0
Tải bản đầy đủ (.doc) (75 trang)

Mô hình Logit và kết quả đánh giá khả năng tiếp cận vốn

Một phần của tài liệu NHU CẦU VAY VỐN VÀ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN VAY CỦA NÔNG HỘ TẠI HUYỆN CỜ ĐỎ, THÀNH PHỐ CẦN THƠ (Trang 58 -60 )

Tư chấtTình trạng

4.2.2 Mô hình Logit và kết quả đánh giá khả năng tiếp cận vốn

Kết quả mô hình được xem xét trên từng biến. Hệ số Pseudo-R2 của mô hình là 0,311 là mức độ giải thích của các biến, có nghĩa là có 31% biến phụ thuộc được giải thích bởi các biến độc lập trong mô hình, còn lại 69% là các yếu tố khác chưa đưa vào nghiên cứu. Hệ số Pseudo-R2 chưa cao nhưng trong mô hình Logit, hệ số Pseudo-R2 không hoàn toàn giải thích cho sự phù hợp của mô hình, mà thường dùng để so sánh các mô hình với nhau, vì vậy ta cần xem xét mức độ giải thích chính xác (correctly classified) của mô hình thay cho giá trị R2

, khi nhận xét về sự phù hợp của các mô hình.

Trong mô hình này tỷ lệ dự đoán chính xác của mô hình là 79,33% cao hơn nhiều với R2, điều này nói lên rằng khả năng dự báo đúng của mô hình là rất cao.

Giá trị kiểm định Prob > χ2 = 0,0000 << 0,1 (mức ý nghĩa xử lý), vậy phương trình hồi qui có ý nghĩa.

Tuy nhiên, kết quả của các mô hình cho thấy là trong thực tế còn rất nhiều yếu tố khác ảnh hưởng khả năng tiếp cận vốn của nông hộ mà trong khuôn khổ số liệu không thể giải thích hết được, đây là hạn chế của nghiên cứu.

Bảng 4.22: Các yếu tố ảnh hưởng khả năng tiếp cận vốn của nông hộ theo Logit

Trình độ học vấn X6 0.009413 0.8780 Diện tích X7 0.000156 0.0000 Giới tính X10 0.518010 0.2900 Tuổi X11 0.054892 0.0020 Bằng khoán X12 -0.915148 0.3860 Tỉ lệ người phụ thuộc X13 -0.014490 0.0500 Thu nhập X15 -0.000006 0.3660 Chi tiêu X16 -0.000013 0.2120 Số quan sát: 208

Qua kết quả trên cho thấy có 3 biến độc lập (Diện tích, tuổi, Tỉ lệ người phụ thuộc) có ý nghĩa ở mức ý nghĩa từ 1-5%, và các biến như trình độ học vấn, giới tính, bằng khoán, thu nhập, chi tiêu thì không có ý nghĩa trong mô hình do giá trị P lớn (khoảng trên 21%)..

Trong kết quả hồi qui của mô hình Logit, các hệ số của hàm hồi qui không trực tiếp giải thích mối quan hệ giữa biến phụ thuộc và các biến độc lập, cho nên phải dùng hệ số tác động biên để giải thích sự thay đổi của các biến độc lập lên khả năng tiếp cận vốn. Cụ thể như sau:

Bảng 4.23 : Các yếu tố ảnh hưởng khả năng tiếp cận vốn của nông hộ theo Logit ( tác động biên)

Biến độc lập Ký hiệu Dy/dx (tác động biên) Giá trị P

Trình độ học vấn X6 0.0021722 0.8780 Diện tích X7 0.0000361 0.0000 Giới tính X10 0.1238414 0.3010 Tuổi X11 0.0126675 0.0020 Bằng khoán X12 -0.1783775 0.2770 Tỉ lệ người phụ thuộc X13 -0.0033440 0.0500 Thu nhập X15 -0.0000014 0.3670 Chi tiêu X16 -0.0000030 0.2100

Từ kết quả hồi qui thể hiện qua bảng trên, với α = 0,01 thì chỉ có các biến Diện tích đất, tuổi là biến có ý nghĩa vì giá trị P nhỏ hơn α = 0,01, với α = 0,05 thì chỉ có các biến tỉ lệ người phụ thuộc là biến có ý nghĩa vì giá trị P nhỏ hơn α = 0,05. Như vậy trong trường hợp này các biến ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng tiếp cận vốn là: Diện tích đất, tuổi, tỉ lệ người phụ thuộc. Điều này có nghĩa là khi ta cố định các nhân tố khác thì:

Nếu diện tích đất bình quân của hộ (X7) tăng thêm 1.000 m2 thì sẽ làm khả năng tiếp cận vốn tăng thêm 0,003% cho thấy qui mô đất càng lớn thì khả năng tiếp cận vốn tốt hơn. Thị trường tín dụng nông thôn thường sử dụng đất đai làm vật đảm bảo cho các khoản vay. Diện tích đất có được chấp nhận làm tài sản thế chấp hay không không phụ thuộc vào tổng diện tích đất mà còn phụ thuộc vào việc đất đó có hợp pháp hay không tức là phải có bằng khoán hay giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Từ đó cho thấy diê ̣n tích đất là mô ̣t trong nhữngnguyên nhân dẫn đến người sản xuất nông nghiệp có thể dễ dàng tiếp cận được nguồn vốn hay không, tuy nhiên, đất đai không đóng vai trò lớn trong việc này, điều này chứng minh qua hệ số tác động biên của biến đất đai là rất nhỏ.

Nếu tuổi của người chủ hộ (X11) tăng thêm 1 tuổi thì sẽ làm khả năng tiếp cận vốn tăng thêm 1,26 %. Theo đánh giá của phần lớn các tổ chức tín dụng thì chủ hộ còn trẻ thì chưa có nhiều kinh nghiệm và tổng tài sản chưa thật sự nhiều nên họ thường không tạo được niềm tin khi tiếp xúc với Ngân hàng. Các chủ hộ lớn tuổi thì khả năng tiếp cận nguồn vốn vay tương đối dễ dàng hơn.

Nếu tỉ lệ người phụ thuộc trong hộ (X13) tăng thêm 1 người thì sẽ làm khả năng tiếp cận vốn tăng giảm 0,33%. Nếu hộ có tỷ lệ người phụ thuộc cao tức là hộ có nhiều người phụ thuộc và do đó các khoản chi tiêu sinh hoạt hàng ngày hay các khoản chi phí sản xuất càng phụ thuộc vào các thành viên lao động có thu nhập. Các hộ có tỷ lệ phụ thuộc cao thì luôn cần nguồn tín dụng để trang trải cuộc sống gia đình, đây cũng là một trở ngại mà các tổ chức tín dụng xét đến khi cho vay. Các hộ này thường gặp khó khăn khi tiếp cận nguồn vốn vay

Một phần của tài liệu NHU CẦU VAY VỐN VÀ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN VAY CỦA NÔNG HỘ TẠI HUYỆN CỜ ĐỎ, THÀNH PHỐ CẦN THƠ (Trang 58 -60 )

×