Các yếu tố môi trường bên ngoài.

Một phần của tài liệu Xây dựng triết lý kinh doanh của Ngân hàng Công thương Việt Nam trong thời kỳ hội nhập (Trang 49 - 55)

2. THỰC TRẠNG XÂY DỰNG TRIẾT LÝ KINH DOAN HỞ NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM.

2.3.2. Các yếu tố môi trường bên ngoài.

2.3.2.1. Môi trường gián tiếp.

- Môi trường chính trị, pháp lý.

Để giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa, Nhà nước phải sử dụng một hệ thống cách chính sách, công cụ để điều hành nền kinh tế nhằm phát huy những mặt tích cực và hạn chế những mặt tiêu cực của nó để nền kinh tế phát triển với tốc độ cao, kết hợp với tăng trưởng kinh tế, công bằng xã hội và không ngừng nâng cao đời sống nhân dân. Trong hoạt động kinh doanh có cả hệ thống quy định dành cho doanh nghiệp, buộc doanh nghiệp phải tuân theo. Đảng và Nhà nước ta cũng có quan điểm rất rõ ràng về xây dựng triết lý kinh doanh. Đó là, Nhà nước khuyến khích doanh nghiệp kinh doanh lành mạnh, phong cách kinh doanh mang bản sắc dân tộc, hướng tới giá trị cao đẹp Chân-Thiện-Mỹ, phát huy những yếu tố tích cực trong truyền thống văn hóa dân tộc. NHCTVN trong quá trình hoạt động của mình rất chú trọng tới chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước. NHCTVN không chỉ thực hiện theo chủ trương của Chính phủ về các vấn đề trong tài chính – tiền tệ mà những quy định khuyến khích cũng được ban lãnh đạo rất quan tâm. Khi xây dựng triết lý cho mình NHCTVN đặc biệt chú ý tới những quy định, chính sách pháp luật của Nhà nước sao cho phù hợp; cụ thể là triết lý kinh doanh của NHCTVN phải mang bản sắc của Việt Nam hướng tới những giá trị truyền thống cội nguồn dân tộc. Khi định hướng chiến lược cho Ngân hàng, thì NHCTVN có chiến lược phát triển phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội mà Đảng đã vạch ra là phát triển ngành công nghiệp vừa và nhỏ, ưu tiên phát triển công nghiệp nhẹ; từ đó chiến lược của ngân hàng sẽ tập chung đến đối tượng khách hàng ưu tiên là các doanh nghiệp thương mại.

Ở Việt Nam, trong những năm gần đây, hệ thống luật pháp, cơ chế chính sách về hoạt động ngân hàng ngày càng được hoàn thiện và phù hợp với thông lệ quốc tế, khuôn khổ thể chế thông thoáng và minh bạch hơn đã tạo tiền đề cần thiết cho quá trình quốc tế hoá hoạt động ngân hàng. Luật các Tổ chức Tín dụng được ban hành vào năm 1997 và được sửa đổi vào năm 2004, các văn bản dưới luật về tiền tệ - tín dụng và hoạt động của ngân hàng đã được ban hành khá đầy đủ. Trong các văn bản pháp luật đó, đã có những quy định tạo điều kiện thuận lợi cho các ngân hàng nước ngoài thâm nhập vào thị trường Việt Nam như cấp giấy phép thành lập và hoạt động của các tổ chức tín dụng tại Việt Nam. Theo đó, các tổ chức tín dụng nước ngoài có thể hoạt động tại Việt Nam dưới hình thức văn phòng đại diện, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, ngân hàng liên doanh, hoặc ngân hàng 100% vốn nước ngoài, công ty tài chính liên doanh hoặc công ty tài chính 100% vốn nước ngoài.

- Môi trường văn hoá xã hội.

