Tình hình hoạt động của ACB-An Giang

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu- chi nhánh An Giang (Trang 35)

NHTM được xem là một doanh nghiệp hoạt động trên lĩnh vực tiền tệ nên ngoài mục tiêu phục vụ kịp thời nhu cầu phát triển của nền kinh tế, cung ứng vốn cho các cá nhân, doanh nghiệp để mở rộng SXKD, phục vụ sinh hoạt…thì mục tiêu đem lại thu nhập để đảm bảo sự tồn tại và phát triển, từđó giúp ngân hàng hòa nhập với khu vực và trên thế

giới cũng là rất quan trọng. Lợi nhuận là yếu tố cụ thể nhất nói lên kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Để tăng lợi nhuận, ngân hàng cần quản lý tốt các khoản mục tài sản có, nhất là các khoản mục cho vay và đầu tư, tiết kiệm chi phí, đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ ngân hàng…Việc tăng lợi nhuận còn giúp ngân hàng có điều kiện trích dự phòng rủi ro, bổ sung vốn tự có, mở rộng tín dụng. Trong thời gian qua, dưới sự lãnh đạo của BGĐ và sự phấn đấu hết mình của toàn thể CBNV, NHTMCP Á Châu – An Giang đã đạt

được kết quả như sau:

Bảng 2.1: Báo cáo thu nhập, chi phí qua 3 năm 2007-2009 của ACB – An Giang.

ĐVT: Triệu đồng Chênh lệch 2008/2007 Chênh lệch 2009/2008 Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Tuyệt đối Tương đối (%) Tuyệt đối Tương đối (%) Doanh thu 34.591 39.780 68.418,25 5.189 15 28.638,25 72 Chi phí 21.048 23.153 42.915,80 2.105 10 19.762,80 85,36 LNTT 13.543 16.627 25.502,45 3.084 22,77 8.875,45 53,38 Thuế 3.792 4.656 7.149,09 864 22,78 2.493,09 53,55 LNR 9.751 11.971 18.353,36 2.220 22,77 6.382,36 53,32

(Nguồn: Báo cáo tổng kết năm 2006,2007,2008 của ACB – An Giang)

Nhìn vào bảng số liệu trên ta thấy trong 3 năm qua doanh thu của ACB – An Giang luôn tăng lên. Cụ thể, doanh thu năm 2007 là 34.591 triệu đồng; năm 2008 là 39.780 triệu đồng, tăng 5.189 triệu đồng, tương đương 15%; đến năm 2009 là 68.418,25 triệu đồng, tăng 28.638,25 triệu đồng, tương đương 72%. Đạt được tốc độ tăng trưởng doanh thu cao như vậy trong năm 2009 là do trong năm này nước ta thực hiện chính sách mở rộng tín dụng nhằm ngăn chặn đà suy giảm kinh tế và làm cho nền kinh tế dần

ổn định hơn. Chính sách kích thích cho vay tiêu dùng, đầu tư chứng khoán, bất động sản…đã kích thích nhu cầu vay vốn của nhiều cá nhân, doanh nghiệp. Bên cạnh đó, vốn huy động của ngân hàng cũng liên tục tăng; mạng lưới kinh doanh đi sâu hơn đến các huyện, xã nên thị phần ngày càng được mở rộng, nên có khả năng phục vụ ngày càng nhiều nhu cầu vay vốn của các thành phần kinh tế, từ đó làm cho doanh thu của ngân

NHTMCP Á Châu – chi nhánh An Giang.

hàng ngày càng tăng. Ngoài việc thu lãi từ vốn vay thì ngân hàng còn thu rất nhiều phí từ các dịch vụ như chuyển tiền cho kiều hối, chuyển tiền nhanh, cho vay du học… Những khoản chi phí trong quá trình hoạt động kinh doanh của ngân hàng bao gồm: chi phí lãi tiền gửi, chi phí nhân viên, chi phí tài sản và nhiều chi phí phát sinh khác. Chi phí hoạt động của ngân hàng cũng tăng qua các năm. Cụ thể, năm 2007 là 21.048 triệu đồng; năm 2008 là 23.153 triệu đồng, tăng 2.105 triệu đồng, tương đương 10%; đến năm 2009 là 42.915,80 triệu đồng, tăng 19.762,80 triệu đồng, tương đương 85,36%. Do tình hình lạm phát tăng cao nên chi phí của ngân hàng cũng tăng theo. Thêm nữa, trên địa bàn tỉnh hiện nay có rất nhiều ngân hàng, vì vậy để cạnh tranh huy

