CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1 Kết Luận

Một phần của tài liệu Nhu cầu vay vốn và đánh giá hiệu quả sử dụng vốn vay của nông hộ tại Huyện Cờ Đỏ, thành phố Cần Thơ (Trang 71 - 73)

Tư chấtTình trạng

CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1 Kết Luận

5.1 Kết Luận

Đề tài này tập trung nghiên cứu nhu cầu vay vốn trong hoạt động sản xuất hộ nông nghiệp, cụ thể là hộ trồng lúa và các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn vay của nông hộ.

Bộ số liệu sử dụng trong đề tài này là từ nguồn Điều tra tình hình vay vốn của hộ trồng lúa trong năm 2008 và 2009 dùng làm cơ sở để phân tích chính và có sử dụng số liệu điều tra ở huyện để khảo sát thêm kết quả.

Qua kết quả nghiên cứu xin đưa ra một số kết luận sau:

Hộ sản xuất nông nghiệp, cụ thể là hộ trồng lúa đều có nhu cầu sử dụng nguồn vốn vay từ Ngân hàng, nguồn vốn này chiếm một phần hoặc hoàn toàn là vốn phục vụ cho hoạt động sản xuất. Vì thế vốn vay là một phần quan trọng trong sản xuất nông nghiệp hiện nay của nông dân tại huyện Cờ Đỏ.

Đa số nông hộ vay vốn sử dụng đúng mục đích vay vốn đó là phục vụ cho việc trồng lúa. Do được hỗ trợ vốn từ Ngân hàng nên hoạt động sản xuất của họ tương đối thuận lợi và có thể mở rộng sản xuất hơn vì thế tổng thu nhập của họ cao hơn, đời sống nông dân tại Huyện đã được cải thiện hơn so với trước đây.

Theo mô hình Logit thì diện tích đất, tuổi của chủ hộ và tỷ lệ người phụ thuộc có ảnh hưởng đến khả năng vay vốn của nông hộ. Ngoài ra theo mô hình Tobit thì có thêm các biến tổng tài sản, thu nhập và chi tiêu của nông hộ ảnh hưởng đến ngoài vốn vay. Nhìn chung nông hộ muốn vay vốn thì phải có diện tích đất tương đối đồng thời chủ hộ phải chứng minh được khả năng và tài chính của bản thân để nhận được sự chấp thuận của Ngân hàng. Phần lớn những hộ có diện tích đất nhiều, đồng thời chủ hộ là người có năng lực, uy tín thì luôn nhận được sự tin tưởng của Ngân hàng vì thế khả năng tiếp cận nguồn vốn vay là tương đối dễ dàng. Và hộ cũng đã sử dụng có hiệu quả nguồn vốn đó góp phần gia tăng thu nhập cho bản thân.

Hiệu quả sử dụng vốn vay chủ yếu ảnh hưởng từ tổng nguồn vốn vay, trình độ học vấn của chủ hộ và tỷ lệ vốn sử dụng cho sản xuất. Nếu một trong những yếu tố

trong sử dụng vốn và tổng nguồn lao động sản xuất là tỷ lệ nghịch với việc sử dụng vốn vay, rủi ro càng cao thì hiệu quả sử dụng vốn càng thấp. Vì vậy nông hộ cần có sự hướng dẫn và giúp đỡ từ cán bộ tín dụng và chính quyền địa phương trong việc sử dụng nguồn vốn vay.

Tín dụng tạo cơ hội cho người nông dân hướng đến sản xuất hàng hoá nhờ đó đóng góp đáng kể vào phát triển nông nghiệp. Nguồn tín dụng lớn hơn với thời hạn dài hơn sẽ giúp người nông dân mua đủ lượng đầu vào cần thiết để nâng cao sản lượng, thay đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế cao và có điều kiện sử dụng kỹ thuật tiên tiến hơn. Tiếp cận hơn nữa đến tín dụng sẽ thúc đẩy được ngành công nghiệp sản xuất và chế biến thực phẩm và một số các ngành công nghiệp và dịch vụ khác có liên quan đến nông thôn, như vậy tín dụng có thể góp phần thúc đẩy việc đa dạng hoá các hoạt động phi nông nghiệp, đa dạng sinh kế và đa dạng nguồn thu nhập cho nông dân.

