Doanh số thu nợ ngắn hạn theo mục đích vay vố n

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu- chi nhánh An Giang (Trang 52 - 54)

Hiệu quả tín dụng ngắn hạn không chỉ thể hiện ở mặt thu nợ các thành phần kinh tế

mà phải xem xét thêm về mặt thu nợ theo mục đích vay vốn, qua đó sẽ giúp ngân hàng

đánh giá được việc thu nợở mục đích vay vốn nào thì thuận lợi để ngân hàng chủđộng bố trí vốn tín dụng cho có hiệu quả trong tương lai. Tình hình thu nợ ngắn hạn trong lĩnh vực này như sau:

Bảng 3.8: Doanh số thu nợ ngắn hạn theo mục đích vay vốn tại ACB – An Giang ĐVT: Triệu đồng Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Chênh l2008/2007 ệch Chênh l2009/2008 ệch Chỉ tiêu Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Tuyệt đối Tương đối (%) Tuyệt đối Tương đối (%) Nông nghiệp 90.914 46,43 107.278 47,54 127.469 57,53 16.364 18 20.191 18,82 Công thương 58.392 29,82 67.735 30,02 53.332,6 24,08 9.343 16 -14.402,4 -21,26 Tiêu dùng 43.135 22,03 48.311 21,41 39.239 17,71 5.176 12 -9.072 -18,78 Khác 3.383 1,72 2.345 1,03 1.520 0,68 -1.038 -30,68 -825 -35,18 Tổng 195.824 100 225.669 100 221.560,6 100 29.845 15,24 -4.108,4 -1,82

(Nguồn: Báo cáo kinh doanh năm 2007, 2008, 2009 của ACB – An Giang)

Biểu đồ 3.8: Doanh số thu nợ ngắn hạn theo mục đích vay vốn

90914 107278 127469 58392 67735 53332,6 43135 48311 39239 3383 2345 1520 0 20000 40000 60000 80000 100000 120000 140000 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Tr i u đồ ng tại ACB – An Giang

NHTMCP Á Châu – chi nhánh An Giang.

” Nông nghiệp:

Doanh số thu nợ nông nghiệp luôn chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng doanh số thu nợ ngắn hạn của ACB – An Giang. Nhìn vào bảng số liệu ta thấy doanh số thu nợ nông nghiệp đều tăng trong 3 năm qua . Cụ thể, năm 2007 là 90.914 triệu đồng; năm 2008 là 107.278 triệu đồng, tăng 16.364 triệu đồng, tương đương 18%; đến năm 2009 là 127.469 triệu đồng, tăng 20.191 triệu đồng, tương đương 18,82%.

Nguyên nhân của sự gia tăng là do đây là ngành chủ lực của tỉnh nên luôn được quan tâm đầu tư, tạo mọi điều kiện để có thể phát huy tốt thế mạnh của địa phương như: đầu tư thâm canh trong lĩnh vực nuôi trồng; tăng cường cơ sở hạ tầng thủy lợi; hỗ trợđầu tư

công nghệ sau thu hoạch, nhất là hệ thống phơi sấy, kho chứa lúa; chương trình “1 phải 5 giảm” của tỉnh được Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn hỗ trợ tích cực; Chính phủđã chỉđạo ngân hàng dành vốn cho các tổng công ty mua 1 triệu tấn lúa ngay từđầu năm với lãi suất 0% (thời gian từ ngày 01/12/2008 – 28/02/2009); công ty Agimex Kitoku và công ty Xuất nhập khẩu An Giang triển khai trồng gần 2 ngàn ha lúa thuộc Long Xuyên, Thoại Sơn, Phú Tân, Châu Phú, Chợ Mới và ký hợp đồng bao tiêu với hệ

thống Co-op mart cả nước…nên người nông dân có điều kiện thu được năng suất cao, bán được lúa để trả nợ cho ngân hàng. Tuy cuối năm 2008, chịu tác động chung của khủng hoảng kinh tế, giá lúa và cá tra, cá basa sụt giảm, nhưng đây là những mặt hàng thiết yếu và Nhà nước đã có những biện pháp khắc phục kịp thời để nông dân không bị

thua lỗ nên tình hình xuất khẩu nông thủy sản tương đối ổn định, ngân hàng vẫn đảm bảo thu được nợ. Không thể không nói đến một trong những yếu tố khách quan thuận lợi cho việc xuất khẩu gạo là năm 2009 các nước như Philipine, Ấn Độ bị mất mùa nên ngay từ đầu năm Việt Nam đã ký được hợp đồng xuất khẩu với Philipine, Cuba, Châu Phi, Malaysia, Irắc…

