2/1 – 27/4/2008.

Trong thời gian thực tập sinh viên Hoàng Thị Thảo đã chấp hành tốt mọi quy định của công ty, chịu khó học hỏi, lấy số liệu trung thực và chấp hành đầy đủ thời gian thực tập tại công ty.

Hà Nội, ngày 25 tháng 04 năm 2008 Công ty TNHH Tân An

Giám đốc

LỜI CẢM ƠN

Trong suốt quá trình thực tập cũng như viết chuyên đề, tôi nhận được rất nhiều sự giúp đỡ của công ty TNHH Tân An, đặc biệt là chủ tịch hội đồng quản trị, ông Lã Hồng Sơn, trưởng phòng kinh doanh xuất nhập khẩu, ông Nguyễn Bá Hoàng, và giảng viên hướng dẫn TH.S Nguyễn Thị Liên Hương. Tôi xin chân thành cảm ơn TH.S Nguyễn Thị Liên Hương, ông Lã Hồng Sơn và ông Nguyễn Bá Hoàng đã giúp tôi hoàn thành báo cáo thực tập này.

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN

LỜI MỞ ĐẦU...1

Chương I. Cơ sở lý luận về xuất khẩu hàng hóa và khái quát về công ty TNHH Tân An...2

I. Cơ sở lý luận về xuất khẩu hàng hóa...2

1. Xuất khẩu hàng hóa ...2

2. Vai trò của xuất khẩu hàng hóa...3

3. Các hình thức xuất khẩu...4

3.1. Xuất khẩu trực tiếp...4

3.2. Xuất khẩu qua trung gian...5

3.3. Xuất khẩu đối lưu...5

3.4. Kinh doanh tái xuất...5

3.5. Gia công xuất khẩu...6

3.6. Xuất khẩu tại chỗ...6

4. Những quy định hiện hành về xuất khẩu...6

4.1. Quy định chung...6

4.2. Danh mục hàng hóa được phép xuất khẩu, xuất khẩu có điều kiện, cấm xuất khẩu...7

4.3. Thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu...9

Mục I chương III “Thủ tục hải quan, chế độ kiểm tra, giám sát hải quan” thuộc Luật Hải Quan do Quốc Hội ban hành ngày 29 tháng 06 năm 2001 số 29/2001/QH10 quy định như sau:...9

5. Nội dung của hoạt động xuất khẩu...10

5.1. Nghiên cứu thị trường...11

5.2. Lựa chọn đối tác...11

5.3. Lập phương án kinh doanh xuất khẩu...11

5.4. Chuẩn bị hàng hóa xuất khẩu...12

5.5. Đàm phán ký kết hợp đồng...12

5.6. Thực hiện hợp đồng xuất khẩu...14

5.7. Đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh xuất khẩu...16

6. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu hàng hóa của doanh nghiệp...17

6.1. Các nhân tố thuộc môi trường kinh doanh...17

6.1.1. Môi trường nhân khẩu ...17

6.1.2. Môi trường chính trị pháp luật...18

6.1.3. Môi trường kinh tế và công nghệ...18

6.1.4. Môi trường cạnh tranh...19

6.2. Các nhân tố thuộc tiềm lực của doanh nghiệp...19

IV. Xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam...19

1. Thực trạng xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam trong những năm qua ...19 Theo thống kê của Bộ Công Thương, năm 2007, kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ đạt khoảng 820 triệu USD, tăng gần 20% so với năm 2006. Mức tăng này đưa tốc độ tăng trưởng bình quân xuất khẩu mặt hàng thủ công mỹ nghệ giai đoạn 2001 - 2007 đạt khoảng 18%. Hàng thủ công mỹ nghệ là một trong 10 mặt hàng có mức tăng

trưởng xuất khẩu cao nhất và luôn nằm trong danh sách 15 mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam...19 Kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam trong những năm qua được thể hiện qua bảng sau:...20 Qua bảng trên ta thấy, kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam ngày càng tăng qua các năm. Năm 2002 tăng 40,85% so với năm 2001. Năm 2003 tăng 10,88% so với năm 2002. Năm 2004 tăng 22,62% so với năm 2003. Năm 2005 tăng 22,44% so với năm 2004. Năm 2006 tăng 12,57% so với năm 2005. Năm 2007 tăng 30,08% so với năm 2006...1 Song khách quan mà nói, việc phát triển xuất khẩu mặt hàng này chưa thực sự tương xứng với tiềm năng, thế mạnh của Việt Nam, năng lực cạnh tranh của mặt hàng này đang ngày càng bộc lộ nhiều hạn chế...1 ...1 + Về cơ cấu hàng hoá: hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu hiện nay tập trung vào 4 nhóm sản phẩm chính là: mây tre, cói lá và thảm các loại; đồ gốm sứ; thêu ren và dệt; sản phẩm từ đá và kim loại quý. Riêng 4 nhóm sản phẩm này đã chiếm hơn 90% kim ngạch xuất khẩu của ngành hàng. Mặt hàng gốm, sứ đang phát triển nhanh, song tốc độ tăng trưởng cũng chưa thật sự ổn định. Các sản phẩm từ mây, tre, cói lá và thảm các loại thì đang gặp rất nhiều khó khăn trong việc mở rộng thị trường. Mặt hàng thêu ren và dệt xuất khẩu cũng không ổn định và phụ thuộc rất nhiều thị trường. Năm 2007, kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng tre lá, thảm, sơn mài của Việt Nam đạt khoảng 228 triệu USD, tăng 19% so với năm 2006. Mặt hàng đá và kim loại quý, tuy mới hình thành nhưng trong vài năm trở lại đây đã có sự phát triển tương đối mạnh

