II. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của công ty
2. Nhân tố chủ quan
2.1. Tiềm lực tài chính
Là nhân tố phản ánh sức mạnh kinh doanh của công ty. Số vốn của công ty không ngừng tăng qua các năm. Hiện nay tổng số vốn điều lệ của công ty là 60.000.000.000 đồng, đây vẫn là một con số nhỏ vì vậy công ty cần có các biện pháp thích hợp nhằm tăng nguồn vốn điều lệ cũng như thu hút các nguồn vốn bên ngoài.
Hệ số thanh toán các năm 2004, 2005, 2006, 2007 của công ty đều lớn hơn 1 như vậy chứng tỏ Tân An bảo đảm được khả năng thanh toán đối với các khoản nợ phải trả.
Doanh thu của công ty khá phát triển đặc biệt là doanh thu xuất khẩu. Với tiềm lực tài chính như trên sẽ giúp doanh nghiệp tăng độ tin cậy của các khách hàng muốn quan hệ làm ăn buôn bán với doanh nghiệp. Giúp doanh nghiệp ký kết được nhiều hợp đồng xuất khẩu lớn hơn nữa đồng thời tạo nguồn vốn để công ty đầu tư nghiên cứu mở rộng thị trường mới tạo điều kiện thúc đẩy xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ.
2.2. Chất lượng nguồn nhân lực
Đặc điểm lao động của công ty được thể hiện qua biểu sau:
Biểu 06: Cơ cấu lao động công ty hiện nay
Đơn vị: người
STT Chỉ tiêu Số lao động %
1 Lao động trực tiếp 140 74%
2 Lao động gián tiếp 50 26%
+ Cán bộ quản lý công nhân viên 45 23.7%
+ Công nhân phục vụ 5 2.3%
3 Tổng số 190 100%
(Nguồn: số liệu trên do phòng tổ chức cung cấp)
Lao động là đối tượng của quản lý nguồn nhân lực. Theo số liệu thống kê do phòng tổ chức cung cấp thì hiện nay công ty TNHH Tân An có tất cả 190 người bao gồm cả cán bộ, công nhân viên, trong đó lao động trực tiếp sản xuất là 140 người (chiếm 74% trong tổng số lao động), còn lao động gián tiếp có cán bộ quản lý, công nhân phục vụ, nhân viên phục vụ, nhân viên văn phòng là 50 người (chiếm 26%).
Ngoài ra cán bộ quản lý của công ty đều có trình độ chuyên môn và đại học, có nhiều kinh nghiệm trong công việc, hoàn thành tốt nhiệm vụ, giúp công ty ngày càng phát triển.
Tuy nhiên nhân sự thuộc bộ phận kế hoạch thị trường hoạt động chưa thật sự có hiệu quả, chưa nhanh nhậy với sự thay đổi của thị trường, chua nắm bắt kịp nhu cầu thị trường. Điều này ảnh hưởng rất nhiều đến doanh thu xuất khẩu của công ty. Nếu bộ phận kế hoạch thị trường hoạt động có hiệu quả hơn nữa thì lợi nhuận công ty thu về từ hoạt động xuất khẩu hàng hóa sẽ không ngừng tăng.
2.3. Trình độ tiếp thu công nghệ của doanh nghiệp
Với sự phát triển như vũ bão của khoa học kỹ thuật và công nghệ đã tạo ra nhiều cơ hội cũng như gây ra nhiều nguy cơ đối với tất cả các đơn vị kinh doanh nói chung và đơn vị sản xuất, xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ nói riêng.
Để đáp ứng yêu cầu về công nghệ, Tân An đã không ngừng nghiên cứu, tìm tòi, áp dụng công nghệ mới để nâng cao chất lượng, hạ giá thành sản phẩm nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm của công ty trên thị trường. Tuy nhiên trong quá trình tiếp thu công nghệ, Tân An vẫn chưa khai thác hết được hiệu quả của công nghệ do sự hạn chế về khả năng sử dụng của người lao động. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến doanh thu từ hoạt động xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của công ty.
2.5. Tiềm lực vô hình
- Hình ảnh và uy tín của Tân An trên thương trường: Một hình ảnh tốt về công ty liên quan đến hàng thủ công mỹ nghệ, chất lượng sản phẩm, thái độ đối với khách hàng, giá cả đang ngày càng được khẳng định trên thị trường… là cơ sở tạo ra sự quan tâm của khách hàng đến sản phẩm của công ty, giúp công ty ký kết được nhiều hợp đồng với các bạn hàng mới.
- Các sản phẩm thủ công mỹ nghệ của công ty đều được sản xuất từ những làng nghề nổi tiếng. Điều này nâng cao ảnh hưởng và tác động đến sự lụa chọn, chấp nhận và quyết định mua của các bạn hàng truyền thống cũng như tăng sức thuyết phục bạn hàng mới mua hàng của công ty.
2.6. Khả năng kiểm soát, độ tin cậy của nguồn cung cấp hàng thủ côngmỹ nghệ và dự trữ hàng hóa hợp lý của doanh nghiệp mỹ nghệ và dự trữ hàng hóa hợp lý của doanh nghiệp
Yếu tố này ảnh hưởng đến đầu vào của doanh nghiệp và tác động mạnh mẽ tới kết quả hoạt động xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ. Các kế hoạch Marketing nói chung và các tham số điều khiển kinh doanh thường được xây dựng theo tình huống thực tại thời điểm xây dựng kế hoạch. Tuy có tính đến biến động thị trường, song không được vượt quá một tỷ lệ biến động nào quá. Sự thay đổi quá mức đầu vào sẽ ảnh hưởng đến giá đầu vào, chi phí, thời điểm giao hàng, khối lượng cung cấp…đã được tính đến trong hợp đồng đầu ra. Không kiểm soát được hoặc không đảm bảo được sự ổn định, chủ động về nguồn cung cấp hàng hóa cho doanh nghiệp có thể phá vỡ hoặc làm hỏng hoàn toàn chương trình kinh doanh của doanh nghiệp.