Thực trạng chất lượng sản xuất

Một phần của tài liệu Thực trạng công tác quản lý chất lượng tại Nhà máy I của Công ty cổ phần Cửa sổ nhựa châu âu (Trang 41)

2.3.1. Chất lượng sản xuất năm 2006

Hình 3.2: Bảng tổng kết lỗi sản phẩm năm 2006.

Mục tiêu chất lượng 98% đạt lần 1

Tổ HK CH PK HT TB

Số lượng kiểm tra 18198 5677 17612 20612 15525

Số lượng lỗi 804 766 2247 1521 1335

Đạt lần 1 95,60% 86,50% 87,20% 92,60% 91,40%

Đánh giá NG NG NG NG NG

Nguồn: Báo cáo tổng kết lỗi năm 2006 - Eurowindow

Nguồn: Báo cáo tổng kết lỗi năm 2006 - Eurowindow

Qua báo cáo tổng kết lỗi năm 2006 ta có thể thấy các lỗi mắc phải ở các tổ vẫn cao chưa đạt được mục tiêu đặt ra. Cụ thể:

+ Tổ Hộp Kính: Đây là tổ mắc ít lỗi nhất, tỷ lệ lỗi chiếm 4,4% tổng số mẫu kiểm tra. Lỗi chính hay mắc phải của tổ này là Bẩn trong hộp kính 277 lỗi chiếm 34,5% tổng số lỗi, Lệch kính 113 lỗi chiếm 14%, Keo tràn hộp kính 96 lỗi chiếm 12%. Ngoài ra còn các lỗi khác cũng đáng kể như Xước kính 46 lỗi, Nan trang trí bẩn 42 lỗi, Lệch nan trang trí 35 lỗi…Nguyên nhân của lỗi Bẩn trong hộp kính là do khâu vệ sinh kém, chỉ khi nào lỗi xuất hiện nhiều mới vệ sinh. Nguyên nhân của lỗi lệch kính là do thao tác của công nhân chưa chuẩn, cũng có 1 phần nguyên nhân do máy móc.

+ Tổ Cắt hàn: Tổ này mắc nhiều lỗi nhất với tỷ lệ lỗi chiếm 13,5% tổng số mẫu kiểm tra. Lỗi chính hay mắc phải của tổ này là Chưa sạch đường hàn với 213 lỗi chiếm 27,8%, Thiếu lỗ thoát nước với 73 lỗi chiếm 9,5%, Đố dương 63 lỗi, Chưa bắt vít thép gia cường 55 lỗi, Ngoài ra còn các lỗi khác mắc phải cũng khá nhiều như Nứt góc hàn 35 lỗi, Chưa khoan lỗ thoát nước 30 lỗi… Nguyên nhân chính các lỗi của công đoạn này là do thao tác của người công nhân chưa chuẩn, ý thức còn kém, không kiểm tra kỹ sản phẩm đầu ra.

+ Tổ Phụ kiện: Tổ này cũng mắc phải lỗi nhiều, 12,8% tổng số mẫu kiểm tra. Trong đó lỗi chính là Chưa sạch đường hàn 363 lỗi chiếm 16% tổng số lỗi. Thiếu vít lắp phụ kiện 289 lỗi chiếm 13% tổng số lỗi, Lắp lệch đố 155 lỗi

chiếm 7%. Ngoài ra còn các lỗi khác như Thủng profile 117 lỗi, Thiếu phụ kiện kim khí 107 lỗi, Sai gioăng 99 lỗi…Nguyên nhân xảy ra lỗi chính là do công nhân mới trình độ tay nghề kém, ý thức trách nhiệm không cao, Tổ trường và nhân viên quản lý chất lượng chưa giám sát chặt trẽ và hướng dẫn công nhân khắc phục lỗi.

