Quyền và nghĩa vụ của ngân hàng

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu- chi nhánh An Giang (Trang 31)

ƒ ACB có quyền:

- Yêu cầu khách hàng cung cấp các hồ sơ vay vốn theo quy định trước khi xem xét, quyết định cho vay.

- Từ chối yêu cầu vay vốn của khách hàng nếu thấy không đủ điều kiện vay vốn, dự án vay vốn hoặc phương án vay vốn không hiệu quả, không phù hợp với quy định của pháp luật hoặc ACB không có đủ nguồn vốn để cho vay.

- Kiểm tra, giám sát trước, trong, sau khi cho vay nhằm đảm bảo an toàn vốn cho vay.

- Thu hồi vốn gốc, lãi vay, phí và các khoản phải thu khác (nếu có).

- Tự động trích tài khoản tiền gửi của bên vay tại ACB, hoặc nhờ thu không cần chấp nhận (nếu bên vay có tài khoản ở ngân hàng khác) trong trường hợp đến hạn trả nợ

mà bên vay không trả được nợ hoặc không trả đủ nợ vay (mà không có sự thỏa thuận, chấp nhận nào khác của ACB).

- Chấm dứt việc cho vay, thu hồi nợ trước hạn.

- Xử lý tài sản đảm bảo theo các phương thức đã thỏa thuận, theo các Hợp đồng thế chấp, cầm cố tài sản để thu hồi nợ.

- Chuyển nhượng nợ vay cho bên thứ ba theo quy chế mua bán nợ của tổ chức tín dụng do NHNN ban hành và các quy định pháp luật khác.

- Khởi kiện khách hàng vay và/hoặc bên bảo lãnh (nếu có) theo quy định pháp luật khi khách hàng vay và/hoặc bên bảo lãnh (nếu có) vi phạm nghĩa vũđã cam kết.

- Trường hợp khách hàng vay và/hoặc bên bảo lãnh (nếu có) có nhiều người thì ACB có quyền yêu cầu một, một số hoặc toàn bộ những người này thực hiện các nghĩa

NHTMCP Á Châu – chi nhánh An Giang.

vụđã cam kết với ACB trong HĐTD, phụ lục HĐTD, các Khếước nhận nợ, các tài liệu khác (nếu có).

- Miễn, giảm lãi tiền vay, gia hạn nợ, điều chỉnh kỳ hạn trả nợ, mua bán nợ theo quy định hiện hành của NHNN Việt Nam và thực hiện việc đảo nợ, khoanh nợ, xóa nợ

theo quy định của Chính phủ.

ƒ ACB có nghĩa vụ:

- Thực hiện đúng thỏa thuận trong HĐTD, Hợp đồng thế chấp, cầm cố, phụ lục HĐTD, Khếước nhận nợ và các tài liệu khác (nếu có).

- Lưu giữ hồ sơ tín dụng phù hợp với quy định của pháp luật.

2.5 Quy trình cho vay ngắn hạn tại NHTMCP Á Châu – An Giang:

Bước 1: Tiếp cận, tìm hiểu và hướng dẫn khách hàng.

- Tìm hiểu thông tin về khách hàng, tính pháp lý của khách hàng. - Tình hình SXKD của khách hàng.

- Năng lực tài chính.

- Khả năng vay vốn, tài sản thế chấp, cầm cố. - Nhận hồ sơ, tài liệu liên quan phương án vay vốn.

Bước 2 : Thẩm định tín dụng.

- Thẩm định tính khả thi của phương án SXKD.

- Phân tích đánh giá tình hình tài chính của khách hàng (Tính các tỷ lệ tài chính, tình hình công nợ).

- Đánh giá tình hình SXKD và khả năng trả nợ của khách hàng.

