Xây dựng văn hoá doanh nghiệp riêng mang bản sắc Ngân hàng Công thương.

Một phần của tài liệu Xây dựng triết lý kinh doanh của Ngân hàng Công thương Việt Nam trong thời kỳ hội nhập (Trang 78 - 83)

- Khách hàng chủ yếu là doanh nghiệp Nhà nước có năng lực yếu.

3.4. Xây dựng văn hoá doanh nghiệp riêng mang bản sắc Ngân hàng Công thương.

hàng Công thương.

Triết lý kinh doanh là trụ cột cốt lõi của văn hoá doanh nghiệp. Nên để xây dựng được triết lý kinh doanh thì cần phải xây dựng được môi trường văn hoá doanh nghiệp tốt. Trước tiên để xây dựng được phong cách văn hoá kinh doanh riêng có của NHCTVN, mỗi CBCNV cần phải phát huy tính sáng tạo, cần cù và lương tâm đạo đức nghề nghiệp. Đồng thời, không ngừng nâng cao văn hoá ứng xử trong giao dịch cũng như thái độ, trách nhiệm của mình trước công việc và nhiệm vụ được giao nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả và năng suất trong hoạt động kinh doanh. Văn hoá doanh nghiệp của Ngân hàng Công thương phải được thực hiện có các nhân tố sau:

- Chiến lược phát triển nguồn nhân lực: CBNV Ngân hàng Công thương không chỉ là những người giỏi về chuyên môn nghiệp, ngoại ngữ, tin

học mà còn có phẩm chất đạo đức nghề nghiệp tốt. Bên cạnh đó, mỗi CBNV phải đoàn kết để tạo thành sức mạnh tập thể, cùng gắn bó, hợp tác, hỗ trợ, giúp đỡ lẫn nhau trong công việc, gia đình, xã hội

- Chiến lược phát triển sản phẩm, dịch vụ: phải là những sản phẩm có chất lượng cao. Sản phẩm thẻ phải có đầy đủ các tính năng, tiện ích vượt trội, có tính bảo mật cao, an toàn, hiệu quả. Lãi suất tiền gửi và tiền vay cần linh hoạt để thu hút khách hàng (có thể áp dụng chương trình khuyến mại, dự thưởng hấp dẫn…). Tín dụng phải trở thành kênh hấp dẫn đối với khách hàng, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ có tình hình tài chính lành mạnh và các khách hàng cá nhân vay để mua nhà,buôn bán nhỏ, mua ôtô, xe máy…; đồng thời thủ tục, hồ sơ cho vay phải đơn giản, gọn nhẹ, thẩm định chính xác nhưng phải đảm bảo tính nhanh tróng, tức thì.

- Phong cách giao tiếp ứng xử: Cán bộ NHCTVN nói chung phải thể hiện được nét đẹp trong giao tiếp với khách hàng và đồng nghiệp thể hiện qua hành vi lịch sự, văn minh, có tinh thần cầu thị. Ăn mặc lịch sự vẫn giữ được vẻ duyên dáng, văn minh và phải đeo logo, biển hiệu của NHCT.

- Cơ sở hạ tầng, trụ sở phải khang trang, sạch đẹp, lịch sự. Về hình dáng kiến trúc cảnh quan chi nhánh phải có mô hình giống hoặc gần giống với trụ sở chính. Phải có logo và tên NHCT cùng màu sắc, biểu tưởng, hình dáng để gây được ấn tượng cho khách hàng.

Đó là xây dựng môi trường văn hoá doanh nghiệp hoà chung với bản săc văn hoá Việt Nam.

Để xây dựng và phát huy sức mạnh triết lý kinh doanh, Ngân hàng cần thực hiện một số biện pháp cụ thể sau:

- Tổ chức thường xuyên các nghiên cứu về triết lý kinh doanh và đánh giá hiệu quả của việc thực hiện triết lý kinh doanh. Từ việc nghiên cứu và đánh giá đưa ra các điểm đã làm được và chưa làm được, những khó khăn,

thuận lợi trong việc thực hiện từ đó đưa ra những chính sách kịp thời, hợp lý cho xây dựng và thực hiện triết lý kinh doanh.