Khi kinh doanh, doanh nghiệp phải xem xét tới yếu tố văn hóa để phù hợp với phong tục tập, quán nơi doanh nghiệp làm kinh doanh. Cho nên, doanh nghiệp khi xây dựng triết lý cho mình làm sao không xung đột với giá trị văn hóa của nơi đó. Cho nên triết lý kinh doanh cũng phải linh hoạt thay đổi cho phù hợp. Đặc biệt khi mà công việc kinh doanh không còn gói gọn trong khuôn khổ một quốc gia vì khi đó sự khác biệt văn hoá là vô cùng lớn. Trong lĩnh vực ngân hàng, nói chung, hiện nay NHCTVN đã mở rộng hoạt động trên khắp đất nước và có quan hệ đại lý với trên 700 ngân hàng đại lý trên khắp toàn cầu. Lãnh đạo NHCTVN cũng rất chú ý tới yếu tố kinh doanh ở các lãnh thổ, khu vực khác nhau, để có triết lý kinh doanh cho phù hợp. Ví dụ như triết lý kinh doanh của NHCTVN chi nhánh Hoàn Kiếm ngoài có triết lý kinh doanh chung của NHCTVN thì còn có thêm triết lý: “Sự thành công của khách hàng là sự thành công của NHCT Hoàn Kiếm” và NHCT Hoàn

Kiếm đặc biệt chú trọng vào các doanh nghiệp vừa và nhỏ vì đây là địa bàn quy tụ nhiều nhiều gia đình và doanh nghiệp có tiềm năng kinh tế khá muốn mở rộng hoạt động kinh doanh; đây cũng là khu vực có lượng khách du lịch quốc tế tăng mạnh. Còn tại sở giao dịch II – NHCTVN hoạt động ở địa bàn TP.HCM một điaj bàn có quy mô rộng lớn nên ngoài việc có triết lý kinh doanh tương đồng với triết lý kinh doanh của NHCTVN chi nhánh này còn đặt ra triết lý kinh doanh cụ thể hơn. Sở giao dịch II – NHCTVN quy định các mục tiêu cụ thể của tầm nhìn chiến lược và sứ mệnh như sau:

-> Xây dựng SỞ GIAO DỊCH II – NHCTVN trở thành ngân hàng đa năng, chuyển dịch mạnh cơ cấu kinh doanh. Kết hợp giữa buôn bán lẻ, trong đó phát triển mạnh nghiệp vụ ngân hàng bán lẻ có tính cạnh tranh cao. Tiếp tục giữ vững thị phần tín dụng đi đôi với cơ cấu lại danh mục tín dụng, đầu tư cho các khách hàng và ngành hàng có triển vọng phát triển.

-> Phát triển thị phần tín dụng: trở thành một trong các NHTM đi đầu trong phát triển các sản phẩm thẻ, chuyển tiền du học, chuyển kiều hối, cho thuê két sắt… với sản phẩm đa dạng, giá trị tăng vượt bậc, chất lượng dịch vụ hoàn hảo, tạo cạnh tranh, thương hiệu và bản sắc riêng.

-> Trở thành Ngân hàng có trình độ khoa học công nghệ hiện đại, khai thác hiệu quả công nghệ mới trong hoạt động quản lý và kinh doanh, ứng dụng và cung ứng nhiều dịch vụ ngân hàng điện tử hiện đại cho khách hàng.

-> Hình thành mạng lưới ngân hàng và mạng lưới khách hàng để phục vụ khách hàng tiện lợi và hiệu quả nhất.

Bên cạnh đó, doanh nghiệp chúng ta khi xây dựng triết lý cho mình còn chịu ảnh hưởng của yếu tố lịch sử tư tưởng dân tộc để lại. Và triết lý đó sẽ thành công hơn nếu biết phát huy bản sắc dân tộc.

Việt Nam tự hào có một nền văn hóa lâu đời với truyền thống tốt đẹp, đó là lòng yêu nước nồng nàn, tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái, tình

cảm gia đình... Đặc biệt trong kinh doanh, mặc dù, nước ta phát triển nền kinh tế hàng hóa chưa lâu nhưng cũng đã tạo lên nét chúng ta có tinh thần không ngại khó ngại khổ, ham học hỏi, sáng tạo, tự tin hơn. Những yếu tố này sẽ ảnh hưởng tới triết lý doanh nghiệp. Ban lãnh đạo của NHCTVN khẳng định sẽ biến những nét đẹp của văn hóa truyền thống Việt Nam vào văn hóa của NHCTVN nhằm phát huy hiệu quả hoạt động kinh doanh và lao động sản xuất, Ngân hàng sẽ đưa ra một chiến lược “dài hơi” về văn hóa Việt Nam trong triết lý kinh doanh của Ngân hàng.

