pháp luật Việt Nam thay đổi liên tục, luật của ngành này mâu thuẫn luật của các ngành khác. Nhà đầu tư nước ngoài không sự rủi ro chính trị, rủi ro kinh tế mà lo sợ rủi ro chính sách. Trong hệ thống luật các tổ chức tín dụng, các quy định về thẩm định tài sản, về quy chế cho vay, về phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro còn chồng chéo nhau. Pháp luật Việt Nam đang thiếu một cơ chế thông tin đầy đủ, hệ thống kế toán, kiểm toán không theo chuẩn mực quốc tế đã gây trở ngại lớn trong việc kiểm tra, giám sát tình hình hoạt động kinh doanh nhằm đảm bảo nguồn vốn cho vay của ngân hàng.
Nhà nước chậm hình thành trung tâm thông tin phòng chống rủi ro ( CIC ), trao đổi kinh nghiệm phòng chống rủi ro : CIC có chức năng thu thập và cung cấp, dịch vụ Thông tin tín dụng cho Ngân hàng Nhà nước, các tổ chức tín dụng, tổ chức và cá nhân khác nhằm góp phần bảo đảm an toàn hoạt động ngân hàng, phục vụ công tác quản lý của Ngân hàng Nhà nước, phòng ngừa, hạn chế rủi ro tín dụng và phát triển kinh tế xã hội. Tuy nhiên hệ thống thông tin phòng chống rủi ro cũng mới đi vào hoạt động nên gặp nhiều khó khăn, chất lượng thông tin thu thập được chưa nhanh nhậy, kịp thời, chính xác nên trung tâm vẫn chưa trở thành nguồn cung cấp thông tin uy tín cho các tổ chức tín dụng.
2.3.3. Nguyên nhân từ phía Ngân Hàng
- Ngân hàng có cơ chế chính sách còn lỏng lẻo : chính sách pháp luật của Việt Nam còn nhiều hạn chế, hệ thống luật pháp không ổn định, luật các tổ chức tín dụng chưa có cơ chế thưởng phạt rõ ràng cho từng cán bộ hoàn thành nhiệm tốt chỉ tiêu được giao, chưa phân rõ lĩnh vực thẩm định riêng cho từng cán bộ mà các cán bộ tín dụng vẫn thẩm định tất cả các dự án vậy rủi ro xảy ra là rất lớn.
- Trình độ và kinh nghiệm của các cán bộ còn hạn chế : Khi hệ thống ngân hàng ở Việt Nam phát triển quá nóng cần một lượng lớn cán bộ ngân hàng thì hiện tượng cán bộ ngân hàng mới và non trẻ là điều tất yếu, họ được đào tạo về lĩnh vực tài chính nhưng chưa thực tế làm, khi đi thẩm định các dự án ở nhiều lĩnh vực khác nhau
mà không chuyên thẩm định một dự án nào. Kiến thức thực tế về kinh tế, môi trường kinh doanh đánh giá dự án còn dựa nhiều sách vở, chưa sát thực tế, chưa phát hiện và dự đoán được các rủi ro bất thường phát sinh dẫn đến chất lượng thẩm định dự án chưa đạt hiệu quả cao, nguy cơ rủi ro dự án đầu tư cao.