Việc sản xuất được phân thành 4 tổ để thuận lợi cho việc quản lý xuất. 4 tổ sản xuất là: tổ Hộp kính, tổ Cắt hàn, tổ Phụ kiện, tổ Hoàn thiện. Việc quản lý chất lượng các tổ này do phòng quản lý chất lượng đảm nhiệm. Mỗi tổ do 2 nhân viên thuộc phòng quản lý chất lượng đảm nhiệm. Để tận dụng được máy móc và đảm bảo đúng tiến độ sản xuất nên việc sản xuất được tiến hành thành 2 ca. Mỗi nhân viên quản lý chất lượng trong 1 tổ sẽ đảm nhận 1 ca để đảm bảo kiểm soát đầy đủ chát lượng sản phẩm. Việc kiếm soát chất lượng sản phẩm từng tổ như sau:
- Tổ Hộp kính: Yêu cầu đối với nhân viên quản lý chất lượng trong tổ này là phải tốt nghiệp trung cấp trở lên hoặc có 1 năm kinh nghiệm thực tế trong công việc tại nhà máy. Nhân viên phải nhanh nhẹn, nắm bắt công việc tốt và sử dụng tốt các dụng cụ đo, công cụ thống kê. Chỉ tiêu kiểm tra là kích thước kính, hộp kính sai số cho phép là + 2mm, ngoại quan không có vết xước, nứt, bề mặt sạch bóng, bên trong không có bọt khí hay gợn sóng. Tần xuất kiểm
tra: Đối với công nhân thao tác trực tiếp thì kiểm tra 100% các hạng mục theo tiêu chuẩn, còn nhân viên QC kiểm tra ghi kết quả 10 mẫu/ca, nếu số lượng sản xuất trong ca ít hơn 20 tấm thì chỉ cần kiểm tra 5 mẫu/ca. Kiểm tra sử dụng thước dây, thước là có độ chính xác 0,5~1mm. Khi phát hiện ra lỗi ở tổ này nhân viên QC phải đưa ra biện pháp khắc phục, nhắc nhở công nhân trong tổ. Nếu lỗi nghiêm trọng phải lập biên bản và báo cáo tới trưởng phòng. Đồng thời cũng phải tìm hiểu công nghệ, đưa ra sáng kiến cải tiến nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm và giảm tỷ lệ lỗi.
- Tổ Cắt hàn: Nhân viên QC trong tổ này cũng phải đáp ứng được các yêu cầu sau: Tốt nghiệp trung cấp chở lên hoặc có 1 năm kinh nghiệm trong công việc này tại nhà máy.Nhanh nhẹn, nắm bắt công việc tốt. Có khả năng sử dụng tốt các dụng cụ đo, công cụ thống kê trong kiểm soát chất lượng. Các chỉ tiêu kiểm tra là nhiệt độ hàn 240~250°C, áp lực gá kẹp là 5~7 Pa, áp lực hàn 6 ~7 Pa, thời gian gia nhiệt 25~35s. Yêu cầu đối với đường hàn là độ sâu mối hàn trên bề mặt max là 0,5mm, còn độ rộng max là 2~3mm. Yêu cầu về ngoại quan là đường hàn phải đảm bảo bề mặt nhẵn sạch không có bavia, mối hàn chắc không có vết nứt vỡ, bị rỗ, chuyển mầu khi quan sát. Độ chênh lệch của 2 đường chéo < 2mm. Tần xuất kiểm tra đối với công nhân trực tiếp làm là 100% các hạng mục về ngoại quan, còn với nhân viên QC thì kiểm tra 5 mẫu/ca và ghi kết quả vào phiếu kiểm tra chất lượng. Dụng cụ sử dụng để kiểm tra là thước dây và thước là có độ chính xác 0,5~1mm. Ngoài ra nhân viên QC phải hướng dẫn cho nhân viên mới nếu có về các tiêu chuẩn, cách sử dụng máy trong công đoạn hàn, đồng thời thực hiện công tác phòng ngừa để nâng cao chất lượng sản phẩm. Đối với lỗi nghiêm trọng khi phát sinh thì phải ngay lập tức lập biên bản và báo cáo cho trưởng phòng để xử lý.
- Tổ Phụ kiện: Yêu cầu đối với nhân viên QC trong tổ này là tốt nghiệp trung cấp trở lên hoặc có 2 năm kinh nghiệm thực tế trong công việc tại nhà
máy, đồng thời phải nhanh nhẹn, tự chủ, nắm bắt công việc tốt, sử dụng tốt các dụng cụ đo và công cụ thống kê trong kiểm soát chất lượng. Các chỉ tiêu kiểm tra là:
+ Kích thước thanh profile sau khi cắt sai số cho phép so với thiết kế là + 1mm đối với khung và – 1mm đối với cánh.
+ Thép gia cường sai số cho phép đối với kích thước thiết kế là – 15mm. + Cắt đố sai số cho phép là + 0,5mm.