- Xác minh tính chất hợp pháp và đánh giá tài sản thế chấp: quyền sở hữu nhà, quyền sử dụng đất…

- Đánh giá uy tín và khả năng phát triển của khách hàng. Bước 3: Lập tờ trình về hồ sơ của khách hàng và xét duyệt cho vay

- NVTD hoặc Tổ thẩm định lập và gửi tờ trình lên Trưởng phòng tín dụng để xem xét, kiểm tra, đánh giá việc thẩm định này và tiến hành thủ tục cho vay (nếu chấp nhận cho vay). Nếu không chấp nhận cho vay thì phải gửi thông báo cho khách hàng và nêu rõ nguyên nhân. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bước 4: Tiến hành thủ tục công chứng và kí HĐTD.

Sau khi HĐTD được quyết định cho vay, NVTD thực hiện:

- Lập hợp đồng cầm cố, thế chấp tài sản và tiến hành công chứng việc thế chấp. - Lập HĐTD và đơn xin vay vốn ngân hàng, hướng dẫn khách hàng kí tên trên những giấy tờ liên quan. Sau khi hoàn tất, hồ sơđược trình lên Trưởng phòng tín dụng, BGĐ xem lại trước khi kí vào hồ sơ.

NHTMCP Á Châu – chi nhánh An Giang. Bước 5: Giải ngân.

- Sau khi HĐTD đã được kí kết, phòng Tín dụng giữ 01 bản để theo dõi, 01 bản giao cho khách hàng, bản còn lại chuyển cho phòng Kế toán và vi tính giữ. Phòng Kế toán và vi tính căn cứ vào HĐTD đã kí, tiến hành thủ tục giải ngân cho khách hàng. Trường hợp một món vay giải ngân nhiều lần, tất cả những lần giải ngân sau phải được chấp thuận của Trưởng phòng tín dụng thể hiện trên giấy khếước nhận nợ do NVTD lập.

- Phòng Kế toán phối hợp với phòng Giao dịch chịu trách nhiệm về quá trình luân chuyển chứng từ và tổ chức thực hiện thống nhất trong toàn hệ thống ACB nhằm đảm bảo tính khoa học và hợp lý của công việc.

Bước 6: Kiểm tra sau khi vay.

- Kiểm tra thường xuyên việc khách hàng sử dụng tiền có đúng mục đích hay không. - Thẩm dịnh lại tài sản thế chấp.

- Xem xét việc khai thác sử dụng tài sản có làm hư hại hoặc làm giảm giá trị tài sản hay không? Có cho thuê, cho mượn hay không? Tái định lại tài sản theo thời giá hiện trạng.

- Ghi sổ theo dõi cho vay thu nợ, kì hạn, nhắc nhởđôn đốc khách hàng trả nợđúng hạn.

- Đối chiếu với phòng Kế toán và vi tính về số phát sinh cho vay và thu nợ, trường hợp thấy không khớp thì phải tìm ra nguyên nhân và trình lên lãnh đạo.

Bước 7: Thu nợ, tính lãi và thu lãi.

- Bảy ngày trước khi đến hạn trả nợ vay, NVTD phải làm việc với khách hàng vay vốn (trực tiếp, gửi thư báo hoặc điện thoại…) nhắc nhở trả nợ vay cũng như xem xét tìm biện pháp thu hồi nợ vay hoặc gia hạn nợ vay.

Bước 8: Thanh lý HĐTD và lưu trữ hồ sơ tín dụng: - NVTD trình BGĐ kí thanh lý HĐTD.

- Giải chấp tài sản thế chấp.

Trường hợp khi khách hàng trả một phần nợ vay và yêu cầu xin được giải chấp một phần tài sản thế chấp, ngân hàng có thể xem xét cho khách hàng được nhận một phần tài sản có giá trị tương đương với số vốn vay đã trả. NVTD lập lệnh giải chấp đối với tài sản thế chấp trình trưởng phòng tín dụng kí duyệt.

NHTMCP Á Châu – chi nhánh An Giang.