+Tổ Hoàn thiện: Tỷ lệ lỗi của tổ này là 8,6% tổng số mẫu kiểm tra. Các lỗi chính hay mắc phải là Chưa sạch đường hàn 190 lỗi chiềm 12,5%, Hở nẹp 98 lỗi, Xước kính 79 lỗi, Thủng profile 71 lỗi, Xệ cánh 60 lỗi, Xước profile 56 lỗi…Nguyên nhân của các lỗi này là do ý thức của công nhân kém, trình độ tay nghề chưa cao, vệ sinh kém

Tỷ lệ sản phẩm đạt sau kiểm tra lần 1 của năm 2006 trung bình là 91,4% trong khi mục tiêu đặt ra là 98%. Nguyên nhân của việc không đạt được mục tiêu là do đặt mục tiêu quá cao xo với năng lực của sản xuất, mặt khác nguồn nhân lực đặc biệt là công nhân có chất lượng chưa cao. Lỗi xử lý từ công đoạn trước chưa được xử lý triệt để nên vẫn còn đến công đoạn sau.

2.3.2. Chất lượng sản xuất năm 2007

Hình 3.4: Bảng tổng kết lỗi sản phẩm năm 2007.

Mục tiêu 95% đạt chất lượng kiểm tra lần1

Tổ HK CH PK HT TB

Số lượng kiểm tra 21930 14079 24037 27049 21774

Số lượng lỗi 1463 3649 4301 3024 3109

Đạt lần 1 93,30% 74,10% 82,10% 88,80% 85,70%

Đánh giá NG NG NG NG NG

Nguồn: Báo cáo tổng kết lỗi năm 2007 - Eurowindow

Nguồn: Báo cáo tổng kết lỗi năm 2007 - Eurowindow

Qua báo cáo tổng kết lỗi năm 2007 ta có thể thấy tỷ lệ lỗi mắc phải khá cao mặc dù đã hạ mục tiêu xuồng nhưng vẫn chưa đạt được mục tiêu. Cụ thể: + Tổ Hộp kính: Đây là tổ có tỷ lệ lỗi mắc phải ít nhất trong 4 tổ. Tỷ lệ lỗi mắc phải là 6,7% tổng số mẫu kiểm tra (21930 mẫu). Trong đó lỗi mắc nhiều nhất là Bẩn trong hộp kính với 532 lỗi chiểm 36% tổng số lỗi, lỗi Lệch kính 191 lỗi chiếm 13%, Xước kính 79 lỗi. Ngoài ra còn các lỗi khác mắc phải là Tràn keo 39 lỗi, Chưa mài vát cạnh 25 lỗi, Vỡ kính 18 lỗi…Nguyên nhân của 3 lỗi mắc nhiều nhất chủ yếu là do ý thức của công nhân kém, vệ sinh kém, tay nghề chưa cao. Đối với lỗi Lệch kính còn một phần nguyên nhân do máy móc.

+ Tổ Cắt hàn: Tổ này mắc nhiều lỗi nhất trong 4 tổ. Số lỗi là 3649 tương đương 25,9% tổng số mẫu kiểm tra. Lỗi chính hay mắc phải là Chưa sạch đường hàn với 743 lỗi chiếm 20% tổng số lỗi, thứ 2 là lỗi Sứt xước profile 270 lỗi chiềm 7,4%, Không bắt vít gia cường 105 lỗi, Phay lệch đố 95 lỗi, Đố dương 89 lỗi, Hàn lệch 81 lỗi, Lệch đường hàn 79 lỗi….Nguyên nhân chính của các lỗi này là do ý thức của công nhân kém, tay nghề chưa cao. Ngoài ra lỗi Chưa sạch đường hàn và Phay lệch đố còn có một phần nguyên nhân là do máy móc thiết bị xuống cấp, hoạt động không ổn định. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Tổ Phụ kiện: Tỷ lệ lỗi của tổ này cũng khá cao, 17,9% tổng số mẫu kiểm tra tương đương 4301 lỗi.Lỗi hay mắc phải của tổ này là Thiều vít phụ kiện kim khí với 442 lỗi chiếm 10% tổng số lỗi, lỗi Thiếu chi tiết phụ 374 lỗi

chiếm 8,7%, Lệch phụ kiện kim khí 287 lỗi, Lệch bản lề 198 lỗi, Lệch đố 196 lỗi, Đố hở 181 lỗi, Kênh bản lề 152 lỗi…Nguyên nhân chính của các lỗi này là do ý thức của công nhân kém, không kiểm tra kỹ sản phẩm đầu ra, trình độ tay nghề chưa cao.

