Thực trạng nợ quá hạn của tín dụng ngắn hạ n

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu- chi nhánh An Giang (Trang 59)

Nợ quá hạn là một trong những chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng của một ngân hàng. Nợ quá hạn phát sinh sẽ làm tăng rủi ro cho ngân hàng. Có thể nói, nợ quá hạn xảy ra ở hầu hết các ngân hàng vì đã có hoạt động tín dụng tất nhiên phải tồn tại rủi ro, chỉ

có sự khác biệt là tình trạng này xảy ra nhiều hay ít.

Thực chất của nợ quá hạn chính là món vay đến hạn trả nhưng khách hàng lại không thanh toán đủ và ngân hàng không đồng ý cho gia hạn nợ. Nếu tình hình này diễn ra lâu dài ngân hàng sẽ khó chủ động được nguồn vốn dễ dẫn đến mất khả năng thanh toán. Hạn chế nợ quá hạn ở mức thấp nhất là điều mà tất cả các ngân hàng nói chung, ACB – An Giang nói riêng đều muốn làm, do vậy trước hết phải tìm ra nguyên nhân của các khoản nợ quá hạn để có giải pháp kịp thời hạn chế nó. Ngoài ra, nợ quá hạn cũng thể

hiện chất lượng thẩm định, xét duyệt và khả năng quản lý các món vay của NVTD. Nếu công tác này được thực hiện tốt sẽ tránh cho ngân hàng những khoản nợ quá hạn.

Chúng ta cùng đi sâu phân tích để thấy rõ hơn thực trạng nợ quá hạn của tín dụng ngắn hạn tại ACB – An Giang trong 3 năm qua:

Bảng 3.12: Nợ quá hạn của tín dụng ngắn hạn tại ACB – An Giang

ĐVT: Triệu đồng Chênh lệch 2008/2007 Chênh l2009/2008 ệch Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Tuyệt đối Tương đối (%) Tuyệt đối Tương đối (%) Nợ quá hạn 1.757 1.698 3.325 -59 -3,36 1.627 95,82

NHTMCP Á Châu – chi nhánh An Giang.

Biểu đồ 3.12: Nợ quá hạn của tín dụng ngắn hạn tại ACB – An Giang

1.757 1.698 3.325 0 0.5 1 1.5 2 2.5 3 3.5 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm Tr i u đồ ng Nợ quá hạn

Nợ quá hạn của những khoản vay ngắn hạn năm 2007 là 1.757 triệu đồng; năm 2008 là 1.698 triệu đồng, giảm 59 triệu đồng, tương đương -3,36%; đến năm 2009 là 3.325 triệu đồng, tăng 1.627 triệu đồng, tương đương 95,82%. Một thực tế khó có thể tránh khỏi ở bất cứ quốc gia nào là khi chịu ảnh hưởng của khủng hoảng bao giờ nợ quá hạn trong hoạt động ngân hàng cũng có xu hướng gia tăng. Nợ quá hạn của tín dụng ngắn hạn tại ACB – An Giang năm 2009 tuy có tăng nhưng chưa đáng lo ngại (tỷ lệ nợ quá hạn của tín dụng ngắn hạn trên dư nợ ngắn hạn đến cuối năm 2009 là 1,10%). Tuy nhiên, lường trước tình hình xấu là điều ngân hàng nên làm vì sự an toàn của mình.

3.3 Một số chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng ngắn hạn của ACB - An Giang:

Phân tích tín dụng là việc làm phức tạp và đòi hỏi nhiều nguồn thông tin chính xác. Ngoài những thông tin từ bảng tổng kết tài sản, ta có thể dùng các chỉ tiêu như: Vốn huy động/Tổng nguồn vốn; Hệ số thu nợ;…để giúp ngân hàng nhận định chính xác hơn về tình hình hoạt động kinh doanh của mình, xác định được những rủi ro mà ngân hàng

đang và sẽ gánh chịu để từđó đưa ra những giải pháp thích hợp nhằm hạn chế nó, góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả của tín dụng.

