Phương hướng phát triển của công ty trong thời gian tới

Một phần của tài liệu m_t_s_bi_n_ph_p_nh_m_y_m_nh_ho_t_ng_xu_t_kh_u_h_ng_th_c_ng_m_ngh_c_a_c_ng_ty_tnhh_t_n_an (Trang 84 - 86)

Phương hướng phát triển của công ty trong thời gian tới có ý nghĩa quan trọng trong quá trình hoạt động của công ty, cho phép công ty tiếp tục phát triển và mở rộng, không bị tụt hậu so với đối thủ cạnh tranh.

1. Phương hướng phát triển chung cho hoạt động kinh doanh của công tyđến năm 2010 đến năm 2010

Trong chiến lược phát triển của công ty, Tân An đang nỗ lực, cố gắng để hoàn thành mục tiêu đã đặt ra trong năm 2010:

Tăng tổng doanh thu lên tới 500 tỷ VNĐ, trong đó doanh thu từ hoạt động xuất và nhập khẩu chiếm 80%

Mở rộng quy mô thị trường, tăng thị phần chiếm tới 8% thị phần cả nước.

Thiết lập văn phòng đại diện ở Mỹ và Đức

Phấn đấu nâng cao chất lượng công tác tiêu thụ sản phẩm

Tăng cường công tác kiểm tra giám sát việc thực hiện công tác tổ chức sản xuất nhằm phát hiện kịp thời cũng như thiếu sót và đưa ra các phương án giải quyết.

Ở các nhà máy sản xuất cần tăng nâng suất lao động, sử dụng tối đa công suất máy mọc thiết bị.

Đầu tư phát triển các sản phẩm mới trên cơ sở công nghệ cao với mục tiêu chiếm lĩnh thị trường trong và ngoài nước.

Tăng cường công tác nghiên cứu, phát triển để tăng sức cạnh tranh trên thị trường, tạo cơ sở vững chắc cho sự phát triển bền vững.

2. Định hướng xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ

Phát triển xuất khẩu với tốc độ tăng trưởng cao, bền vững đặc biệt là hàng thủ công mỹ nghệ. Đẩy mạnh đầu tư phát triển các mặt hàng có lợi thế cạnh tranh, có khả năng chiếm lĩnh thị phần đáng kể trên thị trường thế giới.

2.1. Định hướng về thị trường

Hiện nay hàng thủ công mỹ nghệ của công ty đã tìm được chỗ đứng trên thị trường và rất được ưa chuộng. Trong thời gian tới mặt hàng thủ công mỹ nghệ của công ty có khả năng

mở rộng ra các thị trường lớn khác trên thế giới như Mỹ, Đức…đặc biệt kết hợp chặt chẽ với ngành du lịch. Thị trường hàng hóa phục vụ khách du lịch sẽ ngày càng phát triển, đặc biệt là sản phẩm của các ngành nghề truyền thống nổi tiếng sẽ được ưu tiên.

Ngoài ra công ty vẫn phải chú tâm vào thị trường Nhật Bản, vì đây là thị trường quen thuộc đối với công ty và công ty đã có những thành tựu nhất định trong việc lưu thông hàng hóa và quảng bá thương hiệu tại đây.

2.2. Định hướng đa dạng hóa sản phẩm xuất khẩu

Công ty có trình độ khoa học công nghệ, tay nghề nhân công khá nhưng đó chỉ là mức so sánh với các doanh nghiệp khác ở trong nước, nhưng là lạc hậu so với các nhà máy, các doanh nghiệp nước ngoài. Mức độ đầu tư đổi mới công nghệ của doanh nghiệp còn rất thấp.

Trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt hiện nay, một trong những chiến lược kinh doanh hàng đầu của doanh nghiệp là tạo nét độc đáo kinh doanh. Đó là săn lùng các chuyên gia thiết kế để có thể mang lại những nét mới và độc đáo cho sản phẩm.

Do không được đầu tư vào khâu thiết kế nên doanh nghiệp không hay nhận được những đơn đặt hàng lớn. Vì vậy công ty quyết định đầu tư thích

đáng vào khâu thiết kế để có thể mang lại nét độc đáo, tinh xảo, có thể lôi cuốn khách hàng.

Mặt khác, công ty sẽ không chỉ xuất khẩu những măt hàng thủ công được cho là thế mạnh của mình mà sẽ tìm hiểu thêm những mặt hàng luôn cho là không có thế mạnh để đưa vào sản xuất, kinh doanh.

Một phần của tài liệu m_t_s_bi_n_ph_p_nh_m_y_m_nh_ho_t_ng_xu_t_kh_u_h_ng_th_c_ng_m_ngh_c_a_c_ng_ty_tnhh_t_n_an (Trang 84 - 86)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(108 trang)
w