Nhân tố khách quan

Một phần của tài liệu m_t_s_bi_n_ph_p_nh_m_y_m_nh_ho_t_ng_xu_t_kh_u_h_ng_th_c_ng_m_ngh_c_a_c_ng_ty_tnhh_t_n_an (Trang 65 - 70)

II. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của công ty

1. Nhân tố khách quan

1.1. Môi trường nhân khẩu

Dân số các khu vực thuộc thị trường xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của công ty đang tăng lên. Đây là một dấu hiệu đáng mừng vì như thế có thể sẽ dẫn tới tăng cầu về hàng thủ công mỹ nghệ. Trình độ học vấn ngày càng cao, thu nhập bình quân trên đầu người ngày càng phát triển do đó con người chi tiêu cho các giá trị về văn hóa, tinh thần ngày càng lớn. Để khai thác tối đa các cơ hội này các sản phẩm thủ công mỹ nghệ của công ty phải mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc đẹp về mặt thẩm mỹ, tốt về chất lượng, giá cả hợp lý

có như vậy mới tăng được khả năng cạnh tranh so với các đối thủ khác đặc biệt là Trung Quốc.

Lực lượng lao động thuộc các ngành nghề thủ công truyền thống, đặc biệt là các nghệ nhân giỏi ngày càng ít đi. Điều này gây khó khăn cho công ty trong việc đảm bảo nguồn hàng cũng như nguồn nhân lực để sản xuất các sản phẩm đẹp, đòi hỏi độ tinh xảo, chất lượng cao

1.2. Môi trường chính trị pháp luật

Thời gian gần đây, Chính phủ đã có nhiều tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp hoạt động xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ. Thủ tướng Chính phủ đã ra Quyết định về một số chính sách khuyến khích phát triển ngành nghề nông thôn, trong đó nội dung chủ yếu là đẩy mạnh xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ. Quyết định này đã có những qui định cụ thể đối với từng lĩnh vực như đất đai xây dựng cơ sở sản xuất - kinh doanh, phát triển khai thác nguyên liệu phục vụ sản xuất, các chính sách về đầu tư, tín dụng, thuế, lệ phí, hỗ trợ xúc tiến thương mại. Hiện nay, một số bộ, ngành liên quan đang cụ thể hóa về mức độ và thủ tục thực hiện. Theo Thông tư số 61 của Bộ Tài chính, kể từ ngày 1/1/2002 các doanh nghiệp sẽ được Nhà nước hỗ trợ chi phí hoạt động xúc tiến thương mại bằng 0,2% kim ngạch xuất khẩu thực thu trong năm. Tiếp theo đó, Thông tư số 62 của Bộ này cũng tháo gỡ các khó khăn của doanh nghiệp về chi hoa hồng môi giới xuất khẩu. Theo đó, các khoản chi này sẽ được hạch toán vào chi phí bán hàng của doanh nghiệp, đối tượng hưởng hoa hồng xuất khẩu gồm cả các doanh nghiệp, các cơ quan đại diện ngoại giao của Việt Nam ở nước ngoài. Bên cạnh đó, khó khăn về vay vốn ưu đãi đã được Chính phủ khai thông qua Quyết định 02/2001/QĐ-TTg về chính sách hỗ trợ đầu tư từ Quỹ hỗ trợ phát triển đối với các dự án sản xuất, chế biến hàng xuất khẩu và sản xuất nông nghiệp. Như vậy, theo qui định hiện hành (kể cả các qui định bổ sung vừa nêu trên), các dự án đầu tư sản xuất chế biến