+ Tổ Hoàn thiện: Số lỗi mắc phải của tổ này là 3024 lỗi tương đương 11,2% tổng số mẫu kiểm tra. Trong đó lỗi chính là Hụt nẹp 414 lỗi chiếm 13,7% tổng số lỗi, Vênh nẹp 164 lỗi chiếm 5,4%, Vỡ kính 160 lỗi, Nẹp dài 155 lỗi, Xước kính 152 lỗi, Côm gioăng 119 lỗi, Hụt gioăng 116 lỗi…Nguyên nhân của các lỗi này là do ký năng cắt nẹp của công nhân chưa tốt, đo đạc chưa chính xác, và máy móc xuống cấp.

Ta có thể thấy năm 2007 đã hạ mục tiêu xo với năm 2006 là 3% nhưng vẫn không đạt được mục tiêu đặt ra là 95% sản phẩm đạt chất lượng lần 1. Nguyên nhân chủ yếu của việc không đạt mục tiêu là nguyên nhân quá lớn xo với năng lực thực tế. Năm 2007 tỷ lễ lỗi bình quân là 14,3% còn cao hơn cả năm 2006 (8,6%). Nguyên nhân là do máy móc xuống cấp, ý thức và trình độ tay nghề của công nhân vẫn chưa cao.

2.4. Thực trạng công tác quản lý chất lượng tại nhà máy I của công ty cổ phần cửa sổ nhựa châu âu công ty cổ phần cửa sổ nhựa châu âu

Hiện nay nhà máy đang áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001- 2000. Hệ thống tài liệu của nhà máy để đáp ứng các tiêu chuẩn của ISO 9001 – 2000 gồm 22 tài liệu và vẫn đang được tiếp tục hoàn thành để đáp ứng tốt hơn cho công tác quản lý chất lượng và tuân thủ tốt hơn các yêu cầu cũng như nguyên tắc của hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001 – 2000. Hệ thống tài liệu là:

1. Sổ tay chất lượng. 2. Chính sách chất lượng. 3. Mục tiêu chất lượng.

4. Kế hoạch thực hiện mục tiêu chất lượng. 5. Quy định chức năng nhiệm vụ các đơn vị. 6. Quy trình kiểm soát tài liệu.

7. Quy trình kiểm soát hồ sơ. 8. Hướng dẫn quản lý công văn. 9. Qui trình xem xét của lãnh đạo.

10. Qui trình đánh giá chất lượng nội bộ.

11. Qui trình kiểm soát sản phẩm không phù hợp. 12. Qui trình hành động khắc phục, phong ngừa. 13. Qui trình đào tạo.

14. Qui trình tuyển dụng. 15.Qui trình bán hàng. 16. Qui trình quản lý đại lý.

17. Qui trình mua hàng trong nước. 18. Qui trình mua hàng nước ngoài. 19. Qui trình công nghệ sản xuất.

20. Qui trình kiểm soát chất lượng công đoạn. 21. Qui trính lắp đặt và dịch vụ khách hàng. 22. Quy trình quản lý thiết bị.

Chính sách chất lượng của công ty là:

1. Là nhà cung cấp các loại cửa cao cấp hàng đầu tại Việt Nam.

2. Đáp ứng tối đa nhu cầu của khách hàng bắng sản phẩm chất lượng cao, giá cả hợp lý và phong cách phục vụ chuyên nghiệp.

3. Con người là tài sản quan trọng nhất luôn được coi trọng, hợp tác, đoàn kết và cùng nhau phát triển.

5. Mọi cán bộ công nhân viên đều được đào tạo đảm bảo năng lực cần thiết để thực hiện công việc và cải tiến không ngừng.

Công ty cam kết cung cấp đầy đủ những nguồn lực cần thiết để đạt được chính sách chất lượng này.