2.6 Thuận lợi và khó khăn của NHTMCP Á Châu - An Giang trong quá trình hoạt động:

Thuận lợi:

- Vị trí của ngân hàng rất thuận lợi cho khách hàng biết đến do đặt tại tuyến

đường giao thông có nhiều người qua lại. Điều này tạo điều kiện cho khách hàng đến giao dịch với ngân hàng được thuận lợi; ngoài ra do ngân hàng đặt tại trung tâm của thành phố và có được uy tín đối với khách hàng nên có rất nhiều khách hàng đến ngân hàng gửi tiền và mở tài khoản tại ngân hàng để thanh toán giao dịch.

- Ban Giám đốc chi nhánh có mối quan hệ với nhiều lãnh đạo các ngành, các cấp và doanh nghiệp trong tỉnh nên cũng phần nào thu hút được nhiều khách hàng đến ACB - An Giang vay vốn để đầu tư sản xuất kinh doanh. Do đó, về phía ACB - An Giang có điều kiện thuận lợi về việc cho vay và huy động nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi của các doanh nghiệp, cá nhân trong và ngoài tỉnh.

- Nguồn vốn của ACB - An Giang dồi dào đủ vốn để cạnh tranh trên thị trường.

- Sản phẩm dịch vụđa dạng thường đi trước các NHTMCP khác.

- Trong hoạt động tín dụng, ACB - An Giang rất xem trọng vấn đề thu nợ và thu lãi hết sức chặt chẽ. Cuối mỗi tháng cán bộ tín dụng gọi điện thoại nhắc nhở, đôn đốc khách hàng nộp lãi và thanh toán nợ, nên thời gian qua ACB - An Giang có nợ quá hạn rất ít.

- Ngân hàng có đội ngũ nhân viên làm việc rất tốt do đã có kinh nghiệm lâu năm trong công tác thẩm định. Nhân viên ngân hàng luôn tạo được những mối quan hệ tốt với khách hàng, thái độ phục vụ đối với khách hàng rất vui vẻ, lịch sự, chuyên nghiệp nên đã tạo được uy tín đối với khách hàng đến giao dịch tại ngân hàng. Đa phần các nhân viên của ngân hàng được tạo điều kiện đi học những lớp đào tạo tại Trung tâm

đào tạo ACB tổ chức giảng dạy.

- ACB đã có thương hiệu và uy tín rộng khắp mọi nơi.

Khó khăn

- Tài sản đảm bảo của khách hàng nhiều khi không đủđể ngân hàng cấp tín dụng do giá trị tài sản đảm bảo còn nhỏ so với nhu cầu mà khách hàng muốn vay. Nhiều khách hàng có tài sản đảm bảo nhưng không có đầy đủ giấy tờ pháp lý và quyền sở hữu hợp pháp theo quy định của pháp luật nên ngân hàng không cấp tín dụng được. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Hiện tại, ngân hàng cho vay lĩnh vực nông nghiệp tương đối nhiều nhưng tình hình nông nghiệp hiện nay nông dân không có lời do chi phí đầu vào cao, song, giá lúa không cao

- Ngân hàng phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt với những NHTM khác, chủ

yếu là cạnh tranh với các NHTMNN vì là NHTMCP nên không có chính sách ưu đãi của Nhà nước.

- Trụ sở giao dịch của ACB - An Giang hiện nay quá hẹp, chưa triển khai mở

phòng giao dịch trên địa bàn trong tỉnh nên đa phần khách hàng đều phải xuống Long Xuyên quan hệ.

NHTMCP Á Châu – chi nhánh An Giang.

