- Công tác sản xuất kinh doanh:
3.2.2 Giải pháp lựa chọn mô hình chiến lược kinh doanh phù hợp
Phương pháp thông dụng nhất được sử dụng để lựa chọn chiến lược kinh doanh trong các doanh nghiệp đó là phân tích SWOT. Nó có ý nghĩa quan trọng đối với doanh nghiệp trong việc hình thành chiến lược kinh doanh. Một khi doanh nghiệp muốn phát triển, từng bước tạo lập uy tín, thương hiệu cho mình một cách chắc chắn và bền vững thì phân tích SWOT là một khâu không thể thiếu trong quá trình hoạch định chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp. Phân tích SWOT được thể hiện dưới dạng một ma trận. Ma trận này kết hợp các điểm mạnh và điểm yếu của môi trường kinh doanh bên trong và các cơ hội, cũng như đe doạ từ môi trường bên ngoài công ty, nhằm hình thành nên những chiến lược kinh doanh phù hợp. Để làm được điều đó trước tiên ta phải liệt kê những điểm mạnh và điểm yếu cũng như các cơ hội và nguy cơ của công ty cổ phần Tạp phẩm và Bảo hộ lao động, sau đó xếp chúng vào ma trận. Từ đó kết hợp điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và nguy cơ, để đưa ra những phương án chiến lược tốt nhất cho công ty.
* Những cơ hội (O):
(1) Kinh tế Việt Nam tăng trưởng cao hơn 8%, theo đó thu nhập của người dân ngày càng tăng (650USD/ng).
(2) Trình độ dân trí ngày càng phát triển, nhu cầu về hàng hoá tiêu dùng ngày càng cao. Đặc biệt những hàng hoá có chất lượng cao và nhãn hiệu nổi tiếng.
(3) Khách hàng ngày càng gần gũi, chung thuỷ, gắn chặt với con ngưòi và những sản phẩm doanh nghiệp cung cấp.
(4) Môi trường chính trị pháp luật ổn định
(5) Thị trường tài chính và chứng khoán đang phát triển (6)Việt Nam đã gia nhập WTO
* Những đe doạ (T):
(1) Ngày càng nhiều đối thủ cạnh tranh trong và ngoài nước
(2) Đang phải chịu sự cạnh tranh quyết liệt từ các công ty thương mại (3) Lãi suất ngân hàng đang có xu hướng tăng
(4) Lạm phát gia tăng mạnh
(5) Sự biến đổi nhu cầu nhanh chóng về chất và lượng với sự phát triển của khoa học công nghệ
(6) Yêu cầu chất lượng mẫu mã ngày càng khắt khe
* Những điểm mạnh (S):
(1) Mạng lưới phân phối rộng khắp
(2) Có đội ngũ CBCNV có kinh nghiệm và đang được trẻ hoá, tinh thần làm việc hăng say, đoàn kết, xem doanh nghiệp như gia đình; đầu tư trí tuệ, luôn học tập, có chí tiến thủ và luôn đổi mới phát huy tính sáng tạo trong công việc và xây dừng công ty.
(3) Đã tạo được uy tín với khách hàng về chất lượng sản phẩm, dịch vụ phục vụ.
(4) Có khả năng chuyển đổi sang các lĩnh vực kinh doanh khác tốt
(5) TÌnh hình tài chính của công ty mạnh, lợi nhuận mỗi năm tăng, chăm sóc tốt đời sống cán bộ công nhân viên và gia đình.
* Những điểm yếu(W):
(1) Trình độ văn hoá, tay nghề công nhân chưa đồng đều. (2) Công tác nghiên cứu thị trường chưa tốt
(3) Chưa xây dựng được một hệ thống thông tin mạnh
(4) Chưa có phương pháp marketing tốt, chưa có người đủ trình độ trong hoạt động marketing
(5) Khả năng huy động các nguồn vốn còn hạn chế
(6) Chưa thực sự phát huy được năng lực của các đơn vị trực thuộc (7) Danh mục hàng hoá quá nhiều chưa tập trung nên hay bị thiếu hàng
Việc phân tích các cơ hội - rủi ro bên ngoài công ty, cũng như các điểm mạnh và điểm yếu bên trong, nhằm đưa ra hướng chiến lược kinh doanh phù hợp, làm cho hoạt động kinh doanh của công ty tăng trưởng và phát triển.
Các nhân tố bên trong
Các nhân tố bên ngoài
Những điểm mạnh (S) (1) Mạng lưới phân phối (2)Thế mạnh về con người (3)Uy tín với khách hàng (4)Có khả năng kinh doanh ngoài ngành
Những điểm yếu (W):
(1) Hệ thống sử lý thông tin yếu kém
(2) Công tác nghiên cứu thị trường chưa tốt
(3) Khả năng huy động các nguồn vốn khó khăn
(4) Chưa phát huy được sức mạnh của các đơn vị trực thuộc
Các cơ hội (O):
(1) Thu nhập dân cư tăng (2) Môi trường chính trị pháp luật ổn định (3)Việt Nam đã chính thức gia nhập WTO (4)Thị trường tài chính chứng khoán phát triển S/O
- Chiến lược thâm nhập thị trường
- Chiến lược tăng trưởng - Chiến lược phát triển sản phẩm
- Chiến lược đa dạng hoá kết hợp
W/O
- Chiến lược tăng trưởng hội nhập về phía sau
Các mối đe doạ (T):
(1) Nhiều đối thủ cạnh tranh trong và ngoài nứơc
(2) Lãi suất có xu hướng tăng (3) Lạm phát gia tăng
(4) Sự đòi hỏi về chất lượng ngày càng cao
(5) Sự biến đổi nhanh chóng về nhu cầu
S/T
- Chiến lược liên kết hội nhập về phía trước
W/T
- Chiến lược suy giảm chỉnh đốn
- Chiến lược tập trung bên ngoài doanh nghiệp