2.4.1. Quản lý chất lượng nguồn nhân lực

Nguồn nhân lực luôn luôn là yếu tố quan trọng nhất quyết định sự tồn tại và phát triển của mỗi doanh nghiệp. Eurowindow cũng không nằm ngoài quy luật này. Nguồn nhân lực luôn được chú trọng ngay từ khâu tuyển dụng. Khi đã được tuyển vào công ty người công nhân còn được đào tạo để nâng cao tay nghề. Các nguyên tắc tuyển dụng là:

+ Tự nguyện, bình đẳng, dân chủ công khai.

+ Ưu tiên tuyển dụng người lao động có trình độ cao, nhiều kinh nghiệm và người lao động tại địa bàn của nhà máy.

Yêu cầu đối với người lao động khi tuyển dụng là:

+ Có lý lịch rõ ràng, ngoại hình dễ nhìn, sức khỏe tốt, tư cách công dân được bảo đảm.

+ Có bằng cấp trình độ chuyên môn nghiệp vụ phù hợp.

+ Có trình độ tin học và ngoại ngữ thỏa mãn yêu cầu tuyển dụng. + Hiểu biết về kinh tế, chính trị, văn hóa xã hội.

+ Tuổi đời không quá 50 với nam và 45 với nữ (trừ trường hợp do Chủ tịch hoặc TGĐ quyết định).

Người lao động để có thể được vào làm việc phải trải qua 3 vòng tuyển dụng: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Vòng 1 (Sơ tuyển): P.HCNS thực hiện sơ tuyển.Nhân viên tuyển dụng sẽ nghiên cứu và phân loại hồ sơ. Xem xét các văn bằng chứng chỉ, lý lịch xem có chính xác và phù hợp không. Sau đó sẽ tiếp xuc với ứng cử viên lần đầu để bổ sung những phần còn thiếu trong hồ sơ và phỏng vấn sơ tuyển.

+ Vòng 2 (Thi tuyển): P.HCNS tổ chức thi tuyển đối với các ứng viên đã qua vòng sơ tuyển. Đề thi do phòng chuyên môn ra và chấm. Sau đó P.HCNS sẽ tập hợp kết quả và báo cáo Chủ tịch hoặc TGĐ để quyết định danh sách vào vóng phỏng vấn.

+Vòng 3 (Phỏng vấn): Đơn vị có nhu cầu tuyển dụng và P.HCNS sẽ tổ chức phỏng vấn nhằm xem xét làn cuối xem người dự tuyển có thực sự đáp ứng được yêu cầu của công việc không. Hình thức phỏng vấn là trực tiếp. Yêu cầu khi phỏng vấn phải nghiêm túc, khách quan, chất lượng và nhanh gọn. Sau khi kết thúc P.HCNS sẽ lập kết quả báo cáo và trình lên Chủ tịch hoặc TGĐ phê duyệt. Đối với một số trường hợp đặc biệt hoặc cần thiết có thể thẩm tra thêm. Sau đó sẽ ra quyết định tuyển dụng.

Sau khi nhân viên được tuyển vào thì sẽ được công ty đào tạo. Có 3 hình thức đào tạo là đào tạo lúc mới nhận việc và đào tạo trong lúc đang làm việc, Đào tạo cho công việc tương lai:

* Đào tạo lúc mới nhận việc: Mục đích là giúp nhân viên làm quen với môi trường mới để họ làm việc hiệu quả hơn. Nội dung đào tạo là:

+ Lịch sử hình thành và phát triển, mục tiêu hoạt động, sản phẩm và dịch vụ của công ty.

+ Vai trò của chức danh mà nhân viên mới đảm nhận đối với công ty. + Các quy định, chính sách của công ty.

+ Cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty và các nhân viên khác. + Phân công chi tiết nhiệm vụ, trách nhiệm.

* Đào tạo trong lúc đang làm việc: Mục đích là để nâng cao trình độ nhân viên, thực hiện công việc tốt hơn. Hoặc đào tạo để làm công việc mới

* Đào tạo cho tương lai: Đào tạo những nhân viên được dự báo có khả năng phát triển tốt, găn bó lâu dài với công ty. Đào tạo chủ yếu về kỹ năng tư

duy và kỹ năng nhân sự. Phương pháp đào tạo là gửi đào tạo tại trường đại học, luân chuyển cương vị quản lý, gửi ra nước ngoài đào tạo.

