Tích cực quảng bá về triết lý kinh doanh

Một phần của tài liệu Xây dựng triết lý kinh doanh của Ngân hàng Công thương Việt Nam trong thời kỳ hội nhập (Trang 77 - 78)

- Khách hàng chủ yếu là doanh nghiệp Nhà nước có năng lực yếu.

3.2.Tích cực quảng bá về triết lý kinh doanh

Truyền thông là một phương thức quan trọng vì là hoạt động nhằm cung cấp thông tin, giới thiệu hình ảnh của ngân hàng tới khách hàng. Để việc quảng bá triết lý kinh doanh có hiệu quả thì việc cung cấp thông tin phải tiến hành với cả ba đối tượng là nội bộ ngân hàng, giới truyền thông và khách hàng.

- Đối với nội bộ ngân hàng: phổ biến nội dung triết lý kinh doanh cho toàn bộ cán bộ nhân viên (CBNV). Bởi hơn ai hết, CBNV là những người trực tiếp thực hiện triết lý kinh doanh trong hoạt động, nhiệm vụ cụ thể của họ đóng góp vào sự phát triển của ngân hàng. Nhiều CBNV là những người trực tiếp giao dịch với khách hàng vì vậy họ chính là những người truyền tải thông điệp của ngân hàng đế khách hàng. Hơn nữa, chính sự hiểu biết sâu sắc về triết lý kinh doanh giúp họ tích cực tham gia vào hoạt động quảng bá và hiểu về doanh nghiệp, tin vào đường lối mà doanh nghiệp đang theo.

- Đối với giới truyền thông: Việc cung cấp thông tin cho báo giới cần chính xác, kịp thời, đầy đủ. Truyền thông ở đây có rất nhiều hình thức có thể thông qua các kênh truyền hình, đài, báo, internet, băng rôn, áp phích…

- Đối với khách hàng: để khách hàng biết tới triết lý kinh doanh của ngân hàng ngoài việc thông qua chính nhân viên ngân hàng tiếp xúc trực tiếp với khách hàng hoặcn thông qua giới truyền thông thì để khách hàng có thể biết và nhớ đến thì rất cần triết lý kinh doanh

Qua đó có thể thấy hoạt động truyền thông sẽ góp phần quan trọng truyền tải hình ảnh và triết lý doanh nghiệp tới khách hàng.

Một phần của tài liệu Xây dựng triết lý kinh doanh của Ngân hàng Công thương Việt Nam trong thời kỳ hội nhập (Trang 77 - 78)