Để đánh giá chất lượng tín dụng ngắn hạn của ngân hàng, một số chỉ tiêu phải

được tính dựa trên vốn huy động ngắn hạn của ngân hàng mới chính xác. Nhưng do trong quá trình tiếp xúc, thực tập tại ngân hàng, em không có được số liệu về vốn huy

động ngắn hạn nên em phải sử dụng vốn huy động nói chung để tính một số chỉ tiêu, tuy chưa phản ánh chính xác nhưng cũng có thể dùng để so sánh giữa các năm

NHTMCP Á Châu – chi nhánh An Giang.

Bảng 3.13: Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng hoạt động tín dụng ngắn hạn tại ACB – An Giang Chỉ tiêu ĐVT Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Tổng nguồn vốn (1) Triệu đồng 345.852 378.673 591.479 Vốn huy động (2) Triệu đồng 194.104 219.338 423.950 Dư nợ ngắn hạn (3) Triệu đồng 195.277 212.318 302.286 Nợ quá hạn của tín dụng ngắn hạn (4) Triệu đồng 1.757 1.698 3.325

Doanh số thu nợ ngắn hạn (5) Triệu đồng 195.824 225.669 221.560,6

Doanh số cho vay ngắn hạn (6) Triệu đồng 217.677 242.710 311.528,6

Dư nợ ngắn hạn bình quân (7) (Đầu năm + Cuối năm)/2 Triệu đồng 183.558 203.797,5 257.302 Vốn huy động/Tổng nguồn vốn = (2)/(1) % 56,12 57,92 71,68 Dư nợ ngắn hạn/Tổng nguồn vốn = (3)/(1) % 56,46 56,07 51,11 Dư nợ ngắn hạn/Vốn huy động = (3)/(2) % 100,60 96,80 71,30 Nợ quá hạn ngắn hạn/Dư nợ ngắn hạn = (4)/(3) % 0,90 0,80 1,10 Hệ số thu nợ ngắn hạn = (5)/(6) Lần 0,90 0,93 0,71 Vòng quay vốn tín dụng ngắn hạn = (5)/(7) Vòng 1,07 1,11 0,86

(Nguồn: Báo cáo kinh doanh năm 2007, 2008, 2009 của ACB – An Giang)

3.3.1 Vốn huy động/Tổng nguồn vốn:

Chỉ tiêu này cho ta biết được khả năng huy động vốn đáp ứng được bao nhiêu phần trăm cho tổng nguồn vốn hoạt động của ngân hàng. Theo bảng kết quả chỉ tiêu

đánh giá hoạt động tín dụng ngắn hạn của ngân hàng ta thấy tỷ lệ vốn huy động trên tổng nguồn vốn có xu hướng tăng tương đối tốt: năm 2007 là 56,12%, qua năm 2008 tăng lên 57,92% và đến năm 2009 tiếp tục tăng lên 71,68%. Thông thường một ngân hàng hoạt

động tốt khi tỷ số này đạt mức từ 75% đến 85% trong tổng nguồn vốn sử dụng trong ngân hàng. Kết quả trong 3 năm qua tương đối tốt, tuy nhiên vẫn chưa đạt được mức trên, vì vậy trong thời gian tới chi nhánh cần cố gắng hơn nữa để nâng cao tỷ trọng vốn huy động trên tổng nguồn vốn của ngân hàng.

3.3.2 Dư nợ ngắn hạn/Tổng nguồn vốn:

Chỉ tiêu này phản ánh chính sách tín dụng ngắn hạn của ngân hàng, cho thấy hoạt

NHTMCP Á Châu – chi nhánh An Giang.

