Biện pháp tu từ

Một phần của tài liệu VẺ ĐẸP NGÔN NGỮ DÂN GIAN TRONG THƠ HỒ XUÂN HƯƠNG (Trang 62 - 64)

I. Những tơng đồng trong hình thức thơ trữ tình điệu nói của Hồ Xuân H ơng, Nguyễn Khuyến, Trần Tế Xơng

I.3.Biện pháp tu từ

I.3.1. Chơi chữ

Ba nhà thơ Hồ Xuân Hơng, Nguyễn Khuyến, Trần Tế Xơng đều sử dụng biện pháp nghệ thuật chơi chữ, một biện pháp nghệ thuật mang tính dân gian, thể hiện rõ cách nói của nhân dân lao động.

Ba nhà thơ đều giống nhau ở cách chơi chữ dựa trên hiện tợng đồng âm và nói lái.

Hồ Xuân Hơng đã lợi dụng sự đồng âm để bỡn bà lang khóc chồng:

Thạch nhũ, trần bì sao để lại Quy thân, liên nhục tẩm mang đi

Thạch nhũ, trần bì, quy thân, liên nhục là những từ Hán Việt chỉ tên các vị thuốc Bắc, thuốc Nam. Nhũ trong thạch nhũ vừa chỉ nhũ trong các hang động vừa đồng âm với âm tiết nhũ (vú) chỉ một bộ phận trên cơ thể ngời phụ nữ. trong trần bì có nghĩa là vỏ, đồng âm với bì (da). Quy trong quy thân chỉ phần chính của củ Đơng quy có hình dáng với một bộ phận trên cơ thể ngời đàn ông. Nhục trong liên nhục (hạt sen) đồng âm với nhục (thịt) .

Với cách chơi chữ này, Hồ Xuân Hơng vừa thể hiện đợc nỗi đau của ngời phụ nữ trớc tang chồng, vừa làm nổi bật tiếng cời trào lộng của bà.

Trong bài thơ Vịnh quạt II cũng có hiện tợng đồng âm: Mời bảy hay là mời tám đây / Cho ta yêu dấu chẳng rời tay. Số nan quạt cũng chính là tuổi đời của ngời thiếu nữ trẻ trung.

Trần Tế Xơng cũng tạo ra sự thú vị đầy hài hớc khi ông chơi chữ đồng âm Hàn - phẩm hàm của ông Hàn với việc hàn nồi (ông này xuất thân nhờ nấu rợu, sau trở nên giàu, chạy chọt đợc phẩm hàm):

Hàn lâm tu soạn kém gì ai Đủ cả vung nồi cả cóng chai

(Đùa ông Hàn)

Nguyễn Khuyến nhân ngày nớc lụt cũng hài hớc mà viết những dòng thơ đầy tinh thần trách nhiệm với quốc gia đại sự:

Sửa sang việc nớc cho yên ổn Trời đã sinh ta ắt có ta

(Vịnh lụt)

Hình thức nói lái cũng góp phần tạo cho thơ Nôm của ba nhà thơ cách diễn đạt dân dã, đời thờng. Nói lái trong thơ Nôm Hồ Xuân Hơng đợc thực hiện theo phơng thức: giữ nguyên phụ âm đầu, trao đổi phần vần, thanh điệu không đổi chỗ theo vần đối với âm tiết thứ nhất và âm tiết thứ ba trong cụm từ: Hỏi thăm s cụ đáo nơi neo / Chày kình tiểu để suông không đấm / Tràng hạt vãi lần đếm lại đeo (Chùa Quán Sứ). Riêng cụm từ suông không đấm đợc nói lái theo kiểu: trao đổi phụ âm đầu và vần của âm tiết thứ nhất và thứ ba, thanh điệu không đổi chỗ theo vần.

Hoặc tráo đổi phụ âm đầu và vần giữa hai âm tiết:

Trái gió cho nên phải lộn lèo

(Cái kiếp tu hành)

Trần Tế Xơng cũng sử dụng cách này: Chiều đãi thì tôi cũng … váo đèo (Không chiều đãi); Bỡn thì xin trả ngay cho tớ / Chẳng trả thì xơi cái tử cù (Mất hai hào)

Nguyễn Khuyến cũng nói lái tài tình:

Cậy sức cây đu nhiều chị nhún Tham tiền cột mỡ lắm anh leo

(Hội Tây)

Hai nhà thơ Hồ Xuân Hơng và Trần Tế Xơng còn giống nhau ở chỗ đều sử dụng các từ thuộc cùng một trờng nghĩa:

Hồ Xuân Hơng có bài Khóc Tổng cóc, bà khóc ông Tổng Cóc bằng một bài thơ toàn các từ chỉ các con vật thuộc họ cóc: cóc, chàng (chẫu chàng), bén, nòng nọc, chuộc (chẫu chuộc). Tú Xơng làm bài thơ Ông cử Ba toàn dùng những danh từ có họ với giống ba ba hoặc nhắc nhở đến dáng điệu con ba ba để chế giễu một ngời học dốt thờng có tính nịnh hót nơi quyền quý, lại có tớng xấu thấp lùn, nên có tên gọi đùa là ông Cử Ba Ba, và viết bài Cô Cáy chợ Rồng trong bài toàn các con vật thuộc họ cua: cáy, cua, ra, rốc..

Nguyên tắc của chơi chữ là lợi dụng tính hai mặt nhập nhằng của các tín hiệu đồng âm. Đó là thủ pháp nghệ thuật có tính truyền thống, chứng tỏ óc thông minh linh hoạt của con ngời và đặc sắc của tiếng nói (52, 363)

Hồ Xuân Hơng, Nguyễn Khuyến, Trần Tế Xơng đã hội tụ đủ những tinh hoa trong văn hoá dân gian và trong ngôn ngữ đời sống, kết hợp với óc t duy, sự linh hoạt, khéo léo mà viết nên những câu thơ sử dụng cách chơi chữ tài tình, đem lại hiệu quả trào phúng cao. Chơi chữ quả là một biện pháp tu từ nổi bật và đặc sắc trong nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ ở thơ Nôm truyền tụng của ba nhà thơ.

Một phần của tài liệu VẺ ĐẸP NGÔN NGỮ DÂN GIAN TRONG THƠ HỒ XUÂN HƯƠNG (Trang 62 - 64)