2.7 Tình hình hoạt động:

NHTM được xem là một doanh nghiệp hoạt động trên lĩnh vực tiền tệ nên ngoài mục tiêu phục vụ kịp thời nhu cầu phát triển của nền kinh tế, cung ứng vốn cho các cá nhân, doanh nghiệp để mở rộng SXKD, phục vụ sinh hoạt…thì mục tiêu đem lại thu nhập để đảm bảo sự tồn tại và phát triển, từđó giúp ngân hàng hòa nhập với khu vực và trên thế

giới cũng là rất quan trọng. Lợi nhuận là yếu tố cụ thể nhất nói lên kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Để tăng lợi nhuận, ngân hàng cần quản lý tốt các khoản mục tài sản có, nhất là các khoản mục cho vay và đầu tư, tiết kiệm chi phí, đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ ngân hàng…Việc tăng lợi nhuận còn giúp ngân hàng có điều kiện trích dự phòng rủi ro, bổ sung vốn tự có, mở rộng tín dụng. Trong thời gian qua, dưới sự lãnh đạo của BGĐ và sự phấn đấu hết mình của toàn thể CBNV, NHTMCP Á Châu – An Giang đã đạt

được kết quả như sau:

Bảng 2.1: Báo cáo thu nhập, chi phí qua 3 năm 2007-2009 của ACB – An Giang.

ĐVT: Triệu đồng Chênh lệch 2008/2007 Chênh lệch 2009/2008 Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Tuyệt đối Tương đối (%) Tuyệt đối Tương đối (%) Doanh thu 34.591 39.780 68.418,25 5.189 15 28.638,25 72 Chi phí 21.048 23.153 42.915,80 2.105 10 19.762,80 85,36 LNTT 13.543 16.627 25.502,45 3.084 22,77 8.875,45 53,38 Thuế 3.792 4.656 7.149,09 864 22,78 2.493,09 53,55 LNR 9.751 11.971 18.353,36 2.220 22,77 6.382,36 53,32

(Nguồn: Báo cáo tổng kết năm 2006,2007,2008 của ACB – An Giang)

Nhìn vào bảng số liệu trên ta thấy trong 3 năm qua doanh thu của ACB – An Giang luôn tăng lên. Cụ thể, doanh thu năm 2007 là 34.591 triệu đồng; năm 2008 là 39.780 triệu đồng, tăng 5.189 triệu đồng, tương đương 15%; đến năm 2009 là 68.418,25 triệu đồng, tăng 28.638,25 triệu đồng, tương đương 72%. Đạt được tốc độ tăng trưởng doanh thu cao như vậy trong năm 2009 là do trong năm này nước ta thực hiện chính sách mở rộng tín dụng nhằm ngăn chặn đà suy giảm kinh tế và làm cho nền kinh tế dần

ổn định hơn. Chính sách kích thích cho vay tiêu dùng, đầu tư chứng khoán, bất động sản…đã kích thích nhu cầu vay vốn của nhiều cá nhân, doanh nghiệp. Bên cạnh đó, vốn huy động của ngân hàng cũng liên tục tăng; mạng lưới kinh doanh đi sâu hơn đến các huyện, xã nên thị phần ngày càng được mở rộng, nên có khả năng phục vụ ngày càng nhiều nhu cầu vay vốn của các thành phần kinh tế, từ đó làm cho doanh thu của ngân

NHTMCP Á Châu – chi nhánh An Giang.

hàng ngày càng tăng. Ngoài việc thu lãi từ vốn vay thì ngân hàng còn thu rất nhiều phí từ các dịch vụ như chuyển tiền cho kiều hối, chuyển tiền nhanh, cho vay du học… Những khoản chi phí trong quá trình hoạt động kinh doanh của ngân hàng bao gồm: chi phí lãi tiền gửi, chi phí nhân viên, chi phí tài sản và nhiều chi phí phát sinh khác. Chi phí hoạt động của ngân hàng cũng tăng qua các năm. Cụ thể, năm 2007 là 21.048 triệu đồng; năm 2008 là 23.153 triệu đồng, tăng 2.105 triệu đồng, tương đương 10%; đến năm 2009 là 42.915,80 triệu đồng, tăng 19.762,80 triệu đồng, tương đương 85,36%. Do tình hình lạm phát tăng cao nên chi phí của ngân hàng cũng tăng theo. Thêm nữa, trên địa bàn tỉnh hiện nay có rất nhiều ngân hàng, vì vậy để cạnh tranh huy