động vốn, ACB – An Giang phải có chính sách tăng lãi suất huy động và lãi suất huy

động theo các kỳ hạn không có sự chênh lệch đáng kể làm cho chi phí lãi tiền gửi của ngân hàng tăng cao. Đứng trước áp lực cạnh tranh đó, để vừa thu hút khách hàng mới, vừa giữ chân khách hàng truyền thống, ngân hàng còn phải đưa ra nhiều chương trình khuyến mãi với nhiều quà tặng hấp dẫn như chương trình bốc thăm trúng thưởng,…khiến cho ngân hàng tốn một khoản chi phí không nhỏ. Cũng do có nhiều ngân hàng để lựa chọn nên khách hàng đòi hỏi cao hơn về chất lượng phục vụ, do đó phải tăng thêm chi phí đào tạo cho CBNV của ngân hàng.

Mặc dù chi phí hoạt động ngày càng tăng nhưng doanh thu của ngân hàng cũng tăng rất cao nên lợi nhuận của ngân hàng liên tục tăng. Cụ thể, năm 2007 lợi nhuận đạt 9.751 triệu đồng; năm 2008 là 11.971 triệu đồng, tăng 2.220 triệu đồng, tương đương tăng 22,77%; đến năm 2009 là 18.353,36 triệu đồng, tăng 6.382,36 triệu đồng, tương

đương tăng 53,32%.

Kết quả nêu trên cho thấy hoạt động kinh doanh của ngân hàng trong 3 năm qua rất tốt, thu được lợi nhuận cao. Để đạt được kết quả như vậy là nhờ khả năng lãnh đạo của BGĐ và sự phấn đấu nhiệt tình trong công việc của CBNV ngân hàng.

Kết quả kinh doanh năm 2009 hết sức khả quan với chiến lược kinh doanh đúng

đắn trong mọi tình hình, ACB – An Giang đang cùng bước với ACB Hội sở chạm gần tới mục tiêu trở thành tập đoàn tài chính hàng đầu Việt Nam trong kế hoạch phát triển

đến năm 2010 và tầm nhìn 2015.

2.8 Mục tiêu, phương hướng hoạt động của NHTMCP Á Châu – An Giang:

Trong bối cảnh hiện nay đất nước chúng ta đang bước vào thời kì hội nhập kinh tế quốc tế, lĩnh vực ngân hàng đang đứng trước những thử thách lớn, trước sự cạnh tranh của không chỉ các ngân hàng trong nước mà cả những ngân hàng nước ngoài. Vì vậy đòi hỏi các ngân hàng phải không ngừng đổi mới công nghệ trong hoạt động của mình và cần có những chính sách, chiến lược phù hợp để có thể tồn tại và đứng vững.

Căn cứ vào định hướng hoạt động của ACB Hội sở và căn cứ vào chương trình, mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, đồng thời để phát huy kết quả đã đạt được trong những năm qua, ACB – An Giang đã đề ra một số mục tiêu và phương hướng hoạt

NHTMCP Á Châu – chi nhánh An Giang.

Mục tiêu:

Ngân hàng Á Châu luôn phấn đấu là NHTM bán lẻ hàng đầu Việt Nam, hoạt động năng động, sản phẩm phong phú, kênh phân phối đa dạng, công nghệ hiện đại, kinh doanh an toàn hiệu quả, tăng trưởng bền vững, đội ngũ CBNV có đạo đức nghề nghiệp và có chuyên môn cao.