+ Khoan lỗ thoát nước mưa: Vị trí khoan lỗ cách 2 đầu thanh profile 50~200mm. Kích thước là rộng X dài tương ứng 5X(25~30)mm.
+ Bắt vít liên kết: Vị trí bắt vít cách 2 đầu thanh profile 70~100mm, khoảng cách giữa 2 vít liên tiếp 300~400mm.
+ Ngoại quan: Thanh profile không có vết xước qua lớp nylong bảo vệ, không cong vênh, không có bavia.
Tần xuất kiểm tra là công nhân tại vị trí làm việc kiểm tra 100% các hạng mục về ngoại quan, còn nhân viên QC kiểm tra 5 mẫu/ca và ghi kết quả váo phiếu kiểm tra chất lượng. Dụng cụ sử dụng để kiểm tra là thước dây, thước là có độ chính xác 0,5~1mm. Ngoài ra nhân viên QC còn có nhiệm vụ khắc phục phòng ngừa để giảm tỷ lệ lỗi, đồng thời nghiên cứu đưa ra sáng kiến cải tiến để nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm tỷ lệ lỗi. Đối với sự cố nghiêm trọng phải báo cáo cho trưởng phòng để cùng giải quyết.
- Tổ Hoàn thiện: Nhân viên QC trong tổ này phải đáp ứng được các yêu cầu sau: Tốt nghiệp trung cấp trở lên hoặc có 2 năm kinh nghiệm trong công việc tại nhà máy, nhanh nhẹn, tự chủ, nắm bắt công việc tốt, đồng thời co khả năng sử dụng tốt các dụng cụ đo, công cụ thống kê trong kiểm soát chất lượng. Nhân viên QC có nhiệm vụ giám sát thao tác của công nhân và nhắc nhở khi họ làm sai, thực hiện công tác phòng ngừa giảm tỷ lệ lỗi đồng thời tìm hiểu công nghệ và nghiên cứu đưa ra sáng kiến cải tiến. Các chỉ tiêu kiểm tra là:
+ Về trạng thái: Bản lề khi đóng mở phải nhẹ nhàng, không có tiếng động. Chiều tay nắm đúng hướng thiết kế, đủ Khóa và Phụ kiện.
+ Về ngọai quan: Bề mặt profile không xước bẩn. Kính không xước, gợn sóng, bẩn. Gioăng nẹp kín, gắn chắc.
+ Về kích thước: Phần kích thước chồng khít lên nhau giữa khung và cánh 8+ 0,5mm. Độ cao của cánh sau khi đóng so với khung 16,5 + 0,5mm. Sai số cho phép của khung so với thiết kế là + 1mm. Sai số cho phép của cánh so với kích thước thiết kế: - 1mm. Khe hở đố max là 0,5mm.
Tần xuất kiểm tra: Nhân viên QC kiểm tra 100% theo các tiêu chí trên trước khi nhập kho và ghi kết quả vào báo cáo kiểm tra chất lượng. Dụng cụ kiểm tra là thước dây, thước là có độ chính xác 0,5~1mm. Khi nhân viên QC phát hiện ra lỗi nghiêm trọng thì phải lập biên bản và báo cáo ngay lập tức cho trưởng phòng để kịp thời khắc phục.
Việc kiểm soát chất lượng sản xuất như trên đã phát huy được hiệu quả trong quá trình sản xuất làm giảm tỷ lệ lỗi, kịp thời khắc phục các lỗi phát sinh nâng cao chất lượng của sản phẩm đáp ứng được các yêu cầu về chất lượng của sản phẩm. Tuy nhiên việc quản lý chất lượng vẫn còn khá nhiều hạn chế, trình độ, kỹ năng, thao tác của công nhân còn chưa chuẩn. Mặt khác do khối lượng công việc nhiều nên nhân viên QC chưa bao quát hết được. Khi nhà máy nhập nguyên vật liệu phục vụ cho sản xuất thì nhân viên QC sẽ phải ra để kiểm tra nguyên vật liệu do đó việc kiểm soát chất lượng ở tổ sản xuất sẽ tạm thời bị bỏ trống, điều này ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm do không kiểm soát chặt để lọt lỗi. Qua phần thực trạng sản xuất ở phần 2.3.2 ta có thể thấy tỉ lệ lỗi mắc phải năm 2007 cao hơn năm 2006. Năm 2007 tỉ lệ lỗi trung bình là 14,3% còn năm 2006 là 8,6%. Nguyên nhân là năm 2007 quy mô của nhà máy tăng thêm, đông công nhân hơn, tay nghề của công nhân mới chưa cao, thao tác còn chưa chuẩn trong khi bộ phận kiểm tra chất lượng vẫn
không có thêm nhân lực, lượng sản phẩm sản xuất ra nhiều nên việc bao quát sản xuất kém hơn dẫn đến mắc nhiều lỗi hơn.