Các yếu tố môi trường bên trong.

Một phần của tài liệu Xây dựng triết lý kinh doanh của Ngân hàng Công thương Việt Nam trong thời kỳ hội nhập (Trang 55 - 59)

2. THỰC TRẠNG XÂY DỰNG TRIẾT LÝ KINH DOAN HỞ NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM.

2.3.3. Các yếu tố môi trường bên trong.

- Nguồn lực và tiềm năng ảnh hưởng tới việc xây dựng triết lý kinh doanh của NHCTVN.

NHCTVN là một trong 4 ngân hàng thương mại hàng đầu của Việt Nam, có tiềm lực tài chính mạnh, công nghệ khá phát triển, nguồn nhân lực chất lượng cao… Đây là những nhân tố rất thuận lợi cho việc xây dựng triết lý kinh doanh ở NHCTVN. Việc xây dựng triết lý kinh doanh là một quy trình nghiên cứu phải được đầu tư về tài chính, công nghệ và con người. Nếu NHCTVN đầu tư thích đáng cho hoạt động này thì việc xây dựng được một bản triết lý sẽ mang tính thực thi và hiệu quả hơn.

- Các hoạt động ảnh hưởng tới việc xây dựng triết lý kinh doanh của NHCTVN.

Vì là một ngân hàng nên lĩnh vực hoạt động chủ yếu của ngân hàng là kinh doanh tiền tệ: huy động vốn, cho vay, bảo lãnh, cho thuê tài chính, bảo hiểm… đây là hoạt động chứa rủi ro cao, nếu đổ vỡ có thể gây đổ vỡ cả hệ thống, đem lại sự khủng hoảng về tài chính tới toàn bộ nền kinh tế. Lĩnh vực kinh doanh này cũng rất nhạy cảm, thay đổi theo tâm lý của khách hàng. Vì vậy, để kinh doanh có hiệu quả tránh rủi ro, và tạo niềm tin cho khách hàng là điều vô cùng cần thiết. Cho nên trong triết lý kinh doanh của mình, NHCTVN với triết lý kinh doanh của mình cũng phải nói lên được độ tin cậy mà ngân hàng sẽ tạo ra.

Mặt khác, khi đã có được triết lý kinh doanh rồi thì để triết lý này phát huy được hiệu quả thì hoạt động Marketing sẽ hỗ trợ rất nhiều. Những người làm Marketing sẽ truyền bá triết lý này tới khách hàng và có làm một công tác đó là thu nhận những phản hồi từ phía khách hàng để kiến nghị lên lãnh đạo làm cho triết lý kinh doanh của ngân hàng ngày càng hoàn thiện.

- Thái độ, quan điểm của các nhà quản lý cao.

Ban lãnh đạo của NHCTVN rất chú trọng tới việc xây dựng triết lý kinh doanh và thương hiệu riêng của NHCTVN. Ban lãnh đạo của NHCTVN luôn khẳng định rằng NHCTVN là sẽ giữ vững là NHTM hàng đầu của Việt Nam, là ngân hàng có thị phần lớn, khách hàng của NHCTVN không chỉ là những doanh nghiệp truyền thống mà còn hướng tới khách hàng cá nhân, NHCTVN sẽ tạo dựng một bản sắc riêng mang đậm bản sắc văn hóa tốt đẹp của dân tộc Việt Nam. Chính vì vậy, mà khi những người trực tiếp làm công tác nghiên cứu xây dựng triết lý kinh doanh ở NHCTVN cũng luôn phải xem xét ý kiến chỉ đạo của ban lãnh đạo cấp cao, những ý kiến của ban lãnh đạo như là định hướng bước đầu cho triết lý doanh nghiệp.

Những năm qua, cùng với việc chuyển đổi mô hình tổ chức đầu tư công nghệ hiện đại các hoạt động, sản phẩm, dịch vụ, Ban lãnh đạo NHCT Việt Nam luôn chú trọng công tác tuyên truyền, giáo dục, động viên cán bộ nâng cao chất lượng phục vụ. Các phong trào thi đua nâng cao chất lượng phục vụ mang phong cách, bản sắc riêng của NHCT được phát động đi đôi với kiểm tra, quản lý việc chấp hành nội quy lao động đối với cán bộ. Ban lãnh đạo NHCT đã và đang xây dựng đề án "văn hoá doanh nghiệp" trong hệ thống NHCT. Thường trực Công đoàn NHCT Việt Nam cũng phối hợp với phòng Dịch vụ Ngân hàng Điện tử mở chuyên mục trao đổi, diễn đàn "4 hoá" trên website NHCT. Thành viên NHCTVN cần đạt được văn hoá trong giao tiếp như:

+ Nhân viên ngân hàng phải có trình độ chuyên môn nghiệp, phương pháp làm việc khoa học, xử lý nghiệp vụ kịp thời, chính xác, đúng chế độ, giao dịch với khách hàng trong thời gian ngắn nhất, tạo được niềm tin đối với khách hàng.

+ Nhân viên ngân hàng phải có phẩm chất đạo đức nghề nghiệp và tinh thần trách nhiệm cao, không cửa quyền, phiền hà, tránh các biểu hiện tiêu cực như lợi dụng chức năng quyền hạn để mưu cầu lợi ích riêng… làm mất danh dự phẩm chất, đạo đức của người làm cán bộ và làm ảnh hưởng tới uy tín ngân hàng,

+ Trang phục giao dịch phải gọn gàng lịch sự, có phong cách; tác phong giao dịch phải niềm nở, thân thiện, nhiệt tình chu đáo.

Bên cạnh đó, NHCTVN còn triển khai chương trình trụ sở ngân hàng "mẫu" để hình thành nên một nét đặc sắc mang mầu sắc NHCTVN riêng.

Ngoài ra, NHCT Việt Nam còn tham gia các công tác từ thiện, xã hội được đẩy mạnh hơn với những hoạt động văn hoá và nghĩa cử cao đẹp. NHCT Việt Nam đã đóng góp tích cực vào sự phát triển của phát triển cộng đồng, thực hiện tốt công tác xã hội. Rất nhiều hoạt động đền ơn đáp nghĩa, mang

đậm tính nhân văn sâu sắc và thiết thực được tổ chức: Phụng dưỡng 100 mẹ Việt nam Anh hùng, tặng 1,1 tỷ đồng cho quỹ tấm lòng vàng, tặng hàng trăm phần quà cho trẻ em học sinh khuyết tật, trẻ em nghèo hiếu học…

Với truyền thống tốt đẹp đó và để phát huy được văn hoá doanh nghiệp, triết lý kinh doanh của NHCTVN chịu ảnh hưởng không nhỏ của văn hoá doanh nghiệp. Triết lý mang tính nhân văn hơn, hướng tới giá trị cuộc sống, những hành động, nghĩa cử cao cả. Cũng vì vậy mà trong triết lý kinh doanh của NHCTVN đã lấy khẩu hiệu là: Nâng giá trị cuộc sống.

CHƯƠNG III

MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM XÂY DỰNG VÀ PHÁT HUY TRIẾT LÝ KINH DOANH Ở NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG

Một phần của tài liệu Xây dựng triết lý kinh doanh của Ngân hàng Công thương Việt Nam trong thời kỳ hội nhập (Trang 55 - 59)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(86 trang)
w