Doanh số cho vay ngắn hạn theo mục đích vay vốn

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu- chi nhánh An Giang (Trang 46 - 48)

Bảng 3.5: Doanh số cho vay ngắn hạn theo mục đích vay vốn tại ACB – An Giang ĐVT: Triệu đồng Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Chênh l2008/2007 ệch Chênh l2009/2008 ệch Chỉ tiêu Số tiền trTọỷng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Tuyệt đối Tương đối (%) Tuyệt đối Tương đối (%) Nông nghiệp 98.842 45,41 105.385 43,42 121.305 38,94 6.543 6,62 15.920 15,11 Công thương 65.015 29,87 76.842 31,66 115.400,6 37,04 11.827 18,19 38.558,6 50,18 Tiêu dùng 49.150 22,58 54.743 22,55 68.705 22,05 5.593 11,38 13.962 25,50 Khác 4.670 2,14 5.740 2,37 6.118 1,97 1.070 22,91 378 6,59 Tổng 217.677 100 242.71 100 311.528,6 100 25.033 11,50 68.818,6 28,35

(Nguồn: Báo cáo kinh doanh năm 2007, 2008, 2009 của ACB – An Giang)

Biểu đồ 3.5: Doanh số cho vay ngắn hạn theo mục đích vay vốn tại ACB – An Giang 98842 105385 121305 65015 76842 115400,6 49150 54743 68705 4670 5740 6118 0 20000 40000 60000 80000 100000 120000 140000 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm Tr i u đồ ng

NHTMCP Á Châu – chi nhánh An Giang.

” Nông nghiệp:

An Giang là một trong những địa phương có nền nông nghiệp phát triển khá toàn diện. Sự năng động của người dân trong chuyển đổi giống cây trồng, vật nuôi đã làm cho diện mạo nhiều vùng quê khởi sắc. Trong lĩnh vực nông nghiệp, An Giang dẫn đầu cả

nước về sản lượng lúa, thủy sản và rau màu vì vậy nhu cầu về vốn để sản xuất là rất lớn.

Đó là lý do tại sao doanh số cho vay nông nghiệp chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng doanh số cho vay ngắn hạn tại ACB – An Giang. Kết quả như sau: năm 2007 là 98.842 triệu đồng; năm 2008 là 105.385 triệu đồng, tăng 6.543 triệu đồng, tương đương 6,62%;

đến năm 2009 là 121.305 triệu đồng, tăng 15.920 triệu đồng, tương đương 15,11%. Tốc độ tăng doanh số cho vay nông nghiệp năm 2008 không cao là do những khó khăn của việc xuất khẩu làm cho giá lúa giảm; cá tra, cá basa cũng rớt giá làm ảnh hưởng đến tình hình sản xuất nông nghiệp của tỉnh, cho nên ngân hàng cũng hạn chế tín dụng nhằm hạn chế rủi ro. Sang năm 2009, tốc độ tăng trưởng cao hơn do có Quyết định số 131/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc hỗ trợ lãi suất cho các tổ chức, cá nhân vay vốn SXKD nhằm ngăn chặn suy giảm kinh tế nên người dân và doanh nghiệp trong tỉnh có nhu cầu vay vốn nhiều hơn để tái đầu tư, đẩy mạnh sản xuất, mua thêm giống và nhiều nông cơ, nông cụ như máy bơm nước, máy cày, máy xới…nên doanh số

cho vay nông nghiệp của ACB – An Giang tăng lên.

” Công thương:

Sau nông nghiệp về tỷ trọng trong doanh số cho vay ngắn hạn, nhu cầu về vốn của ngành này cũng khá lớn và tăng liên tục trong 3 năm. Cụ thể, năm 2007 là 65.015 triệu

đồng; năm 2008 là 76.842 triệu đồng, tăng 11.827 triệu đồng, tương đương 18,19%; đến năm 2009 là 115.400,6 triệu đồng, tăng 38.558,6 triệu đồng, tương đương 50,18%.

Năm 2009, tốc độ tăng trưởng doanh số cho vay ngắn hạn đối với công thương cao và nhanh hơn hẳn so với năm 2008. Nguyên nhân chủ yếu từ gói hỗ trợ lãi suất của Chính phủ, chẳng hạn trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp khi tỉnh chú trọng đầu tư và phát triển thì ngay lập tức các vật tư nông nghiệp sẽ bán rất chạy, giá tăng cao, nắm bắt

được nhu cầu đó, nhiều cửa hàng bán vật tư nông nghiệp đầu tư mở rộng quy mô kinh doanh và họ phải cần đến vốn tín dụng ngân hàng.

” Tiêu dùng:

Cho vay tiêu dùng là khoản cấp tín dụng nhằm tài trợ cho nhu cầu chi tiêu của cá nhân và hộ gia đình. Mặc dù tín dụng tiêu dùng chỉ là nhu cầu cần thiết của cá nhân và hộ gia đình nhưng lợi ích của nó đối với nền kinh tế rất lớn, nó có tác dụng kích cầu tiêu dùng, đẩy mạnh sản xuất, tăng trưởng kinh tế. Ở các nước phát triển, cho vay tiêu dùng là nghiệp vụ chiếm thị phần lớn và đem lại lợi nhuận nhiều nhất cho các tổ chức tín dụng.