Phương hướng:

Ngân hàng không thỏa mãn với những kết quảđã đạt được, chi nhánh An Giang nói riêng và toàn hệ thống nói chung tiếp tục phấn đấu để nâng cao năng lực cạnh tranh, phát triển thành ngân hàng bán lẻ hàng đầu của khu vực bằng cách:

- Lãnh đạo ACB sẽ tùy theo tình hình phát triển của chi nhánh để đưa ra các kế

hoạch nhằm đưa ACB – An Giang hoạt động ngày càng tốt hơn so với các chi nhánh trong cùng hệ thống và chi nhánh của các ngân hàng khác cùng trên địa bàn tỉnh.

- Luôn bám sát theo chủ trương phát triển kinh tế của tỉnh để có thể biết được những ngành nghề nào ít rủi ro thì ngân hàng sẽ cho vay nhằm đem lại hiệu quả thu hồi nợ tốt cho ACB – An Giang.

- Ngân hàng sẽ tạo mọi điều kiện vay vốn thật tốt cho khách hàng khi chi nhánh mới

được xây dựng với diện tích rộng rãi hơn. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Cơ cấu lại tổ chức theo hướng lấy loại hình khách hàng làm căn cứ.

- Tăng dần tỷ lệ thu nhập từ phí như: phí dịch vụ, lãi suất cho vay, lãi từ kinh doanh ngoại tệ, hùn vốn và góp vốn kinh doanh…

- Mở rộng tín dụng; tăng cường tiếp thị; phân loại, đánh giá, xếp hạng khách hàng. Củng cố tín dụng bằng cách: mở thêm nhiều phòng giao dịch mới tại các huyện, xã trong tỉnh - nơi có tiềm lực kinh tế cao và dùng nhiều hình thức quảng cáo để quảng bá thương hiệu, chỉ tập trung cho vay đối với những khách hàng có uy tín và ý thức trả nợ cao.

- Đa dạng hóa các hoạt động dịch vụ ngân hàng. Tích cực phát triển các dịch vụ

ngân hàng hiện đại như: Phone Banking, Internet Banking, Home Banking…để khách hàng có thể thực hiện các giao dịch mà không cần đến ngân hàng.

- Cải tiến các quy trình nghiệp vụ để giảm bớt giấy tờ và thời gian chờ đợi của khách hàng như: các giấy tờ không cần công chứng, hồ sơ tín dụng do các NVTD lập và khách hàng chỉ việc cung cấp đầy đủ thông tin và đem xác nhận của chính quyền địa phương.

- Phát triển và chú trọng đến chất lượng phục vụ, tiện ích ngân hàng đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của khách hàng.

- Cho CBNV đi học những lớp đào tạo nâng cao trình độ, tiếp cận với những tiến bộ

mới trong ngành ngân hàng. Xây dựng khối đoàn kết nội bộ, tổ chức và tham gia nhiều phong trào thi đua, động viên và thúc đẩy mọi thành viên cùng thực hiện tốt mục tiêu đề

NHTMCP Á Châu – chi nhánh An Giang.

CHƯƠNG III: PHÂN TÍCH HOT ĐỘNG TÍN DNG NGN HN TI NGÂN HÀNG

TMCP Á CHÂU - AN GIANG

3.1 Phân tích chung về tình hình huy động vốn trong 3 năm (2007-2009):

3.1.1 Tình hình nguồn vốn:

Trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng thì vốn giữ vai trò quan trọng, mang tính chất quyết định đối với hiệu quả kinh doanh của ngân hàng. Bởi vì, nguồn vốn ổn

định ngoài việc đảm bảo khả năng thanh toán còn đảm bảo việc cung cấp tín dụng của ngân hàng.

Nhìn chung, tổng nguồn vốn của ACB – An Giang đều tăng qua 3 năm (2007- 2009). Cụ thể, năm 2007 tổng nguồn vốn là 345.852 triệu đồng; qua năm 2008 là 378.673 triệu đồng, tăng 32.821 triệu đồng, tương đương 9,49%; đến năm 2009 là 591.479 triệu đồng, tăng 212.806 triệu đồng, tương đương 56,20%.

