Chiến lược ngành mà doanh nghiệp đang hoạt động.

Một phần của tài liệu Xây dựng triết lý kinh doanh của Ngân hàng Công thương Việt Nam trong thời kỳ hội nhập (Trang 47 - 49)

2. THỰC TRẠNG XÂY DỰNG TRIẾT LÝ KINH DOAN HỞ NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM.

2.3.1. Chiến lược ngành mà doanh nghiệp đang hoạt động.

Ngày 24/5/2007, Thủ tướng chính phủ đã phê duyệt đề án phát triển ngành ngân hàng đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020. Nội dung quan trọng của đề án tới phát triền ngành ngân hàng là cần tiếp tục cơ cấu lại NHTM Nhà nước. Cụ thể sẽ tăng cường năng lực thể chế, trong đó có việc mở quan hệ với các đại lý, hợp tác kinh doanh, phát triển sản phẩm, ứng dụng và chuyển giao công nghệ với các tổ chức nước ngoài. Xúc tiến sự hiện diện thương mại của các NHTM Việt Nam tại các thị trường tài chính khu vực và quốc tế. NHNN phấn đấu xây dựng hệ thống thanh toán ngân hàng an toàn, hiệu quả và hiện đại ngang tầm trình độ phát triển của ngân hàng các nước trong khu vực; phát triển hệ thống thanh toán điện tử trong toàn quốc/ hiện đại hoá hệ thống thanh toán liên ngân hàng, thanh toán bù trừ và hệ thống thanh toán nội bộ của các NHTM theo hướng tự động hoá với cấu trúc mở và có khả năng tích hợp hệ thống cao đối với các ứng dụng

Những yếu kém và thách thức đang làm hệ thống ngân hàng Việt Nam luôn tiềm ẩn những rủi ro gây mất an toàn và có thể đe doạ sự ổn định kinh tế nếu không có chiến lược phát triển. Vì vậy, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã phê duyệt chiến lược phát triển cho ngành ngân hàng. Theo đánh giá của NHNN, các ngân hàng thương mại cũng như các tổ chức tín dụng đều có năng

lực tài chính yếu kém, mức độ rủi ro cao và năng lực cạnh tranh thấp. Đơn cử như chất lượng “tài sản có” thấp trong khi đó tỷ lệ nợ quá hạn cao (>5,8% tổng dư nợ năm 2003). Trình độ năng lực quản lý và quản lý rủi ro của các ngân hàng thương mại cũng thấp. Trong khi đó hiệu lực điều hành chính sách tiền tệ của NHNN còn nhiều hạn chế. Công cụ điều hành chính sách tiền tệ dựa vào thị trường chưa phát huy được hiệu quả cao; khả năng điều tiết, kiểm soát thị trường tiền tệ, đặc biệt là các luồng tiền trong nền kinh tế. Dựa trên những chiến lược ngành mà NHNN đưa ra mà triết lý kinh doanh của NHCTVN có những điều chỉnh phù hợp. Do đó, triết lý kinh doanh của NHCTVN phải có phương châm như đã đề ra là: “Tin cậy - hiệu quả - hiện đại”; đồng thời cần có những chiến lược cụ thể như:

(1) Tập trung tăng cường năng lực tài chính, cơ cấu lại hoạt động với trọng tâm là nâng cao năng lực quản trị và điều hành kinh doanh trong điều kiện kinh doanh hiện đại và cạnh tranh mạnh mẽ.

(2) Tiếp tục phát triển hệ thống mạng lưới trong nước. Mở rộng giao dịch từ xa, nhằm đi đầu trong lĩnh vực dịch vụ ngân hàng bán lẻ với chi phí thấp và chất lượng cao, phục vụ tốt nhất mọi đối tượng khách hàng; tăng trưởng trên nguyên tắc an toàn, hiệu quả và bền vững.

(3) Đối với mô hình tổ chức kinh doanh theo hướng mô hình thương mại hiện đại, có bộ máy tinh gọn, hiệu quả. Thường xuyên đào tạo nguồn nhân lực để có nguồn nhân lực dồi dào, đáp ứng yêu cầu trước mắt và lâu dài.

(4) Nâng cao chất lượng và đa dạng sản phẩm, dịch vụ theo hướng cải tiến và hoàn thiện các sản phẩm truyền thống. nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới. Mở rộng thị trường hiện tại và thị trường tiềm năng

(5) Xây dựng và phát triển hình ảnh VietinBank đa năng, hiện đại với thương hiệu nổi tiếng về các sản phẩm có chất lượng và tiện ích cao…

Một phần của tài liệu Xây dựng triết lý kinh doanh của Ngân hàng Công thương Việt Nam trong thời kỳ hội nhập (Trang 47 - 49)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(88 trang)
w