Quản lý rủi ro sau khi cho vay vốn các dự án đầu tư

Một phần của tài liệu Đánh giá và quản lý rủi ro đối với các dự án đầu tư tại Ngân Hàng Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam chi nhánh Quang Trung (Trang 40 - 44)

- Trung và dài hạn 2.095 2.692 2

2.1.2.Quản lý rủi ro sau khi cho vay vốn các dự án đầu tư

II.Thực trạng hoạt động quản lý rủi ro các dự án đầu tư tại Ngân Hàng Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam chi nhánh Quang Trung

2.1.2.Quản lý rủi ro sau khi cho vay vốn các dự án đầu tư

Quản lý rủi ro trước khi cho vay vốn là việc hạn chế cho vay không có hiệu quả nhưng quản lý rủi ro sau khi vay vốn là kiểm tra dự án, kiểm soát để dự án hoạt động có hiệu quả và khả năng thu hồi nợ cao : Gồm các bước Giám sát và kiểm soát, hỗ trợ khách hàng biện pháp để xử lý thu hồi nợ.

Giám sát và kiểm tra

Các cán bộ QHKH có trách nhiệm thường xuyên theo dõi khoản vay, theo dõi đánh giá về KH :

Kiểm tra mục đích sử dụng vốn, tình hình thực hiện các cam kết đã được BIDV bảo lãnh, thực trạng các TSĐB, định kỳ hàng năm thực hiện rà soát, đánh giá hiệu quả khai thác các dự án đầu tư : công suất thực tế/thiết kế, doanh thu, lợi nhuận, khấu hao, dòng tiền nguồn trả nợ, tiến độ trả nợ, các yếu tố rủi ro mới phát sinh và các biện pháp phòng ngừa

Thực hiện phân loại nợ Đánh giá lại TSĐB

Thường xuyên theo dõi phân tích các biến động về hoạt động SXKD, tình hình tài chính, TSĐB của KH để kịp thời phát hiện các rủi ro.

Triển khai thực hiện các biện pháp phòng ngừa rủi ro đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt

Bộ phận QLRR : Chịu trách nhiệm phối hợp với QHKH và QTTD phát hiện kịp thời các rủi ro, đề xuất các biện pháp xử lý trong trường hợp các khoản tín dụng có dấu hiệu bất thường hoặc khoản vay được chuyển sang nợ xấu.

Giám sát việc phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro ( DPRR), tổng hợp kết quả phân loại nợ và trích lập DPRR gửi KT (kế toán)

Giám sát thực hiện và các biện pháp xử lý RR

Bộ phận QTTD : Lập thông báo danh sách các khoản nợ đến hạn gửi QHKH để đôn đốc KH trả nợ.

Chịu trách nhiệm theo dõi diễn biến các khoản vay, qua đó cảnh báo các dấu hiệu rủi ro cho QHKH

Lập thông báo yêu cầu QHKH thực hiện kiểm tra rà soát khoản vay đúng quy định Thực hiện trích lập DPRR theo kết quả phân loại nợ của QHKH, gửi sang QLRR để rà soát.

Thực hiện chức năng thông tin, báo cáo thống kê.

Có rất nhiều khách vay lừa đảo ngân hàng, lập ra một phương án kinh doanh với mục đích lấy tiền của ngân hàng, hoặc sử dụng vốn vay sai mục đích kinh doanh, hay phương án kinh doanh không có lãi do chịu ảnh hưởng của xu thế chung, dự báo thị trường không chính xác nên không có khả năng trả nợ ngân hàng, các cán bộ QHKH thực hiện việc kiểm tra giám sát việc sử dụng vốn của KH, tình hình hoạt động kinh doanh của dự án để hạn chế các rủi ro trong các dự án cho vay vốn. Nếu nhận thấy dự án không hiệu quả, cán bộ tín dụng sẽ thông báo lại cho ngân hàng và ngừng việc giải ngân vốn, phát mại tài sản để thu hồi vốn, hạn chế rủi ro cho ngân hàng.

Hỗ trợ khách hàng biện pháp xử lý thu hồi nợ

Rủi ro đi liền với lợi nhuận để hạn chế rủi ro đồng nghĩa với hạn chế lợi nhuận chính vì vậy các ngân hàng luôn có biện pháp để hỗ trợ khách hàng hạn chế rủi ro : cơ cấu lại khoản nợ, điều chỉnh lại khoản nợ, giảm một phần lãi suất, miễn phí lãi suất, điều chỉnh thời gian hiệu lực của Thư bảo lãnh, điều chỉnh điều kiện tín dụng, điều chỉnh biện pháp bảo đảm/Tài sản bảo đảm và các điều chỉnh tín dụng khác, hỗ trợ thêm vốn cho khách hàng khi nhận thấy khách hàng có khả năng

phục hồi được sản xuất kinh doanh. Khi khoản nợ đã quá hạn và không có khả năng thu hồi nợ ngân hàng chuyển sang cho bên công ty quản lý nợ và khai thác tài sản để công ty tiến hành thu hồi nợ hoặc xử lý phát mại tài sản.

Thu nợ, lãi, phí

a) Thông báo đôn đốc KH trả nợ gốc, lãi, phí

Bộ phận Quan hệ khách hàng chịu trách nhiệm thông báo và đôn đốc khách hàng trả nợ gốc, lãi và phí đúng hạn

Trong quá trình theo dõi đôn đốc khách hàng trả nợ, Bộ phận Quan hệ khách hàng biết trước chắc chắn khách hàng không có khả năng trả nợ đúng hạn thì phải áp dụng ngay một trong các biện pháp

b) Thực hiện thu nợ gốc,lãi, phí - Thu nợ gốc, lãi tự động.