cạnh đó nó còn thể hiện trên 1 đồng nguồn vốn thì ngân hàng dành cho cho vay ngắn hạn được bao nhiêu. Nếu tỷ lệ này càng cao phản ánh khả năng sử dụng vốn nói chung, cho vay ngắn hạn nói riêng là tốt và ngược lại. Trong 3 năm qua tại ACB – An Giang, chỉ tiêu này có xu hướng giảm nhưng không đáng kể. Cụ thể như sau: năm 2007 là 56,46%, năm 2008 là 56,07%, đến năm 2009 là 51,11%. Qua đó cho ta thấy khoảng một nửa nguồn vốn hoạt động trong năm của chi nhánh được tập trung cho vay ngắn hạn. Năm 2009, ngân hàng sử dụng đồng vốn có phần không bằng hai năm trước nhưng chủ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

yếu là do nguyên nhân khách quan của tình hình kinh tế nước ta bịảnh hưởng bởi khủng hoảng tài chính quốc tế chứ không phải nguyên nhân từ phía ngân hàng.

3.3.3 Dư nợ ngắn hạn/Vốn huy động:

Đây là chỉ tiêu thể hiện việc sử dụng nguồn vốn huy động trong việc cấp tín dụng ngắn hạn. Nếu chỉ số này càng cao thể hiện ngân hàng đã sử dụng nhiều vốn huy động trong việc cấp tín dụng ngắn hạn và phần còn dư ngân hàng sẽđầu tư vào lĩnh vực khác. Qua bảng số liệu trên ta thấy chỉ số này giảm nhiều trong 3 năm qua. Cụ thể như sau: năm 2007 là 100,60%, năm 2008 giảm còn 96,80%, đến năm 2009 giảm tiếp còn 71,30%. Chỉ số này giảm không phải vì ngân hàng ngày càng sử dụng ít vốn huy động cho tín dụng ngắn hạn, thực tế thì ngày càng nhiều hơn, do vốn huy động của ngân hàng liên tục tăng trong 3 năm qua và tăng rất cao, vượt xa mức tăng trưởng của tín dụng ngắn hạn cả về quy mô lẫn tốc độ nên chỉ số này nhỏđi.

3.3.4 Nợ quá hạn ngắn hạn/Dư nợ ngắn hạn:

Đây là chỉ tiêu thể hiện trực tiếp chất lượng của công tác thẩm định dự án, phương án SXKD của NVTD. Đồng thời phản ánh khả năng thu hồi vốn của ngân hàng

đối với khách hàng cũng như uy tín của khách hàng đối với ngân hàng. Tình hình nợ quá hạn của tín dụng ngắn hạn trên dư nợ ngắn hạn của ACB – An Giang được thể hiện như

sau: năm 2007 là 0,90%, qua năm 2008 là 0,80%, đến năm 2009 là 1,10%. Qua các tỷ số

cho thấy rủi ro mà hiện tại ngân hàng phải gánh chịu chưa đến mức nguy hiểm. Tuy nhiên, tỷ số này tăng lên vào năm 2009 cho thấy hoạt động tín dụng ngắn hạn của ngân hàng cần phải được quan tâm hơn trong thời gian tới.

3.3.5 Hệ số thu nợ ngắn hạn:

Đây là chỉ tiêu thể hiện mối quan hệ giữa doanh số thu nợ ngắn hạn và doanh số

cho vay ngắn hạn. Qua bảng kết quảđánh giá trên ta thấy chỉ tiêu này lúc tăng, lúc giảm: năm 2008 tăng không đáng kể, nhưng năm 2009 thì lại giảm nhiều. Cụ thể như sau: năm 2007 là 0,90 lần; năm 2008 là 0,93 lần; đến năm 2009 giảm còn 0,71 lần. Ban quản lý và từng NVTD đã thực hiện tốt công tác thẩm định, xét duyệt cho vay, ngoài ra còn luôn

đôn đốc khách hàng trả nợđúng hạn. Tuy nhiên, công tác thu nợ năm 2009 chưa thực sự

hiệu quả do trong năm này các thành phần kinh tế đều tái đầu tư và phục hồi sau ảnh hưởng của khủng hoảng đòi hỏi cần phải có thời gian nên một số cá nhân, doanh nghiệp chưa trả nợđúng hạn cho ngân hàng.