Và hiện nay ở nước ta, người tiêu dùng đã dần dần sửa thói quen là phải chắt chiu

để dành để sắm sửa tư liệu tiêu dùng mà họ có thể mua sắm, chi tiêu cá nhân nhờ tín dụng ngân hàng. Năm 2007, nhiều ngân hàng trong nước cho ra mắt dịch vụ tín dụng tiêu dùng và kèm theo những tiện ích mà dịch vụ này mang lại, một trong số đó, ACB

NHTMCP Á Châu – chi nhánh An Giang.

tiêu dùng, vay mua và sửa chữa nhà ở. NHTMCP Á Châu – An Giang kinh doanh thành công trong lĩnh vực này.

Nhìn vào bảng số liệu ta thấy tình hình cho vay tiêu dùng của ACB –An Giang đều tăng trong 3 năm qua. Cụ thể, năm 2007 là 49.150 triệu đồng; năm 2008 là 54.743 triệu

đồng, tăng 5.593 triệu đồng, tương đương 11,38%; đến năm 2009 là 68.705 triệu đồng, tăng 13.962 triệu đồng, tương đương 25,50%.

Năm 2008, ngay từđầu năm do tình hình lạm phát khá cao, người dân dè dặt trong tiêu dùng nên tốc độ tăng trưởng doanh số cho vay chưa cao. Sang năm 2009, tốc độ

tăng trưởng khá cao do NHNN cho phép các tổ chức tín dụng được áp dụng lãi suất thỏa thuận trong cho vay tiêu dùng, giúp các tổ chức tín dụng bao gồm cả ACB – An Giang linh hoạt trong việc cân đối chi phí đồng vốn, phát triển tín dụng cá nhân, tăng trưởng doanh số cho vay tiêu dùng. Cũng do giữa năm 2009, giá vật tư xây dựng sụt giảm nên người dân tranh thủ xây dựng và sửa chữa nhà, nhu cầu vay vốn ngân hàng nhiều hơn. Vào dịp lễ Tết đầu năm, mặc dù điều kiện kinh tế khó khăn nhưng nhu cầu đi lại, du lịch của người dân trong tỉnh vẫn rất cao; đồng thời các trung tâm thương mại, các siêu thị và các doanh nghiệp đưa ra nhiều chương trình khuyến mãi nên sức mua của người dân cũng tăng mạnh; hơn nữa, khoa học-công nghệ ngày càng phát triển, những vật dụng phục vụ cho cuộc sống ngày càng hiện đại, đa dạng và phong phú; nhu cầu có được cuộc sống tiện lợi của người dân ngày càng tăng nhưng thu nhập của người dân có hạn, vì vậy nhu cầu vay tiêu dùng của họ cũng tăng lên.

” Các ngành khác:

ACB – An Giang ngoài việc cho vay các mục đích nêu trên, còn cho vay du học, cho vay đầu tư kinh doanh vàng,…tuy nhiên những loại cho vay này ít phát sinh nên doanh số cho vay không nhiều. Tuy nhiên, doanh số cho vay ở các mục đích khác cũng tăng lên qua các năm. Cụ thể, năm 2007 là 4.670 triệu đồng; năm 2008 là 5.740 triệu đồng, tăng 1.070 triệu đồng, tương đương 22,91%; đến năm 2009 là 6.118 triệu đồng, tăng 378 triệu

đồng, tương đương 6,59%. Do đây không phải là các lĩnh vực kinh doanh chủ lực nên doanh số cho vay tăng không nhiều và tốc độ tăng trưởng không ổn định, có giảm sút.

Nhìn chung, từ kết quả phân tích ta thấy hoạt động cấp tín dụng của ACB – An Giang rất hiệu quả. Doanh số cho vay ngắn hạn tăng lên rõ rệt qua từng năm, góp phần vào sự tăng trưởng của từng ngành, nhất là những ngành chủ lực của địa phương như

lương thực, thủy sản. Đạt được những thành công như vậy là nhờ vào sự nỗ lực rất lớn của chi nhánh, nhân viên tư vấn khách hàng luôn hoạt động hiệu quả, tác phong làm việc và nụ cười ACB đem lại cho khách hàng sự thân thiện và sự tin tưởng. Quan trọng hơn, ACB luôn cố gắng xây dựng chính sách lãi suất hợp lý để có thể hỗ trợ kịp thời cho hoạt

động kinh doanh, phát triển của các ngành nghề. Doanh số cho vay ngắn hạn tăng lên cũng thể hiện ngân hàng đã sử dụng hiệu quả nguồn vốn huy động được. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu- chi nhánh An Giang (Trang 46 - 48)