Bảng 3.1 Cơ cấu nguồn vốn của ACB – An Giang.

ĐVT: Triệu đồng Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Chênh l2008/2007 ệch Chênh l2009/2008 ệch Chỉ tiêu Số tiền trTọỷng (%) Số tiền trTọỷng (%) Số tiền trTọỷng (%) Tuyệt đối Tương đối (%) Tuyệt đối Tương đối (%) Tổng vốn huy động 194.104 56,12 219.338 57,92 423.95 71,68 25.234 13 204.612 93,29 Vốn khác 151.748 43,88 159.335 42,08 167.529 28,32 7.587 5 8.194 5,14 Tổng cộng 345.852 100 378.673 100 591.479 100 32.821 9,49 212.806 56,20

NHTMCP Á Châu – chi nhánh An Giang.

Biểu đồ 3.1: Cơ cấu nguồn vốn của ACB – An Giang

194.104 219.338 423.95 151.748 159.335 167.529 0 50 100 150 200 250 300 350 400 450 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm Tr i ệ u đồ ng Tổng vốn huy động Vốn khác

Cũng như các ngân hàng khác, ACB – An Giang đã thực hiện phương châm “đi vay để cho vay” nên việc huy động vốn được xem là công tác quan trọng. Vì vậy, trong thời gian qua ngân hàng luôn cải tiến và nâng cao các biện pháp nhằm huy động ngày càng nhiều lượng vốn nhàn rỗi trong dân cư và các tổ chức kinh tế. Từ bảng số liệu trên ta thấy nguồn vốn huy động của ngân hàng tăng trưởng rất tốt trong 3 năm qua và luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn của ngân hàng, điều đó chứng tỏ công tác huy

động vốn được thực hiện rất hiệu quả. Nguồn vốn huy động của ngân hàng năm 2007 là 194.104 triệu đồng; năm 2008 là 219.338 triệu đồng, tăng 25.234 triệu đồng, tương

đương 13%; năm 2009 là 423.950 triệu đồng, tăng 204.612 triệu đồng, tương đương 93,29%. Cuối năm 2007, đầu năm 2008 do phải đối mặt với lạm phát tăng cao, ngân hàng phải tăng lãi suất huy động, nhờ vậy huy động được nhiều vốn; đến quý 4/2008 nền kinh tế có dấu hiệu giảm phát nên ngân hàng phải hạ lãi suất huy động làm cho vốn huy động của ngân hàng trong năm tăng không cao. Qua năm 2009, tốc độ tăng vốn huy

động rất cao, 93,29%, để có kết quả như vậy là nhờ ngân hàng đã có những biện pháp kịp thời trong công tác huy động vốn như: điều chỉnh lãi suất phù hợp; có những chính sách quảng bá các sản phẩm tiền gửi thật hấp dẫn như tặng quà khuyến mãi đối với khách hàng có số tiền gửi lớn, bốc thăm trúng thưởng…; giao chỉ tiêu cho từng NVTD

để quan tâm, chăm sóc khách hàng tốt hơn: NVTD có thể nhận tiền gửi tại nhà của khách hàng; và quan trọng hơn cả là thủ tục nhanh gọn, phong cách phục vụ nhiệt tình của CBNV ngân hàng khi khách hàng đến giao dịch.

Bên cạnh nguồn vốn huy động thì ngân hàng còn có các nguồn vốn khác như

nguồn vốn tự có, vốn của Hội sở chuyển xuống cho chi nhánh khi nguồn vốn của chi nhánh không đủ để cho vay. Nguồn vốn này cũng tăng trong 3 năm qua nhưng không

đáng kể. Cụ thể, năm 2007 là 151.748 triệu đồng; năm 2008 là 159.335 triệu đồng, tăng 7.587 triệu đồng, tương đương 5%; đến năm 2009 là 167.529 triệu đồng, tăng 8.194 triệu (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

NHTMCP Á Châu – chi nhánh An Giang. 3.1.2Tình hình huy động vốn:

Nguồn vốn huy động của ACB – An Giang bao gồm các loại hình: tiền gửi các tổ

chức tín dụng, tiền gửi thanh toán, tiền gửi tiết kiệm và tiền gửi khác. Những năm gần

đây loại hình kỳ phiếu, trái phiếu không có phát sinh ở ACB – An Giang.