- Môi trường quốc tế.

Trong điều kiện các nền kinh tế thế giới thâm nhập lẫn nhau ngày càng sâu rộng, diễn ra quá trình liên kết giữa các ngân hàng trong phạm vi quốc gia và thế giới, các ngân hàng sử dụng nhiều hình thức và phương pháp thích ứng với cơ cấu kiểm soát để vươn ra thị trường thế giới như thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện, sử dụng hình thức kinh doanh chung… Quá trình quốc tế hoá ngân hàng được đẩy nhanh bởi quá trình cải cách pháp luật, đổi mới hệ thống điều tiết trong nước và sự kiểm tra quốc tế đối với hệ thống ngân hàng. Cho nên triết lý kinh doanh của NHCTVN cũng cần phải xem xét đến yếu tố này để phù hợp với chuẩn chung của hoạt động ngân hàng quốc tế đã phát triển từ lâu đời mà vẫn giữ được bản sắc riêng của mình.

2.3.2.2. Môi trường trực tiếp.

- Khách hàng

Ngân hàng bán lẻ là xu hướng tất yếu của các NHTM trên thế giới cũng như Việt Nam. Đối với Việt Nam, điều này xuất phát từ nhiều lý do như: cạnh tranh về mặt dịch vụ tài chính ngày càng mạnh mẽ trong nước, ngày càng có nhiều tổ chức phi tài chính tham gia vào lĩnh vực này, đây là một thị trường còn bỏ ngỏ ở một đất nước đông dân, có khả năng phát triển cao trong năm tới, tiêu dùng dân cư có tiềm năng tăng trưởng cao và sự đa

dạng hoá về hoạt động kinh doanh ngày càng mạnh mẽ. Chính vì vậy, nhiều NHTMCP Việt Nam xác định chiến lược hoạt động của mình là hoạt động bán lẻ, hướng tới khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ trong việc chuyển sang ngân hàng đa năng (ACB, TechcomBank…) Các NHTMNN cũng đã xác định thị trường bán lẻ trong cơ cấu lại ngân hàng, cổ phần hoá ngân hàng sau năm 2010. Theo nhận định chung, sau năm 2015, thị trường bán lẻ sẽ là thị trường chủ đạo mà các ngân hàng nước ngoài sẽ khai thác mạnh khi đã đặt chân vững chãi tại thị trường Việt Nam. Như vậy, tầm nhìn chiến lược, nhận thức về dịch vụ ngân hàng bán lẻ đã hình thành mà hầu hết các ngân hàng trong nước đều đi theo để phục vụ đối tượng hơn 82 triệu dân. Nhận thức về chiến lược phục vụ ngân hàng bán lẻ không chỉ đơn thuần là phát triển riêng lẻ hoặc phát triển đại trà các sản phẩm dịch vụ, mà nó là cả chiến lược lâu dài, làm thay đổi toàn bộ cơ cấu tổ chức, sử dụng và đào tạo, nhân lực, công nghệ… Khả năng bán lẻ phụ thuộc vào tầm nhìn dài hạn, tổng quát và kiên định của từng hệ thống ngân hàng, vào sự quyết tâm thực hiện chiến lược. Việc này tác động tới việc xây dựng chiến lược kinh doanh và ảnh hưởng tới triết lý kinh doanh của ngân hàng.

Theo thống kê gần đây, 97% doanh nghiệp Việt Nam trong số hơn 113000 doanh nghiệp là doanh nghiệp vừa và nhỏ, khoảng 80% số vốn hoạt động là vốn vay ngân hàng. Do đó, khi hoạch định chiến lược phát triển NHCTVN đặc biệt phải chú ý tới đối tượng khách hàng doanh nghiệp này và có những chính sách thu hút bằng triết lý kinh doanh có hiệu hiệu quả.

- Đối thủ cạnh tranh

Các ngân hàng trong nền kinh tế thị trường, dưới góc độ kinh tế, cũng chỉ là các doanh nghiệp kinh doanh với mục tiêu cuối cùng là lợi nhuận. Để tồn tại và phát triển các ngân hàng này cũng phải cạnh tranh với nhau. Kể từ

khi được tách ra khỏi Ngân hàng Nhà nước vào năm 1988, NHCTVN đã không ngừng lớn mạnh.

