Tư chấtTình trạng
4.2.3 Mô hình Tobit và các yếu tố ảnh hưởng đến lượng vốn vay Bảng 4.24: Bảng tổng hợp các biến với xem xét trong mô hình
Bảng 4.24: Bảng tổng hợp các biến với xem xét trong mô hình
Biến độc lập Ký hiệu Đơn vị
Giới tính X10 Nam = 1 Tuổi X11 Số năm Trình độ học vấn X6 Số lớp Diện tích X7 Mét vuông Tỷ lệ phụ thuộc X13 Phần trăm Tổng giá trị tài sản X14 Ngàn đồng Thu nhập X15 Ngàn đồng Chi tiêu X16 Ngàn đống
Giả thiết Ho cho rằng tất cả các hệ số của hàm hồi quy, trừ hệ số chặn, đều bằng không bị bác bỏ bởi giá trị gần đúng. Xác suất lớn hơn giá trị kiểm định là 0,0000. Nó chứng minh sự phù hợp của mô hình là rất tốt. Trong mô hình Tobit các hệ số hồi quy không phản ánh trực tiếp sự thay đổi của lượng vốn vay khi một biến giải thích nào đó thay đổi trong khi giữ nguyên các biến khác không đổi. Cho nên trong nghiên cứu này chỉ tập trung phân tích định tính mà không phân tích định lượng để giải thích sự tác động của biến giải thích lên biến phụ thuộc của mô hình phân tích Tobit.
Bảng 2.25 :Kết quả mô hình Tobit
Biến độc lập Ký hiệu Hệ số Giá trị P
Trình độ học vấn X6 1,212.1650 0.1640 Diện tích X7 1.2187 0.0020 Giới tính X10 4,259.7930 0.5840 Tuổi X11 -24.4293 0.9120 Tỉ lệ người phụ thuộc X13 -2.8310 0.9770 Tổng giá trị tài sản X14 0.0252 0.0000 Thu nhập X15 0.3205 0.0000 Chi tiêu X16 -0.2347 0.0950 Số quan sát: 119 Prob>chi2: 0,0000 LR chi2 (8):103.2
Giá trị log của hàm gần đúng: -1363,7558
Giá trị kiểm định Prob > giá tri ̣ Chi bình phương = 0,0000 << 0,1 (mức ý nghĩa xử lý), vậy phương trình hồi qui có ý nghĩa.
Qua kết quả hồi qui hàm Tobit cho thấy có 4 biến độc lập (Diện tích, tổng giá trị tài sản, thu nhập, chi tiêu) có ý nghĩa ở mức ý nghĩa từ 1-10%, và các biến trình độ học vấn, giới tính, tỉ lệ người phụ thuộc, thì không có ý nghĩa trong mô hình do giá trị P lớn (khoảng trên 16%). Qua bốn biến độc lập có ý nghĩa thống kê trên cho thấy rằng khi các tổ chức tính dụng xem xét lượng vốn cho vay thì họ chú ý nhiều đến các biến có ý nghĩa này. Tuy nhiên, kết quả của mô hình cho thấy là trong thực tế còn rất nhiều yếu tố khác ảnh hưởng lượng tiền vay được của nông hộ mà trong khuôn khổ số liệu không thể giải thích hết được, đây là hạn chế của nghiên cứu.
Bảng 2.26 : Kết quả mô hình Tobit (tác động biên)
Biến độc lập hiệuKý dy/dx (tác động biên) Giá trị P
Trình độ học vấn X6 1,212.1650 0.161 Diện tích X7 1.2187 0.002 Giới tính X10 4,259.7930 0.583 Tuổi X11 -24.4293 0.912 Tỉ lệ người phụ thuộc X13 -2.8310 0.977 Tổng giá trị tài sản X14 0.0252 0.000 Thu nhập X15 0.3205 0.000 Chi tiêu X16 -0.2347 0.092
Diện tích đất là biến có ý nghĩa thống kê ở mức 1%, điều này nói lên rằng nếu diện tích đất càng nhiều thì lượng vốn vay sẽ càng cao (do hệ số tác động dương). Diện tích đất là tài sản gắn với quá trình sản xuất của nông hộ, và cũng là tài sản chính của phần lớn nông hộ, vì thế các tổ chức tín dụng thường dựa giá trị tài sản đất của hộ nông dân có được để làm cơ sở thẫm định và định mức cho vay. Và đây cũng là tài sản thế chấp của nông hộ khi thực hiện hợp đồng tín dụng.
Biến Tổng giá trị tài sản có hệ số tác động dương và có ý nghĩa ở mức ý nghĩa 1%, điều này cho thấy lượng tiền vay được và tổng giá trị tài sản của nông hộ tỉ lệ thuận với nhau, có nghĩa là khi tổng giá trị tài sản của hộ càng lớn thì khi tiếp cận với tổ chức tín dụng sẽ được vay càng nhiều. Khi các TCTD xem xét đến việc vay vốn cho nông hộ thì họ thường quan tâm đến giá trị nhà cửa, đất đai,.. nhưng họ thường thẩm định dưới giá trị nhiều lần giá trị thực. Do đó, nếu tổng giá trị tài sản càng lớn thì lượng vốn vay càng nhiều.
Tương tự như biến tổng giá trị tài sản, biến thu nhập của nông hộ có tác động khá mạnh đến lượng tiền vay được (mức ý nghĩa 1%), hệ số tác động dấu dương, điều này cho thấy Thu nhập của hộ và lượng tiền vay được tỉ lệ thuận với nhau, có nghĩa là lượng thu nhập của hộ càng lớn thì khoản tiền vay được càng cao. Tuy nhiên, rất khó để xác định chính xác thu nhập của nông dân, trong đó nguồn thu nhập chính là từ sản xuất nông nghiệp lại không ổn định và lại chịu ảnh hưởng từ các yếu tố bên ngoài như tình hình thời tiết, dịch bệnh, giá lúa, giá phân,..ngoài ra nông dân còn có các nguồn
thu nhập khác như làm thuê, buôn bán nhỏ…vì thế việc xác định nguồn thu nhập là rất khó khăn. Nguồn thu nhập của hộ càng ổn định và càng lớn thì lượng vốn vay càng lớn.
Biến chi tiêu là biến có ý nghĩa tác động đến lượng vốn vay ở mức 10%, và hệ số tác động âm, điều này nói lên rằng khi chi tiêu của hộ càng nhiều thì lượng tiền vay của hộ giảm. Chi tiêu của hộ chủ yếu là chi tiêu cho sinh hoạt, lương thực, thực phẩm, hoặc học hành… do đó các hộ có khoản chi tiêu lớn thường là các hộ khá giàu nên họ ít vay tiền ở các tổ chức tín dụng.
Trong mô hình Tobit phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quy mô vốn vay, kết quả phân tích cho thấy các biến độc lập bao gồm: diện tích, tổng giá trị tài sản, thu nhập, chi tiêu có ý nghĩa ở mức ý nghĩa từ 1-10%, và các biến trình độ học vấn, giới tính, tỉ lệ người phụ thuộc, thì không có ý nghĩa trong mô hình.