động vốn, ACB – An Giang phải có chính sách tăng lãi suất huy động và lãi suất huy

động theo các kỳ hạn không có sự chênh lệch đáng kể làm cho chi phí lãi tiền gửi của ngân hàng tăng cao. Đứng trước áp lực cạnh tranh đó, để vừa thu hút khách hàng mới, vừa giữ chân khách hàng truyền thống, ngân hàng còn phải đưa ra nhiều chương trình khuyến mãi với nhiều quà tặng hấp dẫn như chương trình bốc thăm trúng thưởng,…khiến cho ngân hàng tốn một khoản chi phí không nhỏ. Cũng do có nhiều ngân hàng để lựa chọn nên khách hàng đòi hỏi cao hơn về chất lượng phục vụ, do đó phải tăng thêm chi phí đào tạo cho CBNV của ngân hàng.

Mặc dù chi phí hoạt động ngày càng tăng nhưng doanh thu của ngân hàng cũng tăng rất cao nên lợi nhuận của ngân hàng liên tục tăng. Cụ thể, năm 2007 lợi nhuận đạt 9.751 triệu đồng; năm 2008 là 11.971 triệu đồng, tăng 2.220 triệu đồng, tương đương tăng 22,77%; đến năm 2009 là 18.353,36 triệu đồng, tăng 6.382,36 triệu đồng, tương

đương tăng 53,32%.

Kết quả nêu trên cho thấy hoạt động kinh doanh của ngân hàng trong 3 năm qua rất tốt, thu được lợi nhuận cao. Để đạt được kết quả như vậy là nhờ khả năng lãnh đạo của BGĐ và sự phấn đấu nhiệt tình trong công việc của CBNV ngân hàng.

Kết quả kinh doanh năm 2009 hết sức khả quan với chiến lược kinh doanh đúng

đắn trong mọi tình hình, ACB – An Giang đang cùng bước với ACB Hội sở chạm gần tới mục tiêu trở thành tập đoàn tài chính hàng đầu Việt Nam trong kế hoạch phát triển

đến năm 2010 và tầm nhìn 2015.

2.8 Mục tiêu, phương hướng hoạt động của NHTMCP Á Châu – An Giang:

Trong bối cảnh hiện nay đất nước chúng ta đang bước vào thời kì hội nhập kinh tế quốc tế, lĩnh vực ngân hàng đang đứng trước những thử thách lớn, trước sự cạnh tranh của không chỉ các ngân hàng trong nước mà cả những ngân hàng nước ngoài. Vì vậy đòi hỏi các ngân hàng phải không ngừng đổi mới công nghệ trong hoạt động của mình và cần có những chính sách, chiến lược phù hợp để có thể tồn tại và đứng vững.

Căn cứ vào định hướng hoạt động của ACB Hội sở và căn cứ vào chương trình, mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, đồng thời để phát huy kết quả đã đạt được trong những năm qua, ACB – An Giang đã đề ra một số mục tiêu và phương hướng hoạt

NHTMCP Á Châu – chi nhánh An Giang.

Mục tiêu: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Ngân hàng Á Châu luôn phấn đấu là NHTM bán lẻ hàng đầu Việt Nam, hoạt động năng động, sản phẩm phong phú, kênh phân phối đa dạng, công nghệ hiện đại, kinh doanh an toàn hiệu quả, tăng trưởng bền vững, đội ngũ CBNV có đạo đức nghề nghiệp và có chuyên môn cao.

Phương hướng:

Ngân hàng không thỏa mãn với những kết quảđã đạt được, chi nhánh An Giang nói

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu- chi nhánh An Giang (Trang 31)