hàng xuất khẩu ngoài các ưu đãi như giảm miễn tiền thuê đất, thuế sử dụng đất, thuế thu nhập doanh nghiệp còn được vay vốn tín dụng đầu tư từ Quỹ hỗ trợ phát triển với lãi suất ưu đãi và điều kiện dễ dàng hơn trước. Ngoài ra, chủ thể được xuất khẩu trực tiếp theo Nghị quyết 05/2001/NQ-CP ngày 24/5/2001 đã được mở rộng. Khuyến khích thương nhân Việt Nam thuộc mọi thành phần kinh tế xuất khẩu tất cả các loại hàng hóa mà pháp luật không cấm, không phụ thuộc vào ngành nghề đã đăng ký kinh doanh. Các cơ sở sản xuất kinh doanh kể cả vừa và nhỏ đều được quyền lựa chọn tham gia trực tiếp xuất khẩu hay ủy thác xuất khẩu. Một khuyến khích rất cụ thể nữa đã được áp dụng là chính sách thưởng xuất khẩu cho doanh nghiệp theo 5 tiêu chuẩn: có mặt hàng mới, thị trường mới, chất lượng cao, đạt quy mô về kim ngạch và tốc độ tăng trưởng xuất khẩu theo qui định.

Có thể nói nhiều cơ chế, chính sách mới rất thông thoáng đã tạo điều kiện thuận lợi, tiếp sức cho công ty đẩy mạnh xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ.

Tình hình chính trị cũng như quan hệ thương mại giữa Việt Nam với các nước thuộc thị trường xuất khẩu của công ty ngày càng tốt đẹp. Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động xuất khẩu của Tân An. Tuy nhiên các điều luật chi phối hoạt động thương mại của các nước này nhất là luật nhập khẩu hay có nhiều thay đổi, gây khó khăn cho công ty, đòi hỏi công ty phải thường xuyên cập nhập luật thương mại của các nước để tránh trường hợp bị kiện dẫn đến phải bồi thường hợp đồng.

1.3. Môi trường kinh tế và công nghệ

1.3.1. Tỷ giá hối đoái

Trong điều kiện nền kinh tế mở, các quan hệ giữa các nước về kinh tế, văn hóa, chính trị, ngoại giao, du lịch ngày càng được mở rộng, cho nên phát sinh những quan hệ thanh toán quốc tế. Phương tiện thanh toán dùng trong

giao dịch quốc tế ghi theo đơn vị tiền tệ của một nước hay là ngoại hối đối với nước khác.

Biểu 05. Bảng tỷ giá cập nhập ngày 6/3/2008 Đơn vị: đồng

Mã ngoại tệ Tên ngoại tệ Mua vào Chuyển khoản Bán ra

AUD AUST.DOLLAR 14,461 14,548 14,818

CAD CANADIAN DOLLAR 15,628 15,770 16,094

CHF SWISS FRANCE 14,915 15,020 15,329

DKK DANISH KRONE 0 3,111 3,165

EUR EURO 23,726 23,797 24,238

GBP BRITISH POUND 30,771 30,988 31,626

HKD HONGKONGDOLLAR 1,986 2,000 2,038

JPY JAPANESE YEN 148 150 153

KWD KUWAITI DINAR 0 57,940 59,184

NOK NORWEGIANKRONER 0 2,907 2,958

SEK SWEDISH KRONA 0 2,451 2,493

SGD SINGAPOREDOLLAR 11,122 11,200 11,453

THB THAI BAHT 460 460 571

USD US DOLLAR 15,914 15,914 15,916

(Nguồn: Thời báo kinh tế Việt Nam)

Khi tỷ giá hối đoái tăng lên, có nghĩa là đồng nội tệ có giá trị giảm xuống so với đồng ngoại tệ, lúc này công ty xuất khẩu sẽ có lợi.

Khi tỷ giá hối đoái giảm xuống, có nghĩa là đồng nội tệ có giá trị hơn so với đồng ngoại tệ, sẽ có tác động bất lợi cho xuất khẩu của công ty.

