Mục tiêu xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam trong những năm tới

Một phần của tài liệu m_t_s_bi_n_ph_p_nh_m_y_m_nh_ho_t_ng_xu_t_kh_u_h_ng_th_c_ng_m_ngh_c_a_c_ng_ty_tnhh_t_n_an (Trang 26 - 27)

IV. Xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam

2. Mục tiêu xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam trong những năm tới

năm tới

Là một trong 10 mặt hàng xuất khẩu tiềm năng, hàng thủ công mỹ nghệ được dự báo sẽ tiếp tục tăng trưởng mạnh trong năm nay với kim ngạch xuất khẩu đạt khoảng 1 tỷ USD, tăng hơn 35% so với năm 2007. Theo Bộ Công Thương, các thị trường lớn nhập khẩu hàng mỹ nghệ Việt Nam là Nhật Bản, Mỹ, EU, Nga và một số nước ASEAN vẫn đang được duy trì tốt. Ngoài ra, Canađa và các nuớc Trung Đông và một số thành niên mới của EU cũng đang là những thị trường tiềm năng để Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng này.

Với 150 triệu USD, tăng gần 25% so với cùng kỳ năm ngoái, con số xuất khẩu hàng mỹ nghệ hai tháng đầu năm nay là tín hiệu tốt cho những dự báo lạc quan về mặt hàng này.

Cũng theo đánh giá của Bộ Công Thương, hàng thủ công mỹ nghệ tuy chưa mang lại kim ngạch xuất khẩu lớn nhưng đã có vai trò quan trọng trong việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông thôn, thu hút một lượng lớn lao động và góp phần vào xóa đói giảm nghèo ở các địa phương. Bởi vậy, đây cũng là một trong những ngành hàng được coi là mũi nhọn để tập trung phát triển xuất khẩu trong giai đoạn 2008-2010 với mục tiêu đạt kim ngạch 1,5 tỉ USD vào năm 2010.

Hiện nay, hoạt động sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ là hoạt động chính của khoảng 2.000 làng nghề trong cả nước với khoảng 1,4 triệu hộ gia đình và 1.000 doanh nghiệp trực tiếp sản xuất, hoặc xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ. Nguồn nguyên liệu trong nước đáp ứng được tới 95-97% nguyên liệu cho xuất khẩu cũng là một thuận lợi lớn để phát triển ngành hàng này.

Một phần của tài liệu m_t_s_bi_n_ph_p_nh_m_y_m_nh_ho_t_ng_xu_t_kh_u_h_ng_th_c_ng_m_ngh_c_a_c_ng_ty_tnhh_t_n_an (Trang 26 - 27)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(108 trang)
w