3.3.6 Vòng quay vốn tín dụng ngắn hạn:

Đây là chỉ tiêu dùng để đo lường tốc độ luân chuyển vốn tín dụng ngắn hạn của ngân hàng. Nó cho thấy thời gian thu hồi nợ nhanh hay chậm. Nếu đồng vốn quay với tốc độ cao hơn thì sẽ có thể sử dụng vốn một cách linh hoạt hơn, từđó khả năng tạo ra

NHTMCP Á Châu – chi nhánh An Giang.

lợi nhuận sẽ nhiều hơn.Vòng quay vốn tín dụng ngắn hạn của ngân hàng cũng tăng trong năm 2008 và giảm vào năm 2009. Cụ thể, năm 2007 là 1,07 vòng; năm 2008 là 1,11 vòng; đến năm 2009 là 0,86 vòng.

Vòng quay vốn tín dụng ngắn hạn của ngân hàng trong năm 2009 giảm chủ yếu là do công tác thu hồi nợ ngắn hạn của ngân hàng trong năm này không được thuận lợi (nguyên nhân đã được phân tích ở phần trên) vì thế ngân hàng cần tích cực hơn để chỉ

tiêu này tăng lên trong thời gian tới.

Tóm lại, đạt được kết quả trên là cả một sự cố gắng của một tập thể nhân viên ngân hàng đã không ngừng sáng tạo trong hoạt động, ngân hàng đã hòa nhập vào quỹ đạo chung của hệ thống ngân hàng trên cùng địa bàn. Qua đó, có thể khẳng định hoạt

động tín dụng ngắn hạn của NHTMCP Á Châu – An Giang rất hiệu quả.

3.4 Đánh giá về hoạt động tín dụng tại NHTMCP Á Châu – An Giang:

3.4.1Những thành tựu NHTMCP Á Châu – An Giang đạt được:

Là một chi nhánh nên những thành tựu mà ACB – An Giang đạt được góp chung vào thành công chung trong hoạt động của ACB. Và trong những năm qua, ACB đã

được sự công nhận của xã hội.và của Nhà nước trao tặng như: Năm 2006:

- Được Huân chương lao động hạng ba do Chủ tịch nước trao tặng vì đã có những thành tích xuất sắc trong công tác từ 2001-2005 góp phần vào sự nghiệp xây dựng chủ

nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc.

- Chứng nhận thương hiệu NHTMCP Á Châu là thương hiệu nổi tiếng tại Việt Nam do người tiêu dùng bình chọn năm 2006 do phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam trao tặng.

Năm 2007:

- Được giải thưởng “Chất lượng thanh toán quốc tế xuất sắc” (Quality Recognition Award) do Tập đoàn ngân hàng JP Morgan Chase trao tặng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Cúp thủy tinh “Doanh nghiệp ASEAN xuất sắc” trong lĩnh vực đội ngũ lao động do Hội đồng tư vấn doanh nghiệp ASEAN (BAC) trao tặng.

- Bằng khen “Ngân hàng cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa tốt nhất Việt Nam năm 2007” (Best SME Lending Bank Viet Nam 2007) do quỹ SMEDF, dự án VNM/AID- CO/200/2469 trao tặng.

Năm 2008:

- Cúp thủy tinh “Ngân hàng tốt nhất Việt Nam 2007” (Best Bank in Viet Nam 2007) do tạp chí Euromoney trao tặng.

- Chứng nhận “Dịch vụ ngân hàng bán lẻ được hài lòng nhất 2008” do Báo Sài Gòn Tiếp thị trao tặng.

- Cờ thi đua “Đã hoàn thành xuất sắc toàn diện nhiệm vụ công tác, dẫn đầu phong trào thi đua yêu nước năm 2007” của NHNN Việt Nam do Chính phủ trao tặng.

NHTMCP Á Châu – chi nhánh An Giang. Năm 2009:

- Cúp thủy tinh và bằng khen “Ngân hàng tốt nhất Việt Nam 2009” do tạp chí The Banker, tạp chí Global Finance, tạp chí Euromoney, tạp chí Asiamoney, tạp chí Finance Asia bình chọn.