Trong điều kiện kinh tế thị trường, cạnh tranh khốc liệt như hiện nay thì tỷ giá hối đoái thường xuyến thay đổi, lên xuống thất thường, điều này ảnh hưởng rất nhiều đến doanh thu hoạt động xuất khẩu của công ty. Đặc biệt khi mà thị trường xuất khẩu chính của công ty là Mỹ, Nhật Bản…

1.3.2. Thu nhập của người dân tại thị trường nước nhập khẩu

Có một xu hướng mà không ai dám phủ nhận đó là thu nhập bình quân đầu người ngày càng tăng. Đặc biệt là ở Mỹ, Nhật Bản, hai thị trường xuất khẩu chính của công ty. Do đó, người dân tại hai thị trường trọng điểm này

chi tiêu cho giá trị văn hóa, tinh thần ngày càng lớn. Để tận dụng tốt cơ hội này, mặt hàng thủ công mỹ nghệ của Tân An phải giàu tính nghệ thuật, mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc. Chất lượng không ngừng được nâng cao, giá cả hợp lý. Có như vậy doanh thu từ hoạt động xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của công ty mới tăng cao.

1.3.3. Tiềm năng của nền kinh tế

Nước ta nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa, do đó nguyên liệu cho sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ rất dồi dào như: gỗ, cói, mây, tre…Có nguồn đất tốt cho việc sản xuất gốm, sứ, có nguồn lao động dồi dào, con người Việt Nam cần cù, thông minh, khéo léo. Vị trí địa lý của nước ta thuận lợi cho hoạt động ngoại thương. Tất cả những điều trên là tiềm năng rất lớn cho hoạt động xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của công ty.

1.3.4. Các quan hệ kinh tế quốc tế

Trong hoạt động kinh doanh quốc tế, các mối quan hệ quốc tế có ảnh hưởng rất mạnh mẽ đến hoạt động xuất khẩu hàng hóa của công ty.

Với xu hướng toàn cầu hóa nền kinh tế như hiện nay, nước ta cũng đã gia nhập vào nhiều liên minh kinh tế. Những mối quan hệ kinh tế quốc tế mở rộng, bền vững, tốt đẹp đã tạo ra những tiền đề thuận lợi cho việc đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu hàng hóa nói chung và xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của công ty nói riêng. Các hàng rào thuế quan, phi thuế quan được nới lỏng tạo điều kiện thuận lợi để mặt hàng thủ công mỹ nghệ của công ty thâm nhập vào thị trường nước bạn.

1.3.5. Trình độ phát triển của các cơ sở hạ tầng

Hệ thống cơ sở hạ tầng của nước ta như đường sá, cầu cống, cảng biển…ngày càng phát triển tạo điều kiện thuận lợi cho công ty vận chuyển hàng để xuất khẩu, rút ngắn thời gian thu mua, giảm chi phí vận chuyển, đảm bảo chất lượng hàng hoá.

1.4. Môi trường cạnh tranh

Nhà nước ngày càng ban hành nhiều quy định khuyến khích các doanh nghiệp xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp.

Số lượng các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xuất khẩu mặt hàng thủ công mỹ nghệ ngày càng nhiều. Các sản phẩm của các công ty này có mẫu mã cũng như chất lượng không kém gì so với Tân An, trong khi đó khả năng phân tích đối thủ cạnh tranh của công ty còn yếu, Tân An chưa nhận thức được một cách rõ ràng và đầy đủ về đối thủ cạnh tranh và các sản phẩm cạnh tranh, điều này đòi hỏi Tân An phải cố gắng hơn nhất nhiều.

Hàng thủ công mỹ nghệ của công ty còn phải cạnh tranh gay gắt với hàng thủ công mỹ nghệ của chính các nước nhập khẩu mặt hàng này như Nhật Bản thường là hàng tinh xảo, chất lượng cao, giá cao, mang đậm nét văn hoá địa phương. Do vậy hàng thủ công mỹ nghệ của công ty cần phải tìm cách tạo sự khác biệt.

Bên cạnh đó Tân An còn phải cạnh tranh với cả các đối thủ trên thị trường quốc tế, nhất là sau khi Việt Nam đã ra nhập vào sân chơi thương mại thế giới WTO.

Một phần của tài liệu m_t_s_bi_n_ph_p_nh_m_y_m_nh_ho_t_ng_xu_t_kh_u_h_ng_th_c_ng_m_ngh_c_a_c_ng_ty_tnhh_t_n_an (Trang 65 - 70)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(108 trang)
w