CHƯƠNG 3: TỔNG QUAN ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU 3.1 Tổng quan địa bàn nghiên cứu
3.3 Kết quả hoạt động tín dụng sản xuất nông nghiệp
Ở Việt Nam chính phủ vừa là người điều tiết khu vực tài chính (thông qua Ngân hàng Trung ương) vừa tham gia tích cực vào lĩnh vực này (thông qua các ngân hàng thương mại nhà nước mà hiện đóng vai trò chi phối trong khu vực tài chính). Việc không tách bạch các vai trò này một cách rõ ràng đã tạo ra môi trường chính sách nhiều khi chưa phù hợp với sự phát triển bền vững của các trung gian tài chính.
Nhiều nghiên cứu và đánh giá cho thấy rằng khu vực nông thôn Việt nam có tiềm năng rất lớn về tiết kiệm, tuy nhiên các định chế tài chính chính thức và bán chính thức đều chưa quan tâm đến các khoản tiết kiệm nhỏ. Mặc dù có một mạng lưới rộng lớn Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn chưa có chiến lược huy động các khoản tiết kiệm nhỏ. Tiết kiệm chưa được kết hợp với tín dụng. Đối với Ngân hàng chính sách xã hội lãi suất cho vay ưu đãi thấp hơn lãi suất huy động và do đó ngân hàng không thể huy động tiết kiệm của dân chúng.
Cả Ngân hàng chính sách xã hội và Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn phần lớn chỉ cho vay để đầu tư sản xuất và do vậy vay tiêu dùng trong nhiều trường hợp phải dựa vào khu vực tư nhân. Đây chính là lý do tại sao nhiều hộ nghèo chấp nhận vay nặng lãi, đặc biệt họ thường vay để chi tiêu trong thời gian giáp hạt và phải chịu lãi suất cao hoặc bán lúa non. Hơn nữa việc hạn chế mục đích sử dụng khoản vay cho hoạt động kinh tế theo quy định đòi hỏi cơ chế giám sát- làm tăng thêm chi phí hoạt động của ngân hàng.
Năm 2008, trong bối cảnh tình hình kinh tế thế giới và trong nước có những biến động bất lợi, đặc biệt là khủng hoảng tài chính tiền tệ chuyển từ lạm phát sang suy thoái kinh tế. Chính Phủ đã và đang chỉ đạo quyết liệt trong cả nước tập trung thực hiện 8 nhóm giải pháp nhằm kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội.Từ tình hình trên đã có những tác động và những ảnh hưởng bất lợi đến
hoạt động sản xuất kinh doanh cuả các ngành nghề trên địa bàn thành phố Cần Thơ vốn có sức trạnh canh còn nhiều hạn chế. Năm 2008 là năm thứ 5 thành phố Cần Thơ trực thuộc TW với quyết tâm trở thành Thành phố loại I trước năm 2010.
Dư nợ cho vay toàn thành phố tại thời điểm 31/12/2008 đạt 20.050 tỷ đồng, chiếm 83,54% trong đó khối các tổ chức tín dụng nhà nước chiếm 38,3%, các tổ chức tín dụng cổ phần chiếm 52,1%, tổ chức tín dụng liên doanh chiếm 2,1%, tổ chức tín dụng hợp tác chiếm 0,4% và tổ chức tín dụng phi Ngân hàng chiếm 7,1% thị phần. Nếu phân theo ngành kinh tế thì ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm 21,2%, ngành công nghiệp và xây dựng chiếm 38,6% và các ngành còn lại chiếm 40,2%.
Tính đến năm 2008 có 24 ngân hàng cho vay thu mua lúa gạo với dư nợ cho vay 2.348 tỷ đồng, chiếm 10,08% trong tổng dư nợ, ước đạt 10% trong tổng dư nợ. Cuối tháng 11/2009 có 29 tổ chức tín dụng cho vay thu mua lúa gạo với dư nợ là 2.643 tỷ đồng, chiếm 8,71% trong tổng dư nợ trong đó dư nợ cho vay xuất khẩu là 1.503 tỷ đồng.
Hoạt động cho vay nuôi trồng, thu mua, chế biến cá tra, cá basa tính đến cuối năm 2008 dư nợ đạt 3.349 tỷ đồng, chiếm 14,38% trong tổng dư nợ cho vay ước tỷ trọng chiếm 14% trong tổng dư nợ. Nhưng đến năm 2009 tổng dư nợ cho vay đã đạt 5.105 tỷ đồng, chiếm 16,82% tổng dư nợ, trong đó cho vay cá tra, cá basa là 4.350 tỷ đồng tăng 1.013 tỷ đồng so với cuối năm 2008.
Trong năm 2008 các Ngân hàng trên địa bàn đã cho vay nông nghiệp và phát triển nông thôn với doanh số cho vay là 12.120 tỷ đồng và doanh số thu nợ là 12.137 tỷ đồng. Dư nợ đến 30/09/2008 là 6.659 tỷ đồng chiếm 28,59% trên tổng dư nợ cho vay trên toàn địa bàn trong đó cho vay thông thường là 6.153 tỷ đồng và cho vay theo chính sách của nhà nước là 506 tỷ đồng.
Tại huyện Cờ Đỏ, dư nợ hộ sản xuất và cá nhân ở khu vực nông thôn là 4.123 hộ vay với 4.952 món tương đương 157.840 triệu đồng. Tỷ trọng dư nợ hộ sản xuất và cá nhân ở khu vực nông nghiệp, nông thôn chiếm tỷ trọng trên tổng dư nợ hộ sản xuất và cá nhân là 91,32% (157,84 tỷ/172,84 tỷ). Vì địa bàn huyện Cờ Đỏ là huyện thuần nông, người dân sống chủ yếu bằng nghề trồng trọt nên số hộ vay để sản xuất chủ yếu là trồng lúa và làm vườn.
Vì là huyện thuần nông nên kinh tế chưa phát triển, tỉ lệ hộ nghèo còn cao chủ yếu là sản xuất kinh doanh nhỏ lẻ. Do điều hành chính sách thắt chặt tín dụng trong những tháng đầu năm 2008 nên doanh số cho vay hộ sản xuất và cá nhân tăng ít so với năm 2007.