Bảng 3.2: Tình hình huy động vốn của ACB – An Giang

ĐVT: Triệu đồng Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Chênh l2008/2007 ệch Chênh l2009/2008 ệch Chỉ tiêu Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Tuyệt đối Tương đối (%) Tuyệt đối Tương đối (%) TGTCTD 20.260 10,44 21.880 9,98 37.125 8,76 1.620 8 15.245 69,68 TGTT 79.695 41,06 86.868 39,60 121.112 28,57 7.173 9 34.244 39,42 TGTK 90.688 46,72 106.831 48,71 261.372 61,65 16.143 17,8 154.541 144,66 TGK 3.461 1,78 3.759 1,71 4.341 1,02 298 8,61 582 15,48 Tổng VHĐ 194.104 100 219.338 100 423.950 100 25.234 13 204.612 93,29

(Nguồn: Báo cáo tài chính năm 2007, 2008, 2009 của ACB – An Giang)

Biểu đồ 3.2: Tình hình huy động vốn của ACB – An Giang

20.260 21.880 37.125 79.695 86.868 121.112 90.688 106.831 261.372 3.461 3.759 4.341 0.000 50.000 100.000 150.000 200.000 250.000 300.000 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm Tr i ệ u đồ ng TGTCTD TGTT TGTK TGK

NHTMCP Á Châu – chi nhánh An Giang.

Các loại tiền gửi có tại ACB – An Giang:

™ Tiền gửi các tổ chức tín dụng:

Các tổ chức tín dụng khi có lượng tiền tạm thời nhàn rỗi sẽ gửi tiền vào ngân hàng khác nhằm mục đích sinh lợi, bù đắp lại những khoản chi phí huy động vốn phải trả cho khách hàng. Tại ACB – An Giang loại tiền gửi này tăng liên tục trong 3 năm qua. Số dư

huy động năm 2007 là 20.260 triệu đồng; năm 2008 là 21.880 triệu đồng, tăng 1.620 triệu đồng, tương đương 8%; đến năm 2009 là 37.125 triệu đồng, tăng 15.245 triệu đồng, tương đương 69,68%. Tốc độ tăng rất nhanh này cho thấy ACB - An Giang có được niềm tin và uy tín đối với các tổ chức tín dụng khác.

™ Tiền gửi thanh toán:

Tiền gửi thanh toán là số tiền mà khách hàng gửi vào ngân hàng để thực hiện các khoản chi trả về hàng hóa, dịch vụ, chi trả khác phục vụ cho SXKD, tiêu dùng của khách hàng và ngân hàng phải đáp ứng kịp thời theo lệnh của khách hàng, các lệnh của khách hàng thể hiện qua sec, ủy nhiệm chi, thẻ thanh toán…

Đây là loại tiền gửi chiếm tỷ trọng lớn thứ hai trong tổng vốn huy động của ngân hàng. Trong 3 năm qua, tiền gửi thanh toán đều tăng. Năm 2007 là 79.695 triệu đồng; năm 2008 là 86.868 triệu đồng, tăng 7.173 triệu đồng, tương đương 9%; đến năm 2009 là 121.112 triệu đồng, tăng 34.244 triệu đồng, tương đương 39,42 %. Nguyên nhân của sự gia tăng này là do khách hàng ngày càng thấy được những tiện ích của việc thanh toán không dùng tiền mặt; các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh đầu tư thêm nhiều nhà máy, đặc biệt là nhà máy chế biến nông thủy sản (lúa, cá tra, cá basa là sản phẩm chủ

yếu) tạo điều kiện cho ngân hàng tăng trưởng về dịch vụ thanh toán nhập máy móc thiết

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu- chi nhánh An Giang (Trang 35)