Quỹ Tín dụng nhân dân

Một phần của tài liệu Nhu cầu vay vốn và đánh giá hiệu quả sử dụng vốn vay của nông hộ tại Huyện Cờ Đỏ, thành phố Cần Thơ (Trang 32 - 33)

CHƯƠNG 3: TỔNG QUAN ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU 3.1 Tổng quan địa bàn nghiên cứu

3.2.1.3 Quỹ Tín dụng nhân dân

Bên cạnh Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn và Ngân hàng chính sách xã hội, Quỹ tín dụng nhân dân cũng đóng một vai trò tích cực trong việc cung cấp nguồn tín dụng cho khu vực nông thôn. Quỹ tín dụng nhân dân là tổ chức tài chính do hộ nông dân thành lập và tự quản lý, có quy mô nhỏ và ở cấp xã. Các quỹ này hoạt động theo Luật các tổ chức tín dụng và Luật hợp tác xã.

Theo các báo cáo gần đây, mạng lưới Quỹ tín dụng nhân dân hiện nay chiếm khoảng 5% tổng tín dụng hiện hành của khu vực tài chính nông thôn chính thức và cho vay đến 6% các hộ nông thôn, trong đó 5% là các hộ nghèo.

Nguyên tắc hoạt động của Quỹ tín dụng nhân dân là huy động vốn để cho vay lại. Các quỹ này huy động nguồn vốn của người dân và sau đó cho vay đối với các thành viên khác. Thủ tục cho vay và nhận tiền gửi rất đơn giản và phù hợp với trình độ của người nông dân. Hơn nữa sự đa dạng hoá các sản phẩm tín dụng và tiết kiệm đã tạo ra nhiều sự lựa chọn khác nhau đối với các gia đình có thu nhập khác nhau. Quỹ tín dụng nhân dân có quan hệ gần gũi với với người nông dân trong làng xã hơn so với ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn và tham gia bảo hiểm tiền gửi. Tuy nhiên Quỹ tín dụng nhân dân cũng chưa huy động các khoản tiền gửi tiết kiệm nhỏ của hộ nghèo.

Hầu hết các khoản vay của quỹ có thời hạn từ 6-12 tháng, bất kể khối lượng khoản vay và bản chất đầu tư. Mục tiêu của khoản vay được đa dạng hoá với 60% khối lượng cho vay hiện hành phục vụ cho mục đích sản xuất nông nghiệp, 28% cho thương mại dịch vụ, 12% cho chế biến nông sản và nghề thủ công và 3% dành cho tiêu dùng (thanh toán viện phí, thuốc men, học phí,….) một xu thế được người dân địa phương đánh giá cao.

Quỹ tín dụng nhân dân áp dụng mức lãi suất khác nhau tuỳ thuộc vào từng vùng và thường cao hơn so với 1% của Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn. Mặc dù lãi suất cao hơn, nhu cầu khoản vay từ quỹ tín dụng nông dân vẫn giữ ở mức cao do thủ tục đơn giản, dịch vụ thuận tiện, và gần gũi với khách hàng. Có một điểm khác biệt là Quỹ tín dụng nhân dân không cho vay qua nhóm như Ngân hàng chính sách xã hội và Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn nhưng giữ mối

liên kết chặt chẽ với các tổ chức hành chính (như UBND) và xã hội (như Hội Liên hiệp Phụ nữ, Hội nông dân). Các Quỹ tín dụng nhân dân thực hiện một chức năng trung gian tài chính tích cực, tăng khả năng tiếp cận cho những người vay tiền và gửi tiền ở nông thôn tới các dịch vụ tài chính, tăng cường kỷ luật tín dụng và tiết kiệm.

Một phần của tài liệu Nhu cầu vay vốn và đánh giá hiệu quả sử dụng vốn vay của nông hộ tại Huyện Cờ Đỏ, thành phố Cần Thơ (Trang 32 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(75 trang)
w