Với quy trình tuyển dụng trên và chương trình đào tạo của công ty nguồn nhân lực luôn luôn được đáp ứng được cả về số lượng và chất lượng cho việc mở rộng quy mô và phát triển của công ty.

Hình 3.6: Bảng tình hình phát triển nguồn nhân lực của Eurowindow

Năm 2003 2004 2005 2006 6/2007 Chỉ tiêu Số lượ ng Tỷ trọn g (%) Số lượ ng Tỷ trọn g (%) Số lượ ng Tỷ trọn g (%) Số lượ ng Tỷ trọn g (%) Số lượ ng Tỷ trọn g (%) Số lao độn g LĐ trực tiếp 85 58 112 45 171 43 298 42 370 47 LĐ gián tiếp 62 42 138 55 229 57 416 58 415 53 Tổng số LĐ 147 100 250 100 400 100 714 100 785 100 Trung cấp CNK T 46 31 80 32 160 40 290 41 208 26 LĐ phổ thông 80 54 110 44 140 35 104 14 196 25 Tay ngh Bậc 1,2 122 97 180 95 265 88 335 85 305 87 Bậc 3 4 3 8 4 30 11 52 13 43 12

Bậc 4 _ _ 2 1 5 1 7 2 2 1 Tổng

số LĐ xếp

bậc 126 100 190 100 300 100 394 100 350 100

Nguồn: Phòng hành chính nhân sự công ty Eurowindow

Nhân sự của công ty luôn luôn tăng qua các năm do công ty liên tục mở rộng quy mô để đáp ứng ngày một tốt hơn nhu cầu của thị trường. Ta thấy tỉ trọng lao động gián tiếp của công ty liên tục tăng và cao hơn tỷ trọng lao động gián tiếp cho thấy chất lượng lao động ngày càng cao, sử dụng lao động trí óc ngày càng nhiều hơn. Trình độ của lao động mức Đại học, Cao đẳng cũng liên tục tăng cho thây chất lượng của lao động ngày càng cao. Công ty còn thường xuyên tổ chức các cuộc thi đê nâng cao trình độ tay nghề công nhân, khuyến khích công nhân phát huy năng lực của mình.

Việc đào tạo lao động của công ty cũng được chú trọng và đầu tư rất nhiều. Năm 2006 công ty đã mở lớp đào tạo về văn hóa doanh nghiệp và giao tiếp cho các vị trí trưởng phòng tại trung tâm Tâm Việt nhằm nâng cao năng lực, kỹ năng của vị trí này. Đặc biệt công ty còn mời chuyên gia người Nhật đến đào tạo về phương pháp nâng cao và cải tiến chất lượng (phương pháp 5S và Kaizen) cho phòng quản lý chất lượng. Sau khi nắm bắt được phòng quản lý chất lượng đã nhân rộng, đào tạo lại cho các phòng ban khác để phát huy tối đa hiệu quả của phương pháp này.

2.4.2. Quản lý chất lượng máy móc thiết bị

Công ty có hệ thống dây chuyền máy móc hiện đại nhập khẩu từ các hãng nổi tiếng trên thế giới như URBAN và FRIZ của Đức, MACOTEC và PERTICI của Italy. Để đảm bảo dây chuyền, máy móc, thiết bị luôn luôn trong tình trạng tốt, kéo dài tuổi thọ nhằm duy trì sự ổn định hoạt động sản

xuất kinh doanh của công ty thì đòi hỏi phải quản lý chất lượng máy móc thiết bị này tốt. Vì vậy công ty đã ban hành ra quy trình quản lý máy móc thiết bị để thuận lợi cho việc quản lý chất lượng máy móc thiết bị.

Hình 3.7: Sơ đồ quy trình quản lý thiết bị.

Trách nhiệm Các bước thực hiện

- Phụ trách bộ phận sử dụng.

Một phần của tài liệu Thực trạng công tác quản lý chất lượng tại Nhà máy I của Công ty cổ phần Cửa sổ nhựa châu âu (Trang 41)