” Công thương:

Tình hình thu nợ công thương trong 3 năm qua có nhiều biến động, lúc tăng, lúc giảm.Cụ thể, năm 2007 là 58.392 triệu đồng; năm 2008 là 67.735 triệu đồng, tăng 9.343 triệu đồng, tương đương 16%; đến năm 2009 là 53.332,6 triệu đồng, giảm 14.402,4 triệu

đồng, tương đương -21,26%.

Nguyên nhân của sự sụt giảm này là bởi năm 2009, tình hình kinh tế thế giới và trong nước diễn biến phức tạp, khó lường, tiếp tục chịu ảnh hưởng khủng hoảng tài chính, suy thoái kinh tế toàn cầu kéo dài, do đó kinh tế tỉnh nhà cũng chịu tác động khi thị trường xuất khẩu bị thu hẹp mạnh do nhu cầu nhập khẩu và khả năng thanh toán tại các thị trường tiêu thụ lớn những sản phẩm xuất khẩu của tỉnh đều giảm sút; giá hàng hóa trên phạm vi toàn cầu bất lợi cho các sản phẩm, hàng hóa xuất khẩu của ta; nguyên vật liệu phục vụ cho sản xuất đều tăng giá như xăng, dầu…tạo nên gánh nặng cho các doanh nghiệp, điều này ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất và xuất khẩu của các đơn vị

này; số vụ kiện chống bán phá giá, chống trợ cấp tăng lên khi các nước nhập khẩu muốn giành lại thị trường cho các doanh nghiệp trong nước của họ. Bên cạnh đó, khi nhu cầu nhập khẩu trên thị trường thế giới giảm sút thì sức ép cạnh tranh từ các nước Châu Á khác càng gia tăng khiến cho các doanh nghiệp Việt Nam đã khó khăn lại càng khó khăn hơn trong việc tìm kiếm khách hàng, ký hợp đồng. Do vậy các doanh nghiệp trong tỉnh gặp nhiều trở ngại, dẫn đến việc thu nợ của ngân hàng không được thuận lợi.

NHTMCP Á Châu – chi nhánh An Giang.

” Tiêu dùng:

Doanh số thu nợ tiêu dùng cũng có xu hướng tăng trong năm 2008 và giảm vào năm 2009. Cụ thể, năm 2007 là 43.135 triệu đồng; năm 2008 là 48.311 triệu đồng, tăng 5.176 triệu đồng, tương đương 12%; đến năm 2009 là 39.239 triệu đồng, giảm 9.072 triệu

đồng, tương đương -18,78%.

Có thể nói doanh số thu nợ cho vay tiêu dùng hàng năm đều có xu hướng tăng do khách hàng đa phần là cán bộ công nhân viên, chi trả lãi và vốn vay hàng tháng từ thu nhập lương nên việc thu nợ của ngân hàng khá ổn định. Nhưng đến năm 2009, doanh số

thu nợ tiêu dùng lại giảm xuống do ảnh hưởng của lạm phát cao năm 2008 khiến cho vật giá ngày càng leo thang, vì vậy chi phí cho sinh hoạt càng lúc càng cao, tiền tích lũy

được hàng tháng ít đi đưa đến việc chậm trả nợ cho ngân hàng.

” Khác:

Chịu tác động chung của nền kinh tế nên các ngành khác cũng có xu hướng giảm. Cụ

thể, năm 2007 là 3.383 triệu đồng; năm 2008 là 2.345 triệu đồng, giảm 1.038 triệu đồng, tương đương -30,68%; đến năm 2009 là 1.520 triệu đồng, giảm 825 triệu đồng, tương

đương -35,18%.

Nhìn chung, công tác thu hồi nợ tại ACB – An Giang gặp nhiều khó khăn trong năm 2009, chủ yếu do nguyên nhân khách quan tạo ra mặc dù NVTD của ngân hàng đã làm tốt việc đôn đốc và theo dõi thường xuyên việc trả nợ của khách hàng.

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu- chi nhánh An Giang (Trang 52 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)