3.4.2 Một số tồn tại chủ yếu trong hoạt động tín dụng tại NHTMCP Á Châu – An Giang:

Bên cạnh những thành tựu nói trên, ACB – An Giang còn có một số tồn tại chủ

yếu trong hoạt động tín dụng như sau:

- Hiện tại ACB – An Giang định giá tài sản chỉ bằng 80% giá thị trường để xét làm căn cứ cho vay từ 60% trở lên trong khi các ngân hàng khác thì định giá tài sản theo giá thị trường.

- Việc thu phí của ACB – An Giang tương đối cao so với các ngân hàng cùng hoạt

động trên địa bàn tỉnh. Điều này sẽảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của ngân hàng.

- Lực lượng nhân sự của bộ phận tín dụng còn thiếu nhất là khâu giải ngân cho khách hàng. Khi khách hàng đông, nhân viên giải ngân không kịp, đành hẹn khách hàng vào buổi khác.

3.4.3 Nguyên nhân của những tồn tại nêu trên:

- Việc định giá tài sản là do Hội sở quy định nên ACB – An Giang chỉ thực hiện theo nhiệm vụ Hội sở giao. Việc định giá chỉ bằng 80% giá thị trường là do ngân hàng muốn hạn chế rủi ro. Vì nếu định giá tài sản đảm bảo nợ gần bằng với giá trị tài sản thì khi khách hàng không có khả năng trả nợ, khách hàng sẽ sẵn sàng bỏ tài sản đó và ngân hàng sẽ bị tổn thất.

- Thu phí cao hơn các ngân hàng khác một phần do hiện tại ACB – An Giang đang theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000 nên thủ tục rất nhiều trong quá trình làm hồ sơ nhằm

đảm bảo tính an toàn và chính xác của hồ sơ vay.

- Nhân viên bộ phận giải ngân còn thiếu do có một số nhân viên phải đi học những lớp đào tạo ở Hội sở. Và cũng do diện tích chi nhánh còn nhỏ nên không thể tuyển thêm nhân viên.

NHTMCP Á Châu – chi nhánh An Giang.

CHƯƠNG IV: GII PHÁP NÂNG CAO CHT LƯỢNG TÍN DNG NGN HN TI

NGÂN HÀNG TMCP Á CHÂU – AN GIANG

4.1 Tăng cường huy động vốn:

Hiện đại hóa công nghệ ngân hàng và hệ thống thanh toán:

Để chất lượng dịch vụ huy động vốn của ngân hàng có thể đáp ứng được các yêu cầu, chuẩn mực quốc tế, đòi hỏi công nghệ phải không ngừng được cải tiến, hiện đại và nâng cấp để thực sự trở thành một công cụ hỗ trợđắc lực cho các nhân viên ngân hàng. Lựa chọn đúng công nghệđể ứng dụng trong hoạt động quản lý, hoạt động kinh doanh của ngân hàng có ý nghĩa quyết định đến sự phát triển các hoạt động dịch vụ, tăng quy mô vốn huy động một cách vững chắc, quyết định hiệu quả vốn đầu tư.

- Trong việc mở rộng mạng lưới ATM, ngân hàng nên nghiên cứu để có thểđầu tư

lắp đặt những máy ATM hệ thống mới, cho phép nạp tiền qua máy, tránh bị lạc hậu khi các ngân hàng nước ngoài vào cuộc.

- Phải tạo được sự khác biệt của ngân hàng: marketing của ngân hàng phải tạo ra sự khác biệt về hình ảnh của ngân hàng. Đó là sự khác biệt về sản phẩm, dịch vụ cung

ứng ra thị trường, lãi suất, kênh phân phối, hoạt động quảng cáo khuếch trương – giao tiếp. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Đổi mới phong cách giao dịch: đổi mới tác phong giao tiếp, đề cao văn hóa kinh doanh: thân thiện, tận tình, chu đáo, cởi mở,… là yêu cầu cấp thiết đối với CBNV ngân

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu- chi nhánh An Giang (Trang 59)