Trường hợp thực hiện thu nợ gốc, lãi tự động, ngay sau khi giải ngân, cán bộ quản trị tín dụng cài đặt thu nợ gốc, lãi tự động trên máy.

Định kỳ hàng tháng, Bộ phận Quản trị tín dụng thực hiện in các chứng từ thu gốc, lãi tự động chuyển Bộ phận Quan hệ khách hàng để chuyển cho khách hàng.

- Thu nợ gốc, lãi, phí thủ công.

Khách hàng trả nợ đúng hạn : Đến hạn thu nợ gốc, lãi, phí Bộ phận Quản trị tín dụng lập chỉ thị thu nợ theo gửi Bộ phận Dịch vụ khách hàng để thực hiện thu nợ gốc, lãi, phí. Thực hiện kiểm tra đối chiếu số dư sau khi thu nợ gốc, lãi, phí. Khách hàng trả nợ trước hạn hoặc chỉ có khả năng trả một phần nợ gốc, lãi, phí đến hạn.

* Bộ phận Quan hệ khách hàng thực hiện:

- Tính toán phí trả nợ trước hạn (nếu có) trong trường hợp khách hàng yêu cầu trả nợ trước hạn.

- Đề xuất điều chỉnh tín dụng theo quy định, trong trường hợp KH chỉ có khả năng trả một phần nợ gốc, lãi, phí đến hạn và có đủ điều kiện cơ cấu nợ.

- Lập Giấy đề nghị thu nợ chuyển cho Bộ phận Quản trị tín dụng. * Bộ phận Quản trị tín dụng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Kiểm tra đối chiếu số nợ gốc, lãi, phí, phí trả nợ trước hạn (nếu có) chuyển 01 bản gốc Giấy đề nghị thu nợ cho Bộ phận Dịch vụ khách hàng thực hiện thu nợ.

- Thực hiện kiểm tra đối chiếu số dư sau khi thu nợ gốc, lãi, phí.

Xử lý thu hồi nợ quá hạn

a) Bộ phận QHKH chịu trách nhiệm

- Thông báo bằng văn bản cho khách hàng ngay sau khi có nợ quá hạn phát sinh.

- Rà soát phân tích nguyên nhân nợ quá hạn đồng thời tiếp tục đôn đốc khách hàng trả nợ quá hạn

- Đề xuất trình cấp có thẩm quyền phê duyệt:

+ Thay đổi chính sách khách hàng đang áp dụng như: cắt giảm ưu đã, ngừng cho vay mới, bổ sung tài sản đảm bảo…

+ Áp dụng hình thức phát mại tài sản đảm bảo để thu hồi nợ (theo hướng dẫn tại Quy định về giao dịch đảm bảo trong cho vay)

+ Sử dụng quỹ dự phòng rủi ro để xử lý nợ quá hạn chuyển thành nợ xấu không còn khả năng thu hồi (theo quy định về trích lập và sử dụng dự phòng rủi ro trong hoạt động tín dụng).

+ Các hình thức xử lý khác như: Bán nợ; Chứng khoán hoá... b) Bộ phận QLRR chịu trách nhiệm

- Phối hợp và trợ giúp Cán bộ Quan hệ khách hàng trong việc rà soát, phân tích nguyên nhân và đề xuất các biện pháp xử lý nợ quá hạn.

- Giám sát Bộ phận Quan hệ khách hàng trong quá trình thực hiện các biện pháp xử lý đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

c) Bộ phận QTTD chịu trách nhiệm

- Thường xuyên thông báo về trạng thái nợ quá hạn của khách hàng cho Bộ phận Quan hệ khách hàng.

- Phối hợp với Bộ phận Quan hệ khách hàng kiểm tra, đối chiếu số nợ gốc, lãi, phí, lãi phạt quá hạn.

d) Bộ phận Dịch vụ khách hàng chịu trách nhiệm thực hiện các bút toán thu nợ quá hạn theo Chỉ thị của bộ phận Quan hệ khách hàng

Việc quản lý giám sát dự án đầu tư sau khi cho vay nhằm đảm bảo hoạt động của dự án được hiệu quả, sinh lời và có khả năng trả nợ. Trong trường hợp dự án gặp phải khó khăn do thị trường thế giới biến động hay các rủi ro khác mà không có khả năng trả nợ ngân hàng thì ngân hàng sẽ thanh lý tài sản đảm bảo để thu hồi nợ nhằm hạn chế phần nào rủi ro.

Qua quá trình phân tích phần nào cho thấy được hoạt động quản lý rủi ro tại BIDV Quang Trung, các cán bộ ngân hàng thực hiện thống nhất các quy định về quy trình quản lý rủi ro để hạn chế tối đa rủi ro xảy ra, việc làm hiệu quả nhất nhằm giảm thịểu rủi ro tín dụng là quản lý phát hiện rủi ro ngay từ khâu đầu tiên, từ khi gặp gỡ khách hàng, đến thẩm định, quyết định cho vay, và giám sát sau khi giải ngân vốn. Việc áp dụng quy chế mới TA2 nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý rủi ro cho thấy vai trò quan trọng hơn của việc quản lý rủi ro tín dụng trong ngân hàng, nâng cao trách nhiệm của các cán bộ ngân hàng, sự phối hợp chặt chẽ của các cán bộ.

Một phần của tài liệu Đánh giá và quản lý rủi ro đối với các dự án đầu tư tại Ngân Hàng Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam chi nhánh Quang Trung (Trang 40 - 44)