Thẩm định tổng mức đầu tư và tính khả thi phương án nguồn vốn

Một phần của tài liệu Đánh giá và quản lý rủi ro đối với các dự án đầu tư tại Ngân Hàng Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam chi nhánh Quang Trung (Trang 71 - 73)

. Nhu cầu về vận chuyển xi măng, cliker trên tuyến Bắc – Nam như sau:

5. Thẩm định tổng mức đầu tư và tính khả thi phương án nguồn vốn

a) Tổng mức đầu tư dự án:

Theo báo cáo sơ bộ của chủ đầu tư, tổng mức đầu tư dự kiến là

17.455.300,00 USD (Bằng chữ: Mười bảy triệu, bốn trăm năm mươi lăm ngàn ba

- Giá trị mua tàu: 16.500.000 USD

- Thuế VAT, Thuế trước bạ, phí giao nhận tàu: 955.300 USD - Tỷ giám tạm tính: USD/VNĐ: 16.500.000

Hiện nay do tình hình kinh tế toàn cầu đang gặp khó khăn, nguồn hàng khan hiếm, giá thuê tàu sụt giảm nên thị trường tàu đã qua sử dụng giảm mạnh kỷ lục so với thời điểm các năm trước. Giá bán tàu biển đã giảm mạnh tới 60%-70% so với thời kỳ trước, giá tàu trọng tải 2 vạn hiện nay chỉ khoảng 15-16 triệu USD trong khi lúc trước là 30-40 triệu USD/tàu.

Tham khảo một số thông tin tình hình thị trường tàu biển đã qua sử dụng được giao dịch trong thời gian gần đây:

b) Xác định nhu cầu vốn đầu tư theo tiến độ thực hiện dự án - Vốn được giải ngân một lần tại thời điểm mua tàu

c) Phương án nguồn vốn và khả năng tham gia vốn của chủ đầu tư Tổng mức đầu tư dự kiến(quy đổi): 288.012,45 triệu đồng

Trong đó:

- Vốn tự có của Công ty : 39.169,69 triệu đồng (chiếm 13.6% VĐT) - Vốn vay của Tcty xi măng VN : 47.234,04 triệu đồng (chiếm 16.4% VĐT) - Vốn vay ngân hàng : 201.608,72 triệu đồng(chiếm 70%VĐT)

Khả năng tham gia nguồn vốn của chủ đầu tư:

Trong năm 2007 Công ty đã phát hành tăng vốn điều lệ từ 25 tỷ đồng lên 65 tỷ đồng, thặng dư vốn cổ phần 40 tỷ đồng, Lợi nhuận sau thuế 2.4 tỷ đồng, Vốn khác của sở hữu và các quỹ 1,5 tỷ. Như vậy tổng vốn chủ sở hữu kết thúc năm 2007 là 108.9 tỷ đồng, Tài sản dài hạn kết thúc năm 2007 là 7,5 tỷ. Như vậy vốn chủ sở hữu còn sử dụng được còn khoảng 100 tỷ đồng. Theo kế hoạch nguồn vốn từ phát hành tăng vốn này sẽ tập trung cân đối toàn bộ cho dự án đầu tư tàu biển và đầu tư sà lan, trong đó dự án đầu tư 03 sà lan đang được tiến hành với tổng vốn đầu tư là 12.570.000.000 đồng. Số tiền vốn chủ sở hữu còn lại dùng để mua tàu là 87 tỷ đồng. Như vậy, khả năng tham gia vốn tự có của công ty vào dự án là hoàn toàn có khả năng và khả thi.

Đối với nguồn vốn vay từ Tổng Công ty xi măng Việt Nam: Tổng Công ty xi măng Việt Nam đã có văn bản 518/XMVN-HĐQT ngày 24/4/2008 của Tổng Cty Công nghiệp xi măng Việt Nam v/v thoả thuận đầu tư dự án phát triển đội tàu: Tổng Công ty đã đồng ý hỗ trợ cho Công ty Cổ phần vật tư vận tải xi măng vay 47.3 tỷ đồng(tương đường 16.4%) để đầu tư vào dự án này. Tổng Công ty Xi măng Việt Nam là đơn vị có bề dày kinh nghiệm, nắm giữ khoảng 50% thị phần, có mạng lưới tiêu thụ ổn định, nhiều nhà máy hoạt động ổn định có thương hiệu như: Hoàng Thạch, Bỉm Sơn, Bút Sơn, Hà Tiên. Các Công ty thuộc VNCC đều chịu sự điều tiết chung của Tổng Công ty để thực hiện chức năng là Công cụ điều tiết giá cả xi măng của cả nước. Tổng công ty công nghiệp xi măng là một trong những tổng công ty có vốn lớn. Theo thông tin tham khảo, số dư tiền gửi thanh toán củaTổng Công ty được duy trì ở Ngân hàng Công thương Việt nam là khoảng 200 tỷ, hiện nay số dư này là 272 tỷ đồng.

Bên cạnh đó, với kế hoạch trở thành tập đoàn kinh tế, Tổng Công ty công nghiệp xi măng coi dự án mua tàu biển của Công ty vật tư vận tải xi măng là dự án trọng điểm của Tổng công ty nên sẽ tập trung nguồn vốn để đầu tư dự án này.

Do đó khả năng tham gia nguồn vốn tự có và huy động từ Tổng Cty xi măng Việt Nam là hoàn toàn khả thi.

Số tiền còn lại là 201.608,72 triệu đồng, Công ty dự kiến vay tại BIDV – Quang Trung.

Một phần của tài liệu Đánh giá và quản lý rủi ro đối với các dự án đầu tư tại Ngân Hàng Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam chi nhánh Quang Trung (Trang 71 - 73)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(120 trang)
w