- Ngân hàng triển khai các chiến lược Marketing và hoạt đông truyền thông nhằm khuyếch trương thương hiệu, thường xuyên tham gia các chương trình triển lãm, hội chợ, diễn đàn, tài trợ cho các hoạt động lớn qua đó lồng ghép giới thiệu về triết lý kinh doanh của ngân hàng.

- Ngân hàng Công thương Việt Nam sử dụng triết lý kinh doanh như một bệ đỡ tư tưởng cho văn hoá kinh hoá; nồng ghép nhiều nội dung, tinh thần của triết lý kinh doanh vào sinh hoạt văn hoá, văn nghệ của ngân hàng như các chương trình phát triển nguồn nhân lực, phát triển dịch vụ…

- Lãnh đạo doanh nghiệp phải là người tích cực truyến bá triết lý kinh doanh ở trong và ngoài doanh nghiệp; đội ngũ cán bộ chủ chốt của ngân hàng cần là những người thực sự tôn trọng, gương mẫu thực hiện nó.

KẾT LUẬN

Triết lý kinh doanh có vai trò to lớn trong hoạt động kinh doanh hiện nay. Nó giúp cho doanh nghiệp có được định hướng rõ ràng về hoạt động, đồng thời là hình ảnh của doanh nghiệp trong khách hành và khẳng định mình trước đối thủ cạnh tranh. Triết lý kinh doanh ngày càng được xã hội hóa và mang tính khả thi hơn. Ở Ngân hàng Công thương Việt Nam, là một trong bốn ngân hàng thương mại Nhà nước lớn nhất Việt Nam, đã xây dựng cho mình một bản triết lý kinh doanh để khẳng định thương hiệu và bản sắc NHCTVN. Với sự quan tâm của ban lãnh đạo, sự đầu tư cho hoạt động nghiên cứu phát triển để xây dựng triết lý và hình ảnh cho mình nên triết lý kinh doanh của NHCTVN mang nội dung phù hợp với xu hướng phát triển chung của ngành ngân hàng trong tương lai là hiện đại, hiệu quả cao, tin cậy hơn… đồng thời triết lý của ngân hàng cũng mang tính thực thi hơn, ngày càng gần gũi với khách hàng mà vẫn khẳng định tên tuổi, thương hiệu Ngân hàng Công thương trước đối thủ cạnh tranh. Trong môi trường mở cửa của Việt Nam hiện nay, ngành ngân hàng phát triển rất nóng, nhiều ngân hàng và tổ chức tín dụng tài chính mới được thành lập, ngân hàng nước ngoài cũng nhảy vào cuộc đua thì yếu tố cạnh tranh càng trở nên gay gay hơn. Lúc này, NHCTVN ngoài việc chuẩn bị về các hoạt động kinh doanh tín dụng, truyền thông, quảng bá, tạo vốn… còn rất cần xây dựng cho mình một triết lý kinh doanh phù hợp với khách hàng, có tính thực thi cao, chống lại đối thủ cạnh tranh và phù hợp với chính sách, quy định của Nhà nước để định hướng chiến lược và như một bản tuyên bố sứ mệnh, khẳng định giá trị của NHCTVN. Việc xây dựng triết lý kinh doanh của NHCTVN đã được ban lãnh đạo ngân hàng quan tâm và xây dựng sửa đổi trong quá trình hoạt động.

Quy trình xây dựng triết lý kinh doanh ở NHCTVN đòi hỏi phải được đầu tư hơn nữa. Nội dung của bản triết lý kinh doanh cũng phải

được xem xét đặt trong sự tác động của các yếu tố môi trường bên trong, bên ngoài, môi trường ngành… để nó có thể phát huy được điểm mạnh, cơ hội từ môi trường và hạn chế được thách thức cũng như khắc phục được điểm yếu. Để làm được điều đó, NHCTVN phải đầu tư về cả tài chính và nhân lực cho hoạt động nghiên cứu xây dựng triết lý kinh doanh kết hợp với tuyên truyền phổ biến lấy ý kiến, sự xây dựng đóng góp của cán bộ nhân viên trong ngân hàng và khách hàng…

Một phần của tài liệu Xây dựng triết lý kinh doanh của Ngân hàng Công thương Việt Nam trong thời kỳ hội nhập (Trang 78 - 83)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(88 trang)
w