5.2 Kiến Nghị

Qua kết quả nghiên cứu xin đưa ra một số kiến nghị sau:

Đối với chính quyền địa phương: do hoạt động tín dụng nông thôn vẫn chưa đạt hiệu quả nên chính quyền địa phương cần có vai trò nhất định. Ví dụ như làm cầu nối giữa nông dân và Ngân hàng, thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn nhằm nâng cao khả năng kỹ thuật, trình độ sản xuất của hộ nông nghiệp. Đứng ra bảo lãnh để nông dân được vay vốn sản xuất…

Hiện nay hệ thống cung cấp dịch vụ cho hộ nông dân như Hợp tác xã, nghiệp đoàn nông nghiệp… Hệ thống cung cấp dịch vụ đầu vào, đầu ra hiện nay cho sản xuất của hộ nông dân gần như phó mặc hoàn toàn cho hệ thống tư thương hoạt động. Những hộ nghèo phải vất vả mới vay được khoản tiền nhỏ với lãi xuất thấp ở các ngân hàng thì lại phải trả lãi cao khi mua giống, phân bón, vật tư nông nghiệp khác… ở các hộ tư thương làm dịch vụ đầu vào. Cuối cùng nỗ lực hỗ trợ của chính phủ cho hộ nghèo đã không đến được tay người nghèo mà lại rơi vào các hộ tư thương, khá giả. Chính điều này hệ thống tín dụng cần có những điều chỉnh: giảm chi phí trao đổi và giao dịch, mở rộng thị trường hàng hoá dịch vụ và phạm vi phân công lao động.

Đẩy mạnh quá trình thương mại hoá sản xuất nông nghiệp cũng như thay đổi cơ cấu nông nghiệp.

Hội phụ nữ cần liên hệ và kết hợp với Liên minh hợp tác xã, hoặc Hội nông dân Thành phố để thực hiện các hoạt động như dạy nghề, tập huấn kỹ năng quản lý kinh tế hộ và tín dụng qui mô nhỏ,... nhằm tạo việc làm như là một hình thức đa dạng hoá, đồng thời góp phần duy trì và phát triển đời sống người dân đặc biệt là phụ nữ của địa phương.

Đối với hệ thống Tín dụng Ngân hàng: cung cấp tín dụng được coi là công cụ chủ chốt nhằm phá vỡ vòng luẩn quẩn: thu nhập thấp – tiết kiệm ít - sản lượng thấp, đặc biệt là vùng nông thôn nơi mà phần lớn là những người nông dân có thu nhập thấp. Cung cấp tín dụng thường được thực hiện qua các chương trình đặc biệt với mục đích tạo việc làm và tăng mức thu nhập của người nghèo ở khu vực nông thôn.

Tín dụng, phát triển nông thôn và giảm đói nghèo có một mối quan hệ rất chặt chẽ. Tín dụng thúc đẩy phát triển nông thôn, giảm nghèo đói và đồng thời thu nhập người nghèo tăng lên sẽ làm cho hệ thống tài chính nông thôn phát triển hơn nhờ quá trình huy động tiết kiệm và cho vay trong hệ thống tín dụng nông thôn tăng lên.

Đối với những hộ sản xuất nói chung cần hình thành các tổ chức hợp tác nhằm tiếp cận nguồn vốn đa dạng và phong phú hơn thay vì sản xuất riêng lẻ; bởi vì, ngoài việc tiếp cận nguồn vốn từ hệ thống tín dụng chính thức, người dân có thể tiếp cận vốn thông qua các chương trình, dự án của các tổ chức quốc tế. Đây là nguồn vốn rất hữu ích, các dự án không những hỗ trợ nguồn vốn mà còn tập huấn kỹ thuật sản xuất, kiến thức kinh doanh, quản lý.

Một phần của tài liệu Nhu cầu vay vốn và đánh giá hiệu quả sử dụng vốn vay của nông hộ tại Huyện Cờ Đỏ, thành phố Cần Thơ (Trang 71 - 73)