Gia nhập WTO, mở cửa thị trường dịch vụ ngân hàng có nghĩa là các ngân hàng sẽ bước vào một “sân chơi” hoàn toàn mới. Ở sân chơi quốc tế này, luật chơi công bằng hơn. Sự cạnh tranh diễn ra gay gắt hơn. Đặc biệt, trong giai đoạn mà ngành ngân hàng đang phát triển nóng tại Việt Nam thì sự cạnh tranh ngày càng mạnh mẽ hơn. Các ngân hàng trong nước nói chung đều đã xây dựng được triết lý kinh doanh cho mình rất rõ ràng. Các NHTMCP như MpBank, Vpbank… đã xây dựng triết lý kinh doanh cho mình rất tốt. Logo của VPBank nổi bật với hai màu xanh đậm và đỏ tươi. Trong ý nghĩa truyền thống, màu xanh tượng trưng cho sự trù phú, sinh sôi, thịnh vượng còn màu đỏ tượng trưng cho sự mạnh mẽ, sự nổi bật và sự thành công. Hai vòng cung màu xanh trên biểu tượng VPBank thể hiện sự luân chuyển liên tục của dòng tiền, tạo cảm giác về sự thuận lợi, trôi chảy, hứa hẹn một sự phát triển trong tầm tay. Vòng cung cũng thể hiện mối quan hệ khăng khít, bền chặt giữa VPBank và khách hàng. Màu đỏ tươi giữa hai vòng cung tạo điểm nhấn thị giác, tạo sự nổi bật cho logo VPBank dù ở bất kỳ nơi nào. Nhìn tổng thể, nó đem đến cho khách hàng cảm nhận về sự bền vững, niềm tin tưởng vững chắc vào thành công của VPBank và những gì gắn với VPBank. Lựa chọn 2 màu xanh – đỏ muốn khẳng định với khách hàng: Gửi tiền vào VPBank, đồng tiền của khách hàng sẽ sinh sôi nảy nở, đồng vốn của VPBank sẽ đem LỘC đến cho cá nhân và doanh nghiệp. Nói cách khác VPBank đem đến sự thành công và thịnh vượng. Các ngân hàng mới thành lập cũng có triết lý kinh doanh cho mình như FPTBank, ABBank… Sự cạnh tranh này đòi hỏi NHCTVN phải xây dựng triết lý kinh doanh của mình sao cho thu hút được khách hàng, khẳng định thương hiệu, nét đặc sắc riêng, khẳng định sự mạnh mẽ trước các đối thủ cạnh tranh của mình.

- Nhà phân phối

Hoạt động của ngân hàng tiếp xúc với khách hàng chủ yếu là thông qua trụ sở hoạt động, các chi nhánh đặt tại địa điểm khác nhau và hợp tác với nước ngoài thường thông qua ngân hàng đại lý. Do đó, nhà phân phối của NHCTVN chính là các chi nhánh hoạt động. Các chi nhánh này chịu sự chi phối của trụ sở chính nhưng có vai trò vô cùng quan trọng và là mắt xích không thể thiếu trong hoạt động của ngân hàng. Ở mỗi chi nhánh hoạt động đặt ở một địa điểm khách nhau nên đặc điểm về khách hàng, về văn hóa, về môi trường kinh tế xã hội khác nhau nên mỗi chi nhánh lại có những hoạt động riêng của mình để kinh doanh thu hút khách hàng. Vì vậy, ngoài việc tuân thủ chung triết lý kinh doanh, thương hiệu, cách bài trí thiết kế không gian làm việc giống như quy định chung của NHCTVN thì các chi nhánh trong giới hạn đã được xem xét và chấp nhận của cấp trên có thể đưa ra triết lý kinh doanh riêng cho chi nhánh mình để thu hút khách hàng hiệu quả.

Một phần của tài liệu Xây dựng triết lý kinh doanh của Ngân hàng Công thương Việt Nam trong thời kỳ hội nhập (Trang 49 - 55)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(88 trang)
w