Quản lý chất lượng máy móc thiết bị

Một phần của tài liệu Thực trạng công tác quản lý chất lượng tại Nhà máy I của Công ty cổ phần Cửa sổ nhựa châu âu (Trang 50 - 54)

Công ty có hệ thống dây chuyền máy móc hiện đại nhập khẩu từ các hãng nổi tiếng trên thế giới như URBAN và FRIZ của Đức, MACOTEC và PERTICI của Italy. Để đảm bảo dây chuyền, máy móc, thiết bị luôn luôn trong tình trạng tốt, kéo dài tuổi thọ nhằm duy trì sự ổn định hoạt động sản

xuất kinh doanh của công ty thì đòi hỏi phải quản lý chất lượng máy móc thiết bị này tốt. Vì vậy công ty đã ban hành ra quy trình quản lý máy móc thiết bị để thuận lợi cho việc quản lý chất lượng máy móc thiết bị.

Hình 3.7: Sơ đồ quy trình quản lý thiết bị.

Trách nhiệm Các bước thực hiện

- Phụ trách bộ phận sử dụng. - Bộ phận bảo dưỡng. - Phòng quản trị kinh doanh. - Đại diện lãnh đạo công ty.

Nhận thiết bị Lập hồ sơ lý lịch thiết bị

Kiểm tra bảo dưỡng định kỳ

Báo cáo sự cố

Xác định nguyên nhân

Thực hiện biện pháp xử lý

- Người được phân công. - Bộ phận bảo dưỡng.

- Người được phân công. - Bộ phận bảo dưỡng.

- Người vận hành thiết bị - Phụ trách bộ phận sử dụng

- Người được phân công.

- Người được phân công. - Phụ trách bộ phận sử dụng. - Bộ phận bảo dưỡng. - Đại diện lãnh đạo công ty. - Người được phân công.

Nguồn: QT.18 – ISO 9001 – 2000 – Eurowindow.

Khi thiết bị mới nhập về, bộ phận sử dụng và bộ phận bảo dưỡng xem xét đánh giá thiết bị đó trên cơ sở hợp đồng, và các yêu cầu kỹ thuật kèm theo khác. Yêu cầu thiết bị khi nhận phải kèm theo ít nhất 1 bản hướng dẫn vận hành và 1 catalog thiết bị. Sau khi nhận thiết bị, bộ phận sử dụng và bảo dưỡng xác lập danh mục quản lý các thiết bị thuộc phạm vi của mình để hai bên cùng thống nhất quản lý. Lập hồ sơ lý lịch cho thiết bị bao gồm:

+ Catalog máy.

+ Lý lịch máy: Bộ phận bảo dưỡng lập sổ lý lịch máy để theo dõi sử dụng thiết bị, ghi chép các hoạt động kiểm tra, bảo dưỡng định kỳ, đột xuất hay xử lý sự cố.

+ Các giấy tờ có liên quan.

+ Bộ phận bảo dưỡng lập danh mục các phụ tùng, linh kiện cần thay thế, dự phòng cho từng thiết bị.

+ Hướng dẫn vận hành thiết bị.

Để đảm bảo máy luôn luôn ở tình trạng tốt phải có kế hoạch bảo dưỡng định kỳ cụ thể. Kế hoạch bảo dưỡng định kỳ là:

+ Biểu tiêu chuẩn kiểm tra bảo dưỡng ngày: Căn cứ theo đặc điểm kỹ thuật của từng thiết bị, bộ phận bảo dưỡng lập biểu tiêu chuẩn kiểm tra bảo dưỡng thiết bị ngày, áp dụng cho bộ phận sản xuất và lập biểu mẫu để công nhân vận hành cập nhập kết quả bảo dưỡng.

+ Biểu tiêu chuẩn kiểm tra, bảo dưỡng định kỳ: Căn cứ theo hồ sơ lý lịch, theo đặc thù và thực tế sử dụng của thiết bị, bộ phận bảo dưỡng lập tiêu chuẩn kiểm tra, bảo dưỡng thiết bị, áp dụng cho bộ phận bảo dưỡng và lập biểu mẫu để nhân viên bảo dưỡng cập nhập kết quả kiểm tra bảo dưỡng.

+ Căn cứ theo các tiêu chuẩn kiểm tra, bảo dưỡng định kỳ, tính chất của từng thiết bị, yêu cầu sản xuất, bộ phận bảo dưỡng tiến hành lập kế hoạch kiểm tra, bảo dưỡng định kỳ các thiết bị tại nhà máy.

Trong trường hợp có sự cố bất thường xảy ra thì người vận hành phải báo cáo với người phụ trách, cấp trên trực tiếp của mình. Nếu mức độ sự cố là nhỏ và khả năng cho phép, bộ phận sử dụng có thể tự tiến hành xử lý sự cố, và sau khi xử lý xong phải cập nhập thông tin vào sổ theo dõi thiết bị để tiện quản lý. Còn nếu mức độ sự cố là lớn hoặc ngoài khả năng cho phép thì phải lập tức báo cáo với bộ phận bảo dưỡng để tìm cách giải quyết. Khi nhận báo cáo sự cố thì bộ phận bảo dưỡng phải nhanh tróng phân công người xuống bộ

phận phát sinh sự cố để điều tra nguyên nhân. Sau khi xác định được nguyên nhân người được phân công phải đưa ra biện pháp xử lý và tiến hành thực hiện xử lý. Sau khi xử lý xong sẽ chạy thử thiết bị. Nếu chạy thử không đạt yêu cầu thì phải tiến hành điều tra nguyên nhân và xử lý lại cho đến khi đạt yêu cầu thì thôi.

Khi có nhu cầu về cải tiến thiết bị, Phụ trách bộ phận sử dụng và bộ phận bảo dưỡng lập phiếu yêu cầu cải tiến và trình lên banh lãnh đạo để xem xét, phê duyệt. Nếu phiếu được duyệt sẽ tiến hành cài tiến sau đó báo cáo kết quả lên ban lãnh đạo xem xét.

Sau khi tiến hành xong việc kiểm tra, bảo dưỡng, sửa chữa, cải tiến thì người được phân công phải thực hiện việc lưu giữ kết quả, cũng như cập nhập các thông tin mới hay đã thay đổi và hồ sơ lý lịch thiết bị.

Với quy trình quản lý máy móc thiết bị trên đã giúp cho máy móc hoạt động tốt hơn và ổn định hơn. Kịp thời phát hiện ra các lỗi để có biện pháp khắc phục tránh ảnh hưởng đến sản xuất và chất lượng của sản phẩm. Đảm bảo quá trình sản xuất liên tục đáp ứng được tiến độ của các đơn hàng. Tuy nhiên do máy móc, thiết bị nhập khẩu từ nước ngoài nên việc kiểm tra bảo dưỡng cũng gặp khá nhiều khó khăn. Khi máy xảy ra trục trặc mất nhiều thời gian mới khắc phục được. Việc cải tiến máy móc gặp rất nhiều khó khăn do máy móc nhập từ nước ngoài, hiện đại, mặt khác trình độ của công nhân bảo dưỡng còn hạn chế do đó những cải tiến chỉ là rất nhỏ nhằm khắc phục những lỗi sản xuất. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Thực trạng công tác quản lý chất lượng tại Nhà máy I của Công ty cổ phần Cửa sổ nhựa châu âu (Trang 50 - 54)