+ Về thị trường: nhìn chung, thị trường xuất khẩu của hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam đã thay đổi nhiều trong vài thập kỷ gần đây. Nếu như trước đây hàng thủ công truyền thống của Việt Nam như hàng lụa hay bạc hầu hết được xuất khẩu sang các nước láng giềng như Lào, Campuchia và Thái Lan thì hiện nay các sản phẩm thủ công mỹ nghệ của Việt Nam được xuất khẩu tới 133 nước và vùng lãnh thổ khác nhau (so với 50 nước năm 1998). Hiện nay có 3 thị trường xuất khẩu lớn cho hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam là EU, các nước Đông Nam Á và Hoa Kỳ. Liên minh châu Âu đang là thị trường có tầm quan trọng nhất. Năm 2006 riêng 7 nước của EU chiếm tỷ trọng 43% kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ gấp 3 lần lượng xuất khẩu sang Nhật hay Hoa Kỳ. Mặt hàng thủ công mỹ nghệ chính vào thị trường EU là đồ gỗ, với các nước nhập khẩu lớn là Đức, Pháp, Hà Lan đã chiếm tới 10% tổng kim ngạch nhập khẩu. Đối với Liên minh châu Âu, Việt Nam là nhà cung cấp có tầm quan trọng thứ 2 về đồ gốm và các sản phẩm bằng nguyên liệu mây tre. Đặc biệt, hoạt động nhập khẩu các mặt hàng này ở thị trường EU gia tăng nhanh chóng trong những năm gần đây. Thị trường Nhật Bản luôn được xếp hàng nhất trong số các thị trường xuất khẩu. Từ trước tới nay, thị trường Nhật Bản chiếm từ 10 - 29% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ. Tuy nhiên, các daonh nghiệp xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ vào thị trường này cần phải quan tâm tới đặc điểm sau: các đơn hàng nhập khẩu của Hoa Kỳ thường là rất lớn nên các doanh nghiệp Việt Nam phải làm ăn lớn thì mới có thể tồn tại được. Hơn thế chi phí kinh doanh trong thị trường này rất cao, ví như, chi phí cho thủ tục giao nhận hàng tới khoảng 30 USD/m3, chi phí vận chuyển tính theo đơn vị m3 tăng dần, việc giá nguyên liệu gỗ tăng mạnh trong thời gian gần đây cũng đang gây khó khăn cho các doanh nghiệp sản xuất đồ gỗ mỹ nghệ... Tất cả các nhân tố này dẫn đến sự bất lợi trong cạnh tranh của daonh nghiệp xuất khẩu Việt Nam. Mặc dù tốc độ tăng trưởng

xuất khẩu mặt hàng này vào 3 thị trường trên là tương đối cao, nhưng tỷ trọng hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam ở những thị trường này rất thấp, hiện hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam mới chiếm 1,5% kim ngạch nhập khẩu nhóm hàng này của Hoa Kỳ; 1,7% của Nhật Bản và 5,4% của EU. ...1 + Về năng lực cạnh tranh của hàng TCMN: nhìn chung, các doanh nghiệp thủ công mỹ nghệ Việt Nam, đặc biệt là các doanh nghiệp, hộ sản xuất tại các làng nghề còn chưa nhận thức được một cách rõ ràng và đầy đủ về các đối thủ cạnh tranh và sản phẩm cạnh tranh. Hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam đang phải cạnh tranh gay gắt với hàng thủ công mỹ nghệ của chính các nước đang nhập khẩu mặt hàng này của Việt Nam như Nhật Bản, Hàn Quốc, I-ta-lia... thường là hàng tinh xảo, chất lượng cao, giá cao, mang đậm nét văn hoá địa phương. Do vậy, hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam muốn vào những thị trường này cần phải tìm cách tạo sự khác biệt...3 + Về cạnh tranh giữa hàng TCMN Việt Nam với các nước có những mặt hàng tương tự đang XK tới cùng những thị trường như của Việt Nam: với hàng gốm sứ, đối thủ cạnh tranh chủ yếu là Trung Quốc - quê hương của nghề gốm và Thái Lan (việc xác định này chủ yếu dựa trên tiêu chí giá cả). Còn có một số nước châu Á khác, kể cả những nước nhập khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam như Nhật Bản, Hàn Quốc... cũng sản xuất đồ gốm nhưng những sản phẩm này thường có gốc rễ ở từng địa phương, có kỹ thuật riêng, có sự khác nhau về khí hậu và mẫu mã và thường được bán với giá cao. Hàng mây tre đan: mặt hàng này của Việt Nam khi tiếp cận các thị trường quốc tế đang gặp các đối thủ cạnh tranh đáng gờm cả về mẫu mã, chất lượng, kiểu dáng cũng như kinh nghiệm tiếp thị, trong đó đối thủ lớn nhất là Trung Quốc, tiếp đến là In-đô-nê-xia và Phi-lip-pin. Inđônêxia là nước sản xuất các sản phẩm mây lớn nhất trên thế giới và đã phát triển được nhiều cụm sản xuất sản phẩm mây tập trung tại đảo Kalimantan và vùng Cirebon. Bên cạnh đó, các nhà đầu tư nước ngoài có kinh nghiệm cũng đã đầu tư xây dựng các nhà máy sản xuất ở các nước này. Hàng gỗ mỹ nghệ: Đối thủ cạnh tranh chính của đồ gỗ mỹ nghệ Việt Nam bao gồm Trung Quốc, Thái Lan, Malaysia,

Inđônêxia, Philipin. Mỗi nước đều tập trung vào các nét độc đáo và đặc điểm của nguyên liệu trong nước đồng thời thể hiện truyền thống và văn hoá dân tộc qua mẫu mã sản phẩm. Hàng dệt và thêu ren: đối thủ cạnh tranh chính là Trung Quốc, hiện đang chiếm lĩnh phần lớn thị trường quốc tế. Ngoài ra có thể kể đến các nước láng giềng như Thái Lan, Lào...3 Nguyên nhân dẫn đến hạn chế về năng lực canh tranh của hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam là thiếu vốn sản xuất, kinh doanh nên các hộ sản xuất, kinh doanh không thể phát triển, mở rộng quy mô sản xuất mở rộng thị trường. Thiếu người có khả năng thiết kế, sáng tạo mẫu mã mới, thiếu người có năng lực quản lý, hoạch định chiến lược, phát triển và tiếp cận thị trường. Tính tiếp nhận, duy trì của các thế hệ sau về sản xuất mặt hàng này không được tốt. Các cơ quan Nhà nước, chính quyền địa phương còn thiếu động viên, khuyến khích, hỗ trợ đối với các hộ sản xuất, đặc biệt là đối với các nghệ nhân tâm huyết với nghề ở các làng nghề. Một điểm có thể thấy rõ là ngày càng thiếu vắng đi những nghệ nhân giỏi do tình trạng thất truyền, hoặc thế hệ sau không muốn đi theo nghề của thế hệ trước. Sản phẩm làm ra phải đi qua nhiều khâu trung gian mới tới được người tiêu dùng cuối cùng, do vậy các hộ sản xuất, kinh doanh tại các làng nghề có mức lãi ròng rất thấp.

Nhìn chung, việc xác định đối thủ cạnh tranh và hiểu biết về đối thủ cạnh tranh của các doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam còn rất hạn chế, đòi hỏi các tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp liên quan cần phải có những nỗ lực hơn nữa,

đầu tư nguồn lực vào công tác nghiên cứu thị trường và xây dựng hệ thống thông tin,

chia sẻ thông tin thị trường giữa các bên liên quan...4

2. Mục tiêu xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam trong những năm tới ...5

III. Khái quát về công ty TNHH Tân An...6

1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty TNHH Tân An...6

1.1. Quyết định thành lập ban đầu của công ty...6

1.2. Quá trình hình thành và phát triển của công ty...6

1.3. Chức năng và nhiệm vụ của công ty...7

1.3.1. Chức năng của công ty...7

1.3.2. Nhiệm vụ của công ty...9

2. Hệ thống tổ chức. chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban và bộ phận trực thuộc...9

2.1. Hệ thống tổ chức...9

2.2. Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban và bộ phận trực thuộc...11

3. Đặc điểm kinh doanh của công ty...14

3.1. Mặt hàng kinh doanh của công ty...14

3.2. Nguồn hàng của công ty...15

3.3. Thị trường và phương thức tiêu thụ của công ty...16

3.4. Đối thủ cạnh tranh và lợi thế của công ty...16

4. Kết quả sản xuất kinh doanh của công ty qua 4 năm...17

4.1. Tình hình tài sản, các khoản phải thu, phải trả của công ty TNHH Tân An...17

4.1.1. Tình hình tài sản của công ty...17

Một phần của tài liệu m_t_s_bi_n_ph_p_nh_m_y_m_nh_ho_t_ng_xu_t_kh_u_h_ng_th_c_ng_m_ngh_c_a_c_ng_ty_tnhh_t_n_an (Trang